Làm sắn hấp theo cách sau có món ăn đón đông siêu ngon, ai không mê sắn ăn cũng nghiền!
Cách làm sắn hấp cốt dừa lá dứa dưới đây đảm bảo sẽ khiến cho gia đình bạn phải mê mẩn món ăn tuyệt vời này trong ngày đông.
Củ sắn là một loại thực phẩm có rất nhiều ở miền Bắc vào dịp thu đông. Đối với món ăn này, mọi người thường làm thành món sắn luộc chấm đường hoặc sắn hấp cốt dừa. Ngoài ra, còn có món xôi sắn là món ăn nổi tiếng ở thời khó khăn vì có gia đình còn nấu cơm độn sắn để ăn cho đỡ đói. Tuy nhiên, với ngày nay, có lẽ vẫn nhiều người không thể “cầm lòng” trước cách làm sắn hấp cốt dừa lá dứa thơm nức trong ngày đông của những người bán hàng rong.
Cách làm món sắn hấp cốt dừa lá dứa có màu xanh bắt mắt
Cách làm sắn hấp cốt dừa lá dứa có khó không?
Chị Oải Hương (đến từ Hà Nội) chia sẻ: ” Vào những ngày này, thời tiết bắt đầu lạnh, bên cạnh những món đặc trưng như ngô nướng, ốc luộc,… thì mình rất tâm huyết với món sắn hấp. Do cũng yêu thích nấu nướng nên mình muốn tìm tòi cách làm món ăn này, chế biến theo một hương vị lạ. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một món ăn mang hương vị vừa lạ vừa quen thì có thể tham khảo ngay cách làm sắn hấp cốt dừa lá dứa mà mình chia sẻ dưới đây“.
Cách làm sắn hấp cốt dừa lá dứa với những nguyên liệu cực đơn giản
- Khoai mì (sắn): 1kg
- Lá dứa
- Dừa nạo
- Mè rang
- Lạc rang
- Muối 1gr
- Đường 70gr
- Nước cốt dừa 100ml
Video đang HOT
Hướng dẫn chi tiết cách làm sắn hấp cốt dừa lá dứa tại nhà
- Đầu tiên, sắn lột bỏ vỏ, rửa sạch, rồi ngâm với nước muối pha loãng tầm 2 tiếng.
Sắn khi rửa sạch sẽ có màu trắng nhìn rất bắt mắt
- Sau khi ngâm với nước muối khoảng 2 tiếng, rửa sạch với nước thêm vài lần.
- Xếp 1 lớp lá dứa dưới đáy nồi, rồi cho sắn lên trên. Cho vào 400ml nước lọc 100ml nước dừa 1gr muối. Đun sôi trên lửa lớn, nước sôi giảm lửa vừa, và tiếp tục đun tầm 15p.
Nguyên liệu làm sắn hấp lá dứa cốt dừa khá đơn giản
- Cắt nhỏ khoảng 50gr lá dứa 200ml nước. Cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ. Lọc qua rây thu được khoảng 250ml nước cốt lá dứa. Tiếp tục cho thêm 70gr đường, khuấy đều cho đường tan.
- Sắn nấu khoảng 15p, cho phần nước cốt lá dứa vào và đun tiếp tầm 15p cho sắn ngấm nước cốt lá dứa rồi tắt bếp.
- Sắn chín lấy ra đĩa, rắc lên 1 ít dừa nạo, kèm lạc rang và vừng rang rồi thưởng thức.
Thành phẩm cách làm sắn hấp lá dứa cốt dừa tại nhà
Trên đây là bài viết chia sẻ cách làm sắn hấp lá dứa cốt dừa tại nhà được chia sẻ bởi chị Oải Hương đến từ Hà Nội. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công với cách làm sắn hấp cốt dừa lá dứa tại nhà này!
Gái đảm Hải Phòng chia sẻ công thức làm bánh tằm khoai mì dẻo thơm, ngọt dịu cực hấp dẫn
Món bánh tằm khoai mì nhiều màu sắc chắc hẳn là tuổi thơ của bao người. Chỉ cần bỏ ra một ít thời gian và công sức là bạn sẽ có ngay một món bánh ngon miệng.
