Lá thư tay của cụ ông 96 tuổi khiến cháu dâu mới sinh con rơi nước mắt
Từ khi cháu dâu mang bầu cho đến khi sinh nở, cụ ông đều dành cho cháu sự quan tâm chân thành. Khi chắt nội chào đời, cụ ông gửi món quà đặc biệt khiến con cháu xúc động.
“Ông tui tự gấp phong bì gửi chị dâu tiền mừng sinh em bé, 50 triệu đồng”, dòng chia sẻ cùng hình ảnh phong thư được dân mạng chia sẻ rộng rãi những ngày gần đây.
Gây chú ý hơn cả là dòng chữ viết tay trên phong thư: “Ông chúc mừng Hải – Như sinh con bình an. Ông có món quà tặng hai cháu là 50 triệu, cháu nhận cho ông”.
Dòng nhắn nhủ của cụ ông khiến cháu dâu xúc động
Tình cảm chân thành của cụ ông dành cho con cháu được thể hiện rõ qua từng nét chữ nắn nót. Câu chuyện được chia sẻ rộng rãi khiến nhiều người xúc động.
Theo tìm hiểu, cụ ông trong câu chuyện là cụ Võ Duy Thế (96 tuổi, TPHCM). Người đăng tải bài viết là Võ Vân Anh, cháu nội của cụ, còn người cháu dâu nhận được món quà quý giá là Phạm Thị Huỳnh Như (28 tuổi, TPHCM).
Huỳnh Như đã có 2 năm làm dâu nhà cụ Thế. Sau khi kết hôn, vợ chồng cô sống cùng ông nội và bố mẹ chồng khoảng 2 tháng, sau đó chuyển ra ở riêng. Dẫu vậy, hai vợ chồng vẫn thường xuyên về nhà bố mẹ ăn cơm, sinh hoạt.
Huỳnh Như sinh con vào ngày 10/10. Ngày 22/10, cụ Thế gọi chồng cô sang nhà và trao cho chiếc phong bì chứa 13 triệu đồng, cùng dòng nhắn nhủ. Đây là món quà cụ dành cho cháu dâu, chúc mừng chắt nội chào đời.
Cụ Thế ở tuổi 96 khỏe mạnh, minh mẫn
Trước đó, ngay khi biết tin Huỳnh Như mang bầu bé gái, cụ đã gửi tặng phong bì 37 triệu đồng. Tổng cộng, mẹ con Như nhận được từ cụ Thế 50 triệu đồng.
“Ông diễn giải trên phong thư là lần 1, lần 2,… nhưng thực ra, con số có chút nhầm lẫn. Tổng cả hai lần, ông tặng mẹ con mình 50 triệu đồng. Lúc cầm phong thư, nhìn những nét chữ của ông, mình rơi nước mắt. Mình cảm nhận được tình cảm rất lớn ông dành cho tổ ấm nhỏ của mình”, Như chia sẻ.
Cả hai lần, vợ chồng Như đều cố gắng từ chối món quà giá trị của ông nội, mong ông giữ lại số tiền để dưỡng già. Thế nhưng, cụ Thế yêu cầu các cháu phải nhận vì đó là tình cảm, sự quan tâm của cụ dành cho con cháu.
“Lúc mới biết tin mình mang bầu, ông đã gom hết số tiền dành dụm được để tặng mình. Vợ chồng mình từ chối thì ông bảo, phải nhận lấy để còn có tiền bồi dưỡng, sinh con”, Như kể.
Video đang HOT
Cụ Thế có 4 người con (3 gái, 1 trai) và hiện ở cùng gia đình người con trai là bố mẹ chồng Huỳnh Như.
Duy Hải (29 tuổi) – chồng của Như sống cùng ông nội từ nhỏ, được ông chăm bẵm nên có phần quấn quýt và được ông yêu chiều hơn. Mọi thành viên trong gia đình khi biết cụ Thế tặng quà cho vợ chồng Huỳnh Như – Duy Hải, đều vui vẻ ủng hộ.
Duy Hải và Huỳnh Như đã có 2 năm về chung một nhà
Ngay từ thuở mới về làm dâu, Như đã cảm nhận được tình yêu thương mà nhà chồng dành cho mình. Bố mẹ chồng của Như hiện đại, tâm lý, luôn tạo điều kiện cho các con sống thoải mái, vui vẻ.
Riêng cụ Thế nhiều lần nói với cháu dâu: “Phụ nữ là phải đẹp, phải có sức khỏe. Con dù bận rộn đến mấy cũng phải giữ gìn sức khỏe”.
Biết tin cháu dâu mang bầu, cụ càng dành cho cháu sự quan tâm đặc biệt. Cụ Thế nói với Huỳnh Như: “Cửa sinh là cửa tử, con phải cố gắng nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe sinh nở, chăm sóc con cái”.
