Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại tỉnh Kon Tum
Ngày 11/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về tình hình triển khai các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai và thi hành pháp luật khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.
Nước dâng cao tại khu vực cầu tràn Đăk Wet (xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum). Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đán.h giá cao sự chuẩn bị, những sáng tạo trong phòng, chống và tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra thiên tai trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới, tỉnh Kon Tum cần tăng cường đào tào lực lượng xung kích tình nguyện về những kỹ năng như tuần tra, trinh sát khu vực có khả năng cao xảy ra lũ quét, sạt lở để sớm có phương án sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị, tỉnh cần nghiên cứu và đưa vào sử dụng thiết bị điện thoại vệ tinh đối với khu vực dễ bị lũ chia cắt để nắm bắt thông tin, sẵn sàng phương án ứng phó. Tỉnh cần chia sẻ bản đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất với Tổng cục Khí tượng Thủy văn để trao đổi, phục vụ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tốt hơn; tiếp tục nắm thông tin, đán.h dấu thêm khu vực xung yếu cũng như các công trình thủy lợi, thủy điện trọng điểm. Cục Quản lý tài nguyên nước báo cáo đầy đủ về việc tích nước của các công trình hồ, đậ.p để Bộ nghiên cứu quy trình trữ nước, tích nước phù hợp đối với công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Năm 2021, thời tiết nắng nóng đã gây hạn hán cục bộ tại các huyện Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy và thành phố Kon Tum với 93,84 ha. Ảnh hưởng từ các cơn bão cuối năm 2021, tỉnh Kon Tum ghi nhận 3 người chế.t, 136 nhà bị ảnh hưởng và khoảng 728 ha nông nghiệp bị thiệt hại. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng khác như giao thông, thủy lợi bị hư hỏng, sạt lở, gây ách tắc giao thông. Ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là hơn 126 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, địa bàn tỉnh ghi nhận 169 trận động đất có độ lớn hơn 2.5 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông. Trận động đất mạnh nhất được ghi nhận tại huyện Kon Plông vào lúc 12 giờ 54 phút ngày 18/4/2022, có độ lớn 4.5.
Người dân có thể cảm nhận được sự rung lắc của các trận động đất này. Đến nay, tỉnh Kon Tum chưa ghi nhận thiệt hại về người, công trình cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các rung động địa chấn do động đất đã gây tâm lý lo lắng cho một số người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực.
Từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh Kon Tum ghi nhận một trường hợp chế.t do nước lũ cuốn trôi khi đi qua suối, hai trường hợp chế.t do bị sét đán.h. Mưa lớn kèm gió lốc, lũ đã làm 8 nhà ở bị tốc mái, 4 trường học bị ảnh hưởng và 9,5 ha cây trồng bị thiệt hại. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 972 triệu đồng.
Các đơn vị của tỉnh đã kịp thời khắc phục nhanh chóng, hiệu quả thiệt hại do thiên tai gây ra; sơ tán dân, di dời tài sản ở khu vực xung yếu đến nơi an toàn và sớm ổn định cuộc sống, phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp cho biết, thời gian tới, tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, phương án ứng phó tương ứng từng cấp độ rủi ro thiên tai, nhất là lũ lớn, bão mạnh, siêu bão, sạt lở đất, lũ quét, động đất… đảm bảo sát thực tiễn. Tỉnh chỉ đạo tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý, xử lý; khắc phục ngay công trình, hạng mục công trình hư hỏng có nguy cơ mất an toàn. Ngoài ra, tỉnh tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn trước và trong mùa mưa, lũ năm 2022 theo quy định.
Các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai, tổ chức diễn tập để rút kinh nghiệm cho phù hợp thực tế địa phương; lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; kiểm tra, xử lý công trình làm gia tăng rủi ro thiên tai; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai, đưa thông tin đến thôn, bản và người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Từ đó, đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản trong mùa mưa bão sắp đến.
Mưa lũ ở Nghệ An gây thiệt hại lớn, một người mất tích
Trong 3 ngày qua, tại Nghệ An có mưa to. Mực nước các sông suối, hồ đậ.p dâng cao, lũ thượng nguồn đổ về cộng với một số nhà máy thủy điện, thủy lợi xả lũ đã làm cho nhiều khu vực dân cư, đồng ruộng bị ngập sâu.
