Làm thế nào để nhớ uống thuốc điều trị HIV?
Uống thuốc điều trị HIV đều đặn mỗi ngày, đúng lịch trình sẽ giúp cho người nhiễm HIV giữ tải lượng virus ở mức thấp nhất.
Điều này giúp bạn khỏe mạnh và ngăn ngừa lây truyền HIV sang người khác…
Ngoài ra, khi uống thuốc đúng cách, sẽ giúp đảm bảo rằng thuốc sẽ tiếp tục có tác dụng kiểm soát HIV trong cơ thể. Nếu không uống thuốc đúng theo chỉ dẫn, không chỉ tải lượng HIV có thể tăng lên, mà cơ thể bạn cũng có thể trở nên kháng thuốc.
Yếu tố ảnh hưởng đến lịch trình uống thuốc của người nhiễm HIV
- Kế hoạch điều trị HIV có thể yêu cầu phải uống thuốc vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Một số viên thuốc có thể cần phải uống khi ăn, trong khi một số thuốc cần uống khi đói (bụng rỗng). Đây có thể là một thách thức ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị.
- Do công việc bận rộn hoặc mất tập trung vào một số ngày, đi làm xa nhà và không còn tuân theo thói quen thường ngày của mình.
- Một số loại thuốc khó nuốt hoặc gây ra tác dụng phụ khiến bạn không muốn uống.
- Đã dùng thuốc điều trị HIV trong nhiều năm và cảm thấy mệt mỏi khi phải uống thuốc suốt ngày.
- Bạn đang bị trầm cảm…
Khi uống thuốc đúng cách, sẽ giúp đảm bảo rằng thuốc sẽ tiếp tục có tác dụng kiểm soát HIV trong cơ thể.
Mẹo để uống thuốc trị HIV đúng giờ
Video đang HOT
Hãy thử những cách khắc phục đơn giản sau để giúp bạn tuân thủ phác đồ điều trị HIV:
- Biết thời điểm uống thuốc: Hãy hỏi dược sĩ/bác sĩ bất kỳ câu hỏi nào về cách uống thuốc và thời điểm uống thuốc HIV. Ngoài ra, cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng để biết thêm thông tin về thuốc.
- Chia sẻ những khó khăn với bác sĩ của bạn: Nếu bạn thấy khó tuân thủ điều trị HIV, hãy trao đổi với bác sĩ/dược sĩ. Trường hợp gặp tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng hoặc gợi ý những thực phẩm nên ăn khi bạn uống thuốc (để khắc phục). Bác sĩ cũng có thể đưa ra những cách giúp bạn dễ nuốt thuốc hơn.
- Tạo một lịch trình uống thuốc nhất quán:Tạo một mốc thời gian đơn giản trên giấy hoặc máy tính của bạn. Liệt kê thời điểm bạn nên uống từng viên thuốc mỗi ngày.
Nếu bạn cần uống một số loại thuốc cùng với thức ăn, hãy liệt kê các bữa ăn hàng ngày và những viên thuốc bạn uống cùng với các bữa ăn đó.
- Ghép thời gian uống thuốc với các hoạt động hàng ngày: Nếu bạn chỉ cần nhớ uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày, hãy ghép thời gian uống thuốc với một hoạt động mà bạn thường làm vào cùng thời điểm mỗi ngày, như tắm rửa, đ.ánh răng hay cũng một bữa ăn nào đó…
- Sử dụng các thiết bị thông minh:Nếu bạn có điện thoại thông minh hoặc đồng hồ thông minh, hãy tải xuống ứng dụng miễn phí nhắc nhở uống thuốc. Nếu bạn không muốn thêm nhiều ứng dụng vào điện thoại, chỉ cần đặt lời nhắc trong báo thức hoặc lịch của điện thoại hoặc đồng hồ. Tạo lời nhắc định kỳ để uống thuốc vào những thời điểm nhất định trong ngày.
- Sử dụng hộp chia thuốc:Sử dụnghộp đựng thuốc bằng nhựa, có chia ngăn theo tuần hoặc tháng. Đưa thuốc vào mỗi ngăn. Khi ngăn hết thuốc, bạn sẽ biết mình đã uống hết thuốc trong ngày. Một số hộp đựng thuốc thậm chí còn có chuông báo nhắc nhở bạn uống thuốc đúng giờ mỗi ngày.