“Mỗi lần mình dọn dẹp hay làm việc gì đó, là ông lại la ‘con ơi sao con không đi nghỉ đi, cứ loay hoay làm việc hoài vậy’. Ông rất thương con, thương cháu”, Như chia sẻ.
Huỳnh Như cho biết thêm, cụ Thế ở tuổi 96 vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử, và thường xuyên lướt Facebook, xem YouTube để giải trí.
Đồ điện tử trong nhà, con cháu chỉ cần hướng dẫn một lần là cụ biết cách dùng. Mọi sinh hoạt cá nhân cụ đều chủ động, không để con cháu phải phục vụ.
Những thứ như thuốc thang, đồ ăn tẩm bổ,… cụ thường bảo con cháu đọc kỹ công dụng, hướng dẫn sử dụng rồi mới dùng.
“Ông mình đặc biệt yêu thơ. Mỗi lần mình sang nhà, ông hay đọc thơ rồi bảo mình ghi ra cho ông để sau này ông còn đọc lại.
Thật lòng, mình thấy bản thân rất may mắn khi được làm cháu của ông và được làm dâu con trong gia đình tình cảm như vậy”, Như tâm sự.
Lá thư tuyệt mệnh dài 600 chữ, nhắc 7 lần 2 từ này khiến vô số phụ huynh rơi nước mắt
Cô bé cho biết mình còn rất nhiều việc phải làm và cũng rất yêu mẹ. Nhưng em nói: "Con không còn sức để làm việc đó nữa".
Một tháng trước, Mỹ Mỹ, một học sinh cấp hai ở Quảng Châu (Trung Quốc), đã chọn cách kết thúc cuộc đời tuổi trẻ của mình. Ngay sau đó, lá thư em để lại cho mẹ được lan truyền trên mạng, khiến vô số phụ huynh cũng đồng cảm và bật khóc.
Trong lá thư chưa đầy 600 từ, Mỹ Mỹ nhắc đến từ "mệt mỏi" nhiều nhất, tới 7 lần: "Mẹ ơi, con xin lỗi vì đã không làm tròn bổn phận hiếu thảo với mẹ. Con mệt mỏi quá nên muốn chợp mắt một lát; Con cảm thấy điều mệt mỏi nhất trên đời không phải là đi làm mà là học tập...
Giữa những dòng chữ, Mỹ Mỹ tâm sự những suy nghĩ nội tâm chân thực nhất của mình, đồng thời cũng nói với mẹ lý do tại sao mình - một đứa trẻ thường tỏ ra "nóng nảy và nhạy cảm", lại chọn nhảy khỏi tòa nhà.
Ảnh minh hoạ
Cô bé cho biết mình còn rất nhiều việc phải làm và cũng rất yêu mẹ. Nhưng em nói: "Con không còn sức để làm việc đó nữa".
Đứa trẻ vẫn cảm thấy tội lỗi cho đến khi chết, em cảm thấy rằng không có mình thì mẹ sẽ tốt hơn vì không còn phải tốn nhiều tiền nữa, mẹ cũng không cần phải mệt mỏi như vậy.
Rõ ràng đời sống vật chất hiện tại của chúng ta tốt hơn trước rất nhiều lần nhưng tại sao con cái, cha mẹ ngày càng mệt mỏi?
Thế hệ trẻ em này khó khăn đến mức nào?
Một cô bé 10 tuổi mắc chứng trầm cảm. Người mẹ cho biết, để con đạt điểm cao, cô bắt đầu cho con đi học thêm từ lớp một. Cuộc sống của đứa trẻ chỉ xoay quanh học, học và học. Phải đến khi đứa trẻ im lặng, không chịu giao tiếp với gia đình, người mẹ mới nhận ra con mình đang vướng vào một vấn đề gì đó.
Một giáo sư tâm lý học từng chia sẻ cuộc trò chuyện với các con của mình. Giáo sư nói: "Thế hệ của các con tốt hơn thế hệ của bố mẹ và có thể dễ dan gf học hỏi mọi thứ mỗi ngày". Nhưng đứa trẻ nói: "Chỉ có thế hệ của chúng con ghen tị với thế hệ của bố mẹ. Mẹ không thể cảm nhận được áp lực của chúng con. Mỗi ngày chúng con học từ 7 giờ sáng đến 5 giờ 30 chiều, chúng con phải viết bài tập đến 11 giờ tối và thậm chí thứ bảy, chủ nhật chúng con còn phải đi học luyện thi. Không phải là một ngày, mà là 12 năm".
Trong bộ phim tài liệu Starting Line, Tang - cô bé 7 tuổi người Bắc Kinh phải tham gia bốn lớp học vào các ngày thứ Bảy . Cô bé ra ngoài lúc 7 giờ sáng cho đến khi lớp học kết thúc lúc 5 giờ chiều, chạy và bắt xe buýt liên tục.