Mưa lớn khiến nhiều diện tích nuôi trồng thủy hải sản của người dân thị xã Hoàng Mai bị nước dâng cao, cuốn trôi nhiều tôm cá. Ảnh: TTXVN phát
Thống kê ban đầu của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cho biết, đến sáng 26/9, mưa lũ đã làm một người mất tích. Đó là anh Nguyễn Xuân Hiếu, sinh năm 1990, trú tại xóm 1, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ. Ngoài ra, toàn tỉnh có 696 ngôi nhà bị ngập, 5 nhà bị đất đá sạt lở tràn vào; 647,82 ha lúa bị ngập nước; 5.394 con gia cầm bị chế.t và nước cuốn trôi.
Đến sáng 26/9, tại nhiều xã ở huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai vẫn còn có khu vực dân cư bị ngập trong nước từ 0,5- 1,5m. Tại huyện Thanh Chương, Con Cuông nhiều tuyến đường giao thông, cầu tràn bị ngập sâu hoặc sạt lở, đất đá từ trên núi rơi xuống gây ách tắc giao thông.
Ngay trong tối 25 và sáng 26/9, lãnh đạo UBND các huyện đã trực tiếp xuống địa bàn, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, trong đó trọng tâm là di dời các hộ dân nằm trong vùng có nhiều nguy cơ, người già, trẻ nhỏ đến nơi an toàn; giúp người dân đưa đồ đạc, tài sản, gia súc, gia cầm lên cao, tránh hư hỏng, thiệt hại và bị nước cuốn trôi. Tại huyện Quỳnh Lưu đã có hàng trăm hộ dân được chính quyền địa phương di dời đến nơi an toàn.
Mưa lớn gây sạt lở rú Nguộc (huyện Thanh Chương, Nghệ An) khiến một khối lượng lớn đất đá đổ xuống Quốc lộ 46. Ảnh: TTXVN phát
Ban Chỉ huy quân sự các địa phương và lực lượng tại chỗ của UBND các xã nằm trong vùng ảnh hưởng của mưa lũ túc trực 100% quân số để hỗ trợ, giúp đỡ người dân, thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu.
UBND tỉnh Nghệ An đang yêu cầu các địa phương và các ngành liên quan kiểm tra, rà soát, sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ đậ.p thủy lợi; quản lý chặt chẽ và thực hiện kịp thời các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, trong đó có việc phân luồng giao thông hợp lý. Các đơn vị chức năng thực hiện giải pháp khắc phục kịp thời thiệt hại, hư hỏng do thiên tai, ưu tiên trước mắt là khôi phục lại tuyến đường giao thông, sản xuất nông nghiệp, công trình trường học, trạm y tế, nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân.
Lực lượng chức năng chốt chặn, không cho người và phương tiện đi qua các khu vực nước sông dâng cao tại một số địa phương thuộc huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ảnh: TTXVN phát
Trước đó, để đảm bảo công tác vận hành điều tiết nước, một số công ty thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tiến hành xả lũ. Cụ thể, từ 13 giờ 30 phút ngày 25/9, Công ty cổ phần thủy điện Chi Khê tiến hành xả lũ với tổng lưu lượng từ 500 m3/s - 1.200 m3/s; Công ty Thủy điện Bản Ang xả lũ với lưu lượng 200 m3/s - 500 m3/s; Xí nghiệp thủy lợi Hoàng Mai tiến hành xả tràn hồ chứa nước Vực Mấu...
Trước lúc xả lũ, các đơn vị quản lý hồ thủy điện, thủy lợi cùng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương đã khẩn cấp phát đi thông báo cho chính quyền các cấp; cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư đang thi công ở ven sông, trên sông, chủ phương tiện vận tải thủy và người dân trong khu vực bị ảnh hưởng biết để triển khai các công việc cần thiết, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng.
Bình Phước: Kịp thời khắc phục ảnh hưởng do lũ tại huyện Bù Gia Mập Vào tối 8/7, tình trạng mưa lớn kéo dài trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã gây ra lũ quét cục bộ, đặc biệt nặng nhất là tại khu vực Cầu Sắt (đoạn thuộc Quốc lộ 14C), tiếp giáp giữa xã Bù Gia Mập và xã Đắk Ơ bị ngập sâu, gây cản trở lưu thông của các phương...