Kỳ 1: Từ không vay cũng bị đòi nợ đến chuyện… đòi nợ nhầm
Câu chuyện không vay nợ nhưng vẫn bị nhắn tin đòi nợ tưởng chừng là câu chuyện “xưa như trái đất”, thế nhưng cho dù đã dùng nhiều biện pháp theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng, những chiêu trò này vẫn tiếp tục gây khó chịu đến rất nhiều người.
Tin nhắn của các đối tượng gửi đến những người không liên quan để… đòi nợ
Không vay cũng bị… đòi nợ
Không vay nợ, cũng không tham gia trên hội nhóm và đăng ký vào bất cứ app nào trên mạng, nhưng anh T.Q.H (Đông Anh, Hà Nội) vẫn nhận được những tin nhắn… đòi tiề.n.
Video đang HOT
“Họ nhắn cho tôi rằng có quen ai đó tên Trọng, có kèm theo số điện thoại vay tiề.n của họ. Và họ nói tôi là người nhà của người có tên Trọng này. Giờ anh Trọng không trả nợ hay chưa trả hết hoặc đã trốn đi đâu đó, nhưng những đối tượng cho vay đã nhắn tin đ.e dọ.a tôi, ép tôi phải liên hệ với anh Trọng để đòi nợ cho họ” – anh H. cho biết.
Cũng theo nội dung tin nhắn, nếu anh H. không thực hiện việc “đòi nợ hộ” cho chúng, chúng sẽ điện cho lãnh đạo nơi cơ quan anh đang làm việc, hoặc sẽ đăng hình lên facebook truy nã (?!).
Anh H. cho biết, anh không hề quen biết ai tên là Trọng và có số điện thoại như trong tin nhắn mà các đối tượng đã nhắn. Việc bị nhắn tin đòi nợ kiểu này ở cơ quan anh không chỉ có riêng mình anh bị, mà theo anh, đã có rất nhiều bạn bè của anh cũng gặp những trường hợp tương tự.
“Có anh giáo viên tôi quen biết cũng nhận được những tin nhắn đòi nợ. Không chỉ nhắn tin, họ còn gọi điện cả đêm lẫn ngày. Họ đ.e dọ.a sẽ không để cho gia đình anh được yên thân. Chưa hết, những số điện thoại này còn gọi điện cho cả hiệu trưởng, đồng nghiệp trường anh để quấy rối và chử.i bới. Cực chẳng đã anh giáo viên đành gom góp tiề.n rồi chuyển trả cho chúng.” – anh H. kể.
Không vay mà vẫn bị đòi nợ, hoặc không nợ nhưng vẫn gom tiề.n để trả là điều tưởng như khó tin, thế nhưng anh H. cho biết, để tránh những rắc rối không đáng có, mọi người sẽ tự tìm cách giải quyết. “Thường số tiề.n sẽ không lớn, chỉ tầm vài triệu đến chục triệu nên để tránh phiền phức vì bị đeo bám, người ta thường sẽ chủ động trả cái món nợ trời ơi đất hỡi mà người ta không hề vay” – anh H. nói.
Đến chuyện đòi nợ… nhầm
Mới đây, chị Nguyễn Thanh Nga ( Long Biên, Hà Nội) đã chia sẻ một câu chuyện dở khóc dở cười mà chị gặp phải. Theo chị Nga, một buổi chiều chị có nhận được tin nhắn từ một số máy lạ với nội dung tin nhắn thể hiện việc anh N.T.T, chồng chị, có thực hiện giao dịch vay nợ với một công ty chuyên cho vay qua app. Sau đó anh T. không thực hiện việc trả nợ như cam kết, vậy nên đối tượng nhắn tin cho chị Nga đề nghị chị nhắc nhở anh T. thực hiện việc trả nợ nếu không muốn dính dáng đến pháp luật.
“Ban đầu khi nhận được tin nhắn tôi rất hoang mang. Vì tên, số chứng minh thư rõ ràng đúng là của chồng tôi. Nhưng việc vay qua app thì quả thực khiến tôi khó hiểu. Chồng tôi, một người đặc biệt ngại việc vay mượn, nợ nần làm gì có chuyện lại đi vay qua app” – chị Nga nói.
Và để hiểu rõ hơn sự việc, chị Nga có điện đến số máy đối tượng đã cho trong tin nhắn. Nghe điện thoại của chị, đối tượng cho biết hồi tháng 12/2019 anh T. có thực hiện giao dịch tín dụng với Công ty TNHH ATM Online số tiề.n là 3,5 triệu đồng thời hạn 3 tháng với lãi suất 12%/năm. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, anh T. vẫn không hoàn trả số tiề.n trên nên người tự xưng là Hào đó yêu cầu chị Nga thanh toán số tiề.n cả vốn lẫn lãi là 6 triệu đồng nếu không sẽ khởi kiện ra tòa.