Có người nói: Bản chất của giáo dục là sàng lọc để không bị tụt lại phía sau hoặc bị loại, ai cũng phải nỗ lực vượt qua các kỳ thi.
Theo một số cuộc khảo sát, số lượng học thêm ngoại khóa của những người sinh năm 2000 cao gấp ba lần so với những người sinh vào những năm 1990.
Con cái phải đối mặt với nhiều kiến thức hơn, thời gian học tập dài hơn, kỳ vọng của cha mẹ cao hơn và áp lực từ bên ngoài ngày càng lớn hơn. Giáo dục càng rơi vào vòng luẩn quẩn: Cha mẹ càng mệt mỏi thì con cái càng mệt mỏi hơn.
Trong lá thư của Mỹ Mỹ, không khó để thấy được một số lý do khiến cuối cùng cô bé từ bỏ cuộc đời mình.
Lý do 1: Áp lực học tập cao và áp lực cạnh tranh cao
Bức thư đề cập đến bài tập về nhà nặng nề, áp lực xếp hạng trong kỳ thi và sự nỗ lực học bù điên cuồng của học sinh.
Học giả nổi tiếng Zheng Qiang có câu nói nổi tiếng: "Trẻ em ngày nay không còn cảm thấy thích thú khi đọc sách nữa. Các em dậy sớm mỗi ngày và quần quật làm bài tập vào ban đêm. Cuối tuần và ngày lễ cũng được lên lịch đầy đủ với nhiều trường đào tạo và luyện thi khác nhau. Hơn thua ở vạch xuất phát nhưng có em lại gục ngã ở vạch xuất phát".
Chúng ta không thể thay đổi môi trường giáo dục. Điều chúng ta có thể làm là giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt để các em có thể học dễ dàng hơn.
Giúp trẻ nhìn nhận sự cạnh tranh một cách đúng đắn. Cha mẹ nên nhìn nhận sự cạnh tranh một cách hợp lý và hướng dẫn con cách giảm bớt áp lực do cạnh tranh gây ra.
Lý do 2: Không có hy vọng cho tương lai
"Thầy giáo dạy, đọc xong đắng rồi ngọt mới có thể thành công. Nhưng không phải ai cũng thành công" - Mỹ Mỹ tràn đầy cảm giác bất lực về tương lai. Cô bé không thể nhìn thấy hy vọng "học tập để tạo nên sự khác biệt" , chứ đừng nói đến ý nghĩa của việc học tập chăm chỉ.
Đừng để thế giới của con bạn chỉ bao gồm việc học. Thỉnh thoảng hãy thư giãn và giúp con bạn tìm thấy cảm giác thành tựu trong cuộc sống và có được những hiểu biết khác về cuộc sống.
Lý do thứ ba: Cảm giác tội lỗi
"Nếu không có con, mẹ sẽ không vất vả"; "Nếu không vì con, mẹ đã chia tay"...
Ngiên cứu cho thấy cảm giác tội lỗi có thể khiến một người bỏ qua nhu cầu của bản thân và thậm chí trừng phạt bản thân. Ngay cả khi không có lỗi, người đó cũng sẽ tự nhận vấn đề và nghĩ: "Đó là vấn đề của chính mình".
Bố mẹ không nên cho rằng công việc vất vả là do con gây ra. Việc này có thể làm cho con cảm thấy áp lực, tự trách bản thân, và thiếu tự tin. Thay vào đó, bố mẹ nên giải thích cho con hiểu rằng công việc vất vả của bố mẹ là xuất phát từ tình yêu thương bố mẹ dành cho con, cũng như dành cho cả gia đình. Bố mẹ có thể truyền đạt ý nghĩa và mục tiêu của việc lao động, khẳng định rằng mọi thành viên trong gia đình đều có thể đóng góp vào công việc chung.
Người ta nói, con cái là tấm gương phản chiếu của gia đình. Nếu con có chuyện gì không ổn thì rất có thể gia đình đó đang "ốm bệnh". Cuộc sống vốn không dễ dàng, người lớn có áp lực riêng, trẻ con có nỗi đau riêng.
Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, bạn cũng có thể cùng con vất vả, nhưng đừng đổ lỗi cuộc sống không như ý vì con cái.
Mua ô tô chở miễn phí người bệnh khó khăn: Ám ảnh những chuyến xe đẫm nước mắt Gần 1 năm chạy xe chở miễn phí những bệnh nhân nghèo, người đàn ông Hưng Yên có ba dòng cảm xúc: Hạnh phúc, đau lòng và thấy được an ủi. Chuyến xe đầy ắp tình người Chúng tôi gặp anh Đỗ Văn Thuyết (SN 1982, trú tại thôn Cầu, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) sát giờ anh chuẩn bị...