Kinh hoàng, mãng xà “cụt đầu” cắn người nguy kịch
Dù đầu đã lìa khỏi thân hàng chục phút thậm chí hàng giờ, rắn vẫn có thể cắn người gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguy kịch vì bị rắn chuông cụt đầu cắn
Trường hợp sớm nhất được ghi nhận bị rắn cụt đầu cắn có lẽ xảy ra vào tháng 10/2007 khi một người đàn ông 53 tuổi tên là Danny Anderson cùng cậu con trai Benjamin, 27 tuổi. Anh này đã phát hiện một con rắn chuông bò vào gần nhà ở Washington và dùng xẻng chặt đứt đầu con rắn. Sau đó Anderson cúi xuống định nhặt đầu con rắn thì lập tức bị cắn vào ngón tay.
Mãng xà “cụt đầu” vẫn có thể cắn người.
Mười phút sau, Anderson đã được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Prosser Memorial Hospital trong tình trạng lưỡi bị sưng lên. Sau đó ông đã được chuyển sang một bệnh viện Richland. Lúc đó, ông Mike Livingston, một nhà sinh học của Sở Động vật Washington cho biết, đây là lần đầu tiên ông nghe nói về trường hợp người bị rắn cắn khi rắn đã bị đứt đầu.
Mất ngón tay vì rắn hổ mang chúa cụt đầu cắn
Ngày 8/9/2010, một người đàn ông 40 tuổi tên là Zhang làm nhân viên một cửa hàng ăn ở Hạ Môn, Trung Quốc cũng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do bị một con rắn hổ mang chúa cụt đầu cắn. Con rắn này, theo mô tả của Zhang, dài 1 mét, nặng 2 kg, bị anh giết mổ rồi ném đầu vào chậu rửa. Sau 5 phút, khi định lấy chiếc đầu ra khỏi chậu rửa thì bất ngờ Zhang bị đầu rắn cắn vào ngón tay cái.
Video đang HOT
Anh Zhang ở Hạ Môn, Trung Quốc bị rắn hổ mang lìa đầu cắn cho phải nhập viện.
Sau khi bị cắn, Zhang bắt đầu cảm thấy chóng mặt và đổ mồ hôi. Thấy vậy, các nhân viên khác của nhà hàng đã vội vã đưa Zhang đến bệnh viện cấp cứu. “Tôi sẽ không bao giờ dám giết rắn nữa”, Zhang kể lại với tâm trạng sốc nặng khi đã hồi phục trở lại trong bệnh viện. Tiến sĩ Wang Yi, trưởng Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Trung Sơn, nơi Zhang cấp cứu cho biết, sau khi đầu của rắn bị cắt đứt thì vết cắn của nó vẫn gây độc. Trường hợp của Zhang sẽ phải cắt bỏ ngón tay cái do bị nhiễm độc.
Rắn bị chặt đầu 45 phút vẫn cắn người nguy kịch
Theo tờ Ibtimes (21/1/2014) cho hay, Jake Thomas, 66 tuổi, đang cắt cỏ tại một nghĩa trang ở miền đông Australia thì nhìn thấy một con rắn đen bụng đỏ. Nó nằm trong chiếc bình đặt trên một tấm bia mộ và thò phần thân dài 60 cm ra ngoài.
Ông Jake Thomas.
Vì không muốn con rắn độc gây nguy hiểm cho người khác, Thomas dùng xẻng cắt đôi người nó rồi tiếp tục dọn cỏ. Sau 45 phút, ông quay lại thò tay vào bình để lôi xác con rắn đem đi vứt. “Nó đớp vào tay tôi”, Huffington Post hôm 20/1 dẫn lời ông Thomas kể. “Tôi rút tay ra và thấy hai vết răng”.
Ông Thomas đã phải điều trị 2 ngày liên tiếp tại bệnh viện bằng liệu pháp vaccine kháng nọc độc đặc biệt mới qua cơn nguy kịch.
Lí giải hiện tượng kì quặc này,James Murphy, Giám đốc Trung tâm Khám phá Bò Sát thuộc Sở thú Quốc gia Smithson ở Washington cũng cho rằng, rắn có thể thực hiện phản xạ cắn ngay cả sau khi đã chết 60 phút. Đó không phải là một thứ ma thuật gì. Loài rắn có những khoang được gọi là “fossas” nằm giữa mắt và lỗ mũi của nó. Đây là những cơ quan chứa các thụ thể cảm giác về nhiệt độ thermoreceptor cực nhạy. Chính cơ quan này cho phép rắn tìm kiếm những sinh vật máu nóng để ăn tươi nuốt sống. Đáng chú ý, ngay cả sau khi rắn bị cắt đứt đầu, các cơ quan fossas vẫn hoạt động trong một thời gian dài. Chính vì thế khi dùng tay không tiếp xúc gần đầu rắn nhiều người không thể ngờ được rằng lại bị đầu rắn đứt lìa thân tấn công. Để tránh nguy cơ tai nạn đáng tiếc xảy ra, các chuyên gia về rắn và y học cảnh báo, mọi người nên cẩn thận đối với những con rắn đã bị chết. Không nên dùng tay hay tiếp xúc trực tiếp với rắn mà cần dùng các vật dụng như que gậy để gạt rắn ra. Riêng ở Việt Nam, từ lâu người xưa đã truyền lại bí quyết khi đối phó với loài bò sát nguy hiểm này: “Đánh rắn phải đánh dập đầu”!
