Kiểm định chợ Đầm tròn Nha Trang sau gần 10 năm… chưa thể đập
Tỉnh Khánh Hòa vừa cho công bố “báo cáo kết quả khảo sát, kiểm định, đánh giá hiện trạng chất lượng công trình chợ Đầm tròn Nha Trang” sau gần 10 năm tỉnh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch dự án, xóa bỏ toàn bộ chợ Đầm tròn.
Chợ Đầm tròn Nha Trang với mái xếp hình tượng đóa hoa sen và chợ Đầm mới xây theo dự án của Công ty CP Sông Đà Nha Trang áp phía sau (ảnh chụp chiều 4-11-2022) – Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Ngày 4-11, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đã cho biết việc khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng công trình chợ Đầm tròn là do Phòng Quản lý đô thị Nha Trang làm chủ đầu tư.
Đơn vị thực hiện khảo sát, kiểm định là Trung tâm Quản lý kỹ thuật và kiểm định xây dựng, thuộc Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) vừa có báo cáo kết quả khảo sát, kiểm định, đánh giá hiện trạng chất lượng công trình vừa nêu.
Kết quả khảo sát chất lượng hiện trạng kiến trúc, theo đơn vị kiểm định: “Tại thời điểm xây dựng công trình này thì cấu trúc công trình như thiết kế ban đầu được xem là hợp lý nhưng cho đến nay không gian và cấu trúc đó không còn đáp ứng được nữa do quá trình phát triển chung của xã hội, nhu cầu về không gian, chất lượng tăng cao”.
Mặc dù kết cấu cột trụ của chợ Đầm tròn hiện tại chưa phát hiện vết nứt trên bề mặt cột, nhưng với cả công trình thì “vật liệu hoàn thiện nhìn chung đã xuống cấp, hư hỏng nhiều. Hệ thống cấp, thoát nước, điện, chống sét cần triển khai sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn cho công trình và người sử dụng”.
Video đang HOT
Đơn vị kiểm định đã kết luận: “Công trình chợ Đầm tròn Nha Trang được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1972 cách đây 50 năm, thời kỳ còn hạn chế về công nghệ xây dựng, hiện nay công trình đã bị hư hỏng, cốt thép han gỉ đang trong quá trình ăn mòn mạnh và xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho con người và của cải vật chất”.
Trung tâm mỹ nghệ chợ Đầm, nằm giữa tòa nhà chợ Đầm tròn Nha Trang (Khánh Hòa) khi tiểu thương chưa bị cưỡng chế chấm dứt kinh doanh, đóng cửa chợ Đầm tròn (kể từ tháng 4-2021) – Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Quy hoạch chi tiết (1/500) dự án chợ Đầm Nha Trang đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt cách đây gần 10 năm (QĐ số 1048/QĐ-UBND ngày 26-4-2013). Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Sông Đà Nha Trang đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng (giai đoạn 1) từ tháng 1-2014.
Chợ Đầm mới quy mô ba tầng (tổng diện tích hơn 9.700m 2), có một mặt thiết kế hình vòng cung, đã xây dựng bọc gần áp sát phía sau chợ Đầm tròn.
Theo quy hoạch và dự án trên, toàn bộ khu nhà chợ Đầm tròn sẽ bị phá bỏ để lấy đất (gần 7.000m 2) xây dựng quảng trường, vườn hoa và sân bãi. Gần 300 hộ tiểu thương chợ