Để minh chứng câu chuyện của mình, đối tượng đã gửi cho chị Nga toàn bộ “hồ sơ” vay nợ của anh T. qua zalo. “Rất bất ngờ là chiếc chứng minh thư được gửi có số, tên, ngày tháng sinh và toàn bộ các thông tin nhận dạng, ngày cấp… đều là của chồng tôi. Nhưng năm sinh, nguyên quán và địa chỉ thường trú lại không phải. Và đặc biệt trên cái chứng minh thư đó, ảnh lại là một người… mà tôi không quen biết” – chị nói.
Từ đó chị suy ra, khả năng trong một trường hợp nào đó chiếc chứng minh thư của anh bị lộ, lọt ra ngoài và đã được các đối tượng lừ.a đả.o chỉnh sửa rồi dùng hình ảnh chỉnh sửa đó để vay tiề.n qua app. Sau khi xác định được điều đó có thể xảy ra, sáng hôm sau chị Nga gọi điện cho số điện thoại đã liên hệ cho chị hôm qua.
“Sau khi tôi gọi và hỏi tại sao lại có số máy của tôi thì bên kia trả lời trong hợp đồng tín dụng ký khi vay, người vay đã để lại số máy. Nhưng khi tôi hỏi tại sao khi ký kết lại không gọi cho tôi để xác minh thì họ trả lời: “Số tiề.n có 3,5 triệu, nó không quá lớn nên bên bộ phận tín dụng thấy không cần thiết phải xác minh đến chị. Bởi khi thực hiện ký kết, anh T. đã cung cấp số CMT cũng như ảnh chụp cùng CMT”.
Tôi cho họ biết, số chứng minh thư và tên thì chính xác là của chồng tôi, tuy nhiên ảnh, năm sinh cũng như nguyên quán, địa chỉ thường trú hoàn toàn không phải. Vậy nên các anh bị lừa rồi. Nghe tôi nói vậy, đối tượng cám ơn rồi cúp máy. Trước khi cúp tôi còn nghe rõ họ buông 1 câu: Thôi, Xong!!!” – chị Nga kể.
Phụ huynh vay tiề.n qua App, giáo viên của con bị đe doạ
Ngày 8/10, Công an TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cho biết đang điều tra làm rõ vụ việc một số cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Đội cấn 1,2 bị gọi điện, nhắn tin, đe doạ và nhà trường gặp nhiều hiện tượng lạ thời gian gần đây.
Trước đó, Công an TP Thái Nguyên tiếp nhận đơn trình báo của chị Đồng Thị P, trú phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên về việc cuối tháng 9/2022, có một số đối tượng không rõ lai lịch sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau gọi điện, nhắn tin đến số điện thoại của chị P và anh T (chồng chị P) chử.i bới, đe doạ và đòi nợ.
Các đối tượng cũng gọi, nhắn vào số điện thoại một số cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Đội Cấn 1,2 - TP Thái Nguyên đe doạ, yêu cầu nhà trường cho các cháu học sinh là con của chị P, anh T nghỉ học. Đồng thời gọi điện mạo danh nhà trường đặt đồ ăn, nước uống, bình gas, xe cứu thương... đến cổng trường để gây áp lực với nhà trường tác động đến vợ chồng chị P trả nợ.
Người dân gặp nhiều hệ luỵ khi vay tiề.n qua App.
Qua xác minh ban đầu xác định, thời gian qua vợ chồng chị P, anh T có vay nợ qua App và vay một ngân hàng thương mại trên địa bàn, đến nay chưa trả nợ xong.
"Việc các đối tượng gọi điện, nhắn tin và có một số hành vi đe doạ đến vợ chồng chị P và nhà trường nơi các con của chị đang học có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến tình hình ANTT địa phương. Hiện Công an TP Thái Nguyên đang tiếp tục xác minh, giải quyết để xử lý theo quy định cua pháp luật, đồng thời phối hợp với nhà trường làm tốt công tác bảo đảm ANTT, không để ảnh hưởng tiêu cực đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh", lãnh đạo Công an TP Thái Nguyên cho biết.
Công an: Cô gái chặn xe gây ách tắc giao thông, nhưng bức xúc có lý do Mạng xã hội đang 'dậy sóng" với các video clip ghi lại cảnh cô gái áo đen liều mình chặn xe Mercedes trên đường Ấp Bắc, TP.Mỹ Tho (Tiề.n Giang). Chiếc xe lúc này do một người đàn ông điều khiển, chở theo một phụ nữ và một trẻ nhỏ. Liều mình chặn xe Mercedes đang lăn bánh Theo thông tin từ Công...