- Dán ghi chú: Dán các ghi chú nhắc nhở về việc uống thuốc lên gương phòng tắm, mặt trước tủ lạnh hoặc trên màn hình máy tính. Khi bạn đ.ánh răng, ăn sáng hoặc ngồi vào bàn làm việc… sẽ thấy các ghi chú đó.
- Nhờ gia đình hoặc bạn bè nhắc nhở bạn: Trong thời gian đầu dùng thuốc có thể nhờ thành viên trong gia đình hoặc bạn bè hỗ trợ, nhắn tin, gửi email nhắc nhở bạn uống thuốc.
HIV có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Những người nhiễm HIV có nhiều khả năng mắc bệnh đái tháo đường cao hơn những người không nhiễm HIV...
Một nghiên cứu cho thấy, người nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc đái tháo đường gấp 4 lần so với người không nhiễm HIV. Bệnh đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ mắc bệnh này, bao gồm t.iền sử gia đình, thừa cân và lớn t.uổi... nhưng một số người nhiễm HIV mắc bệnh đái tháo đường ở độ t.uổi trẻ hơn mặc dù không bị thừa cân...
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường ở người nhiễm HIV
Ngày nay do chẩn đoán và điều trị HIV tốt hơn nên người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn. Một số ước tính cho thấy trung bình những người được điều trị HIV sớm có thể sống lâu như những người không nhiễm HIV. Khi những người nhiễm HIV sống lâu hơn, cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường như những người khác.
HIV làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khiến người nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc đái tháo đường hơn, đó là:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị HIV có thể gây ra lượng đường trong m.áu cao (tăng đường huyết). Những người dùng một số loại thuốc này có thể tăng đường huyết và mắc bệnh đái tháo đường cao hơn. May mắn thay, các loại thuốc điều trị HIV mới hơn dường như không có nguy cơ này.
- Một số loại thuốc dùng để điều trị HIV có thể khiến người bệnh tăng cân. Tăng cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, do đó có thể khiến người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc đái tháo đường hơn.
- Nhiều người nhiễm HIV cũng bị nhiễm viêm gan C. Viêm gan C cũng có liên quan đến bệnh đái tháo đường.
- Người nhiễm HIV bị viêm do n.hiễm t.rùng. Tình trạng viêm này có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh đái tháo đường.
Do đó, người nhiễm HIV nên kiểm tra lượng đường trong m.áu trước khi bắt đầu điều trị HIV và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đường huyết luôn ở mức khỏe mạnh.
Nếu bạn bị nhiễm HIV có lượng đường trong m.áu cao hoặc mắc đái tháo đường, có thể ảnh hưởng đến việc điều trị, vì có thể cần phải tránh một số loại thuốc điều trị HIV gây tăng đường huyết.
Một số loại thuốc thông dụng trị đái tháo đường như metformin có thể vẫn kiểm soát được lượng đường trong m.áu, nhưng những người nhiễm HIV có thể không đáp ứng với việc điều trị đái tháo đường giống như những người không nhiễm HIV.
Một số loại thuốc dùng để hạ đường huyết cũng có thể tương tác với các phương pháp điều trị dùng để kiểm soát HIV và có thể gây tăng cân hoặc các tác dụng không mong muốn khác. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để biết cách hạn chế những rủi ro này và tìm ra sự kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp.
Phòng chống bệnh đái tháo đường như thế nào?
Đái tháo đường là một căn bệnh phát triển khi lượng đường trong m.áu quá cao. Glucose đến từ sự p.hân h.ủy của thực phẩm chúng ta ăn và là nguồn năng lượng chính của cơ thể.
Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, các vấn đề về mắt và tổn thương thần kinh.
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường có thể bao gồm:
Cơn khát tăng dần Đi tiểu thường xuyên Cơn đói tăng lên Giảm cân bất thường Mệt mỏi Mờ mắt Ngứa ran hoặc tê ở tay hoặc chân Vết thương không lành...
Những người có triệu chứng của bệnh đái tháo đường nên đi xét nghiệm bệnh. Nếu bạn bị nhiễm HIV và lo lắng về bệnh đái tháo đường, nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ này và những gì bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe.
Bạn có thể thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn thừa cân, hãy giảm cân và duy trì cân nặng đó.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đường và muối.
- Liên tục di chuyển: Đặt mục tiêu dành 30 phút hoạt động thể chất vào hầu hết các ngày trong tuần.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ...
Nỗ lực hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong 3 con đường chính làm lây truyền HIV/AIDS. Do vậy, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ, hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang...