Kon Tum cho học sinh quay lại trường học
Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum vừa triển khai công tác dạy và học từ ngày 20.9 đối với những địa bàn an toàn, không có nguy cơ dịch bệnh Covid-19.
Nhiều trường học tại Kon Tum mượn nhà rông làm lớp học để đảm bảo giãn cách – ĐỨC NHẬT
Ngày 19.9, Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum cho biết đã triển khai công tác dạy và học từ ngày 20.9 đối với những địa bàn an toàn, không có nguy cơ dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum thống nhất chủ trương: Đối với các địa phương sau khi xác định an toàn, không có nguy cơ dịch bệnh và kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, có thể tổ chức dạy học trực tiếp, bắt đầu từ ngày 20.9.
UBND tỉnh Kon Tum giao Sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện linh hoạt hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, chủ động sẵn sàng các điều kiện để có thể chuyển đổi hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức học tập khác trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, phát sinh ca nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời quán triệt các cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy và học.
Video đang HOT
Trước đó, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum đã xây dựng phương án dạy học theo hình thức trực tuyến đối với những học sinh có thiết bị học tập.
Lớp học trong nhà rông thường thiếu cơ sở vật chất – ẢNH: ĐỨC NHẬT
Áp dụng hình thức học trực tiếp đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, các phân hiệu và các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS. Ngoài ra, Sở GD-ĐT Kon Tum cũng chỉ đạo nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện về địa điểm để học sinh học tập theo nhóm nhỏ, giáo viên đến thực hiện việc hướng dẫn học sinh học tập.
Người cha bật khóc vì không thể mua điện thoại cho con học online, dân mạng ra tay giúp đỡ ngay lập tức
Ông Nguyễn Đức Tình (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã bật khóc ngay trên sóng truyền hình khi thấy con thiệt thòi, không có thiết bị học tập.
Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, từ ngày 5/9, nhiều tỉnh thành đã áp dụng việc tổ chức dạy và học trực tuyến cho học sinh. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nan giải nhất trong việc học online là tình trạng nhiều học sinh ở địa bàn khó khăn còn thiếu phương tiện, thiết bị để học tập.
Không internet, không máy tính hay điện thoại thông minh, nhiều học sinh, phụ huynh nghèo lâm vào "thế bí", đặc biệt là những người bị mất thu nhập do dịch bệnh. Trong phóng sự: "Học trực tuyến: Nỗi buồn, nỗi lo của những gia đình nghèo" phát sóng trên VTV24 mới đây, câu chuyện của cha con anh Nguyễn Đức Tình (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Anh Nguyễn Đức Tình lo lắng vì không mua được thiết bị học cho con
Con trai anh, bé Nguyễn Trần Long Nhật, thật thà khi nghe giọng một nữ phóng viên hỏi: "Có bao giờ con đòi bố mua điện thoại không?". Nhật cười rồi trả lời: "Có ạ, khi nào bố bảo bố có nhiều tiền bố mua".
Thấy con thiệt thòi, không có thiết bị học online, anh Tình không khỏi chạnh lòng. Anh rưng rưng nước mắt nói: " Các cháu không may được sinh ra trong hoàn cảnh này, để các cháu phải khổ, phải chịu thiệt thòi, cho nên tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách, thời gian để giúp cho các cháu đỡ khổ."
Giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt người cha. Có lẽ anh cũng như bao bậc phụ huynh khác, cảm thấy bất lực khôn cùng khi không thể lo cho con bằng bạn bằng bè.
Người cha già bật khóc khi không thể mua cho con chiếc điện thoại
Sau khi lên sóng, chương trình đã nhận được nhiều hiệu ứng lan tỏa. Rất nhiều cư dân mạng và các bậc phụ huynh bày tỏ sự đồng cảm với hoàn cảnh người cha trong câu chuyện trên. Bên cạnh đó, một số nhà hảo tâm, mạnh thường quân cũng mong muốn liên hệ với anh Nguyễn Đức Tình, ủng hộ chút quà giúp con trai anh có thể tiếp tục học tập.
- Thương 2 cha con, không phải ai cũng có điều kiện, nhất là thời gian này! Mong anh sẽ vững vàng, vượt qua giai đoạn khó khăn.
- Những học sinh ở thị trấn, thành phố thì có điều kiện để học còn những học sinh ở vùng chưa có điện cũng sẽ rất khó khăn. Hy vọng các cháu sẽ được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ, cung cấp thiết bị học tập.
Từ ngày 8/9, gần 700.000 học sinh THCS, THPT bắt đầu học chương trình năm học mới sau một tuần tập trung bằng trực tuyến. Trong khi đó, khoảng 680.000 học sinh tiểu học đang trong tuần làm quen với hình thức này.
Trả lời VTV24, ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Vật chất sở Giáo dục & Đào tạo chia sẻ thêm: "Thực hiện Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phối hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" với mục tiêu là hỗ trợ và cung cấp máy tính cho các em học sinh ở vùng khó khăn và những vùng đang giãn cách xã hội",
Nhiều trẻ em nghèo không đủ điều kiện học trực tuyến Giữa đại dịch, niềm vui của các học trò nghèo là nhận được những quan tâm, có sóng và máy tính để thuận tiện học hành. "Cô ơi, nhà con mất mạng rồi" là cách để Long Nhật xin cô rời buổi học online để nhường điện thoại cho chị Minh Anh. "Có hôm người này được học, có hôm người kia được...