Bánh tằm là một món ăn tuổi thơ quen thuộc và gần gũi trong ký ức của rất nhiều người. Với hương vị thơm ngon, vừa dẻo dai vừa béo ngậy, ngọt ngào cực kỳ lôi cuốn, món bánh này không chỉ khiến trẻ con mà ngay cả người lớn tuổi cũng rất yêu thích.
Ngày nay, bạn có thể tìm mua bánh tằm khoai mì ở những gánh hàng rong ven đường hay thậm chí cả trong những cửa hàng lớn. Nhưng nếu không yên tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì bạn có thể tự vào bếp thực hiện món bánh này với công thức của Nguyễn Thị Hương Giang (28 tuổi, Hải Phòng).
Hương Giang chia sẻ: "Món bánh tằm thơm ngon, dân dã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ, trong đó có mình. Màu sắc của bánh khá bắt mắt, được tạo ra từ những nguyên liệu thiên nhiên. Màu xanh của hoa đậu biếc, màu vàng của quả dành dành, màu tím của lá cẩm.
Bánh tằm làm thì hơi cực nhưng đổi lại rất thơm ngon, dẻo dai, được ăn kèm với vụn dừa và muối mè rang. Lần đầu tiên làm không vừa ý nhưng sau đó mình đã kịp chỉnh sửa để cho ra một công thức hoàn chỉnh".
Cũng giống như nhiều món ăn khác, để hương vị món bánh tằm được ngon chuẩn, khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Để chọn khoai mì ngon, bạn nên chọn những củ tươi, mập mạp, phần vỏ mỡ màng vì đây là những củ có ít xơ, mềm và ngọt.
Cách làm bánh tằm khoai mì
Nguyên liệu:
Khoai mì: 1kg
Nước cốt dừa: 100ml
Nước màu hoa đậu biếc: 50ml
Nước quả dành dành: 50ml
Nước lá cẩm tím: 50ml
Đường: 200gr
Bột năng: 200gr
Muối
Muối mè rang
Vụn dừa
Lá chuối
Cách tiến hành:
- Để loại bỏ độc tố bên trong củ khoai mì thì bạn cần sơ chế cẩn thận trước khi chế biến. Khoai mì lột sạch phần vỏ bên ngoài, rửa qua với nước cho thật sạch, cắt lát rồi ngâm với nước muối khoảng 1h. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Lọc phần khoai mì vừa xay nhuyễn qua một tấm vải lưới trắng và vắt thật khô. Phần nước sau khi vắt được để lắng xuống khoảng 20 phút, đổ hết nước ra, giữ lại phần tinh bột.
- Phần khoai mì sau khi đã vắt trộn đều với tinh bột khoai mì, nước cốt dừa, đường, một ít muối, bột năng.
- Chia thành 3 phần đều nhau, rồi từ từ cho 3 hỗn hợp nước màu vào 3 phần, trộn đều tay.
- Bạn chuẩn bị một chiếc nồi hấp. Lót lá chuối dưới đáy rồi cho bánh vào, hấp khoảng 20-25 phút đến khi bánh chín. Sau đó làm tương tự với 2 phần bánh còn lại.
- Để cho bánh nguội hoàn toàn, dùng dao sắc cắt bánh thành từng miếng vừa ăn rồi lăn qua vụn dừa. Sau đó rắc thêm một ít muối mè lên bánh là hoàn thành.
- Thành phẩm bánh tằm có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon, khi ăn sẽ cảm nhận được sự dai ngọt, bùi béo của dừa bào, thêm chút vị muối mè rang làm món ăn dân dã này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết!
Chúc bạn thành công!
Trời mưa lạnh làm ngay 3 món ngon từ sắn dân dã mà thơm nức lòng người Một trong những món ăn vặt lý tưởng dành cho tiết trời mưa phùn lạnh chính là sắn nóng đó bạn ơi! Củ sắn hấp nước cốt dừa Nguyên liệu: 400g củ sắn tươi/khoai mì 350ml nước dừa tươi 100ml nước cốt dừa 25g đường 10g dừa nạo sợi Vài hạt muối Củ sắn hấp nước cốt dừa Cách làm: - Củ sắn...