Vy Anh (Theo NHN)
Người đàn ông giải cứu hơn 30.000 con rắn
Vì yêu quý loài rắn, một người đàn ông ở Ấn Độ đã giải cứu hơn 30.000 con rắn, bao gồm cả những con có nọc cực độc.
Anh Vava Suresh có tình yêu đặc biệt với loài rắn
Anh Vava Suresh (40 tuổi) là một nhà bảo tồn động vật hoang dã ở Ấn Độ. Suresh cho biết sứ mệnh của cuộc đời anh là "yêu thương và bảo vệ" những con rắn ngay cả khi chúng có nọc độc. Tính đến nay, Suresh đã giải cứu hơn 30.000 con rắn. Khả năng và sở thích đặc biệt của Suresh khiến mọi người đặt cho anh biệt danh là "Người rắn". Cư dân ở khắp nơi trong bang Kerala, miền Nam Ấn Độ đều gọi cho Suresh khi muốn bắt một con rắn một cách an toàn ra khỏi nhà họ.
Anh Suresh sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Thiruvananthapuram. Anh có nhận thức hoàn toàn khác với mọi người về loài rắn. Suresh nói rắn là sinh vật hiền lành, đáng yêu, chúng cần được con người đối xử tử tế và bảo vệ.
Anh chia sẻ: "Rắn là một phần cuộc sống của tôi từ khi tôi còn nhỏ. Tôi không biết tại sao tôi lại yêu chúng. Từ khi còn là một đứa trẻ tôi đã chứng kiến người khác giết hại rắn rất dã man. Tôi thấy rất thương chúng. Đồng thời, hình tượng rắn trong các đền thờ khiến tôi cảm thấy rắn rất linh thiêng và cần được bảo vệ".
Năm 12 tuổi, Suresh đã cứu được con rắn đầu tiên, đó là một con rắn hổ mang nhỏ. Anh đã giấu con rắn trong nhà mình và cẩn thận nghiên cứu hành vi của nó. Dần dần, Suresh bắt đầu biết cách bắt những con rắn mà không làm chúng hay bản thân anh bị thương. Tính đến nay, anh đã cứu được 12 con rắn hổ mang chúa, 7.000 con rắn hổ mang Ấn Độ, khoảng 1.600 đến 1.700 con rắn độc vipers, 150 con rắn cạp nong...
Điều đặc biệt là Suresh không dùng bất cứ dụng cụ nào cho công việc nguy hiểm của mình. Anh bắt tất cả những con rắn, kể cả loài có nọc độc nhất bằng tay không. Điện thoại di động của Suresh thường reo liên tục, mỗi khi nhìn thấy một con rắn, người dân lại gọi nhờ anh giúp đỡ. Ngay cả cảnh sát và đội cứu hỏa địa phương cũng nhờ anh để bắt rắn mà không làm tổn hại đến chúng.
Bên cạnh việc giải cứu rắn khỏi khu vực đô thị và thả chúng về tự nhiên, Suresh còn giữ trứng rắn cho đến khi chúng nở. Anh cũng làm việc chăm chỉ để giúp mọi người hiểu rõ hơn về rắn và những hành vi của loài bò sát này.
Đây là công việc nhiều rủi ro, Suresh đã phải vào bệnh viện phẫu thuật cắt bỏ một ngón tay sau khi bị một con rắn hổ mang cắn. Năm 2012, anh lại ghép da ở lòng bàn tay phải vì bị rắn cắn. Suresh đã bị 266 con rắn có nọc độc cắn, đến nay cơ thể anh đã phát triển đủ kháng thể chống lại nọc độc rắn.
Năm 2012, Cục Lâm nghiệp Kerala đã mời Suresh làm việc cho một công viên bảo tồn rắn của chính phủ. Tuy nhiên, Suresh đã từ chối bởi anh muốn giúp cộng đồng và giúp loài rắn theo cách anh muốn.
Theo Trí thức trẻ
Rùng mình trước loài rắn độc có nọc làm tan chảy thịt người Không chỉ làm tê liệt thần kinh mà nọc độc của rắn hổ lục mũi giáo vàng còn làm tan chảy thịt con mồi, thậm chí là con người. Chỉ sinh sống tại hòn đảo Ilha de Queimada Grande, hay còn gọi là Đảo Rắn ở Brazil, rắn hổ lục đầu giáo vàng là một trong những ngoài rắn độc nhất thế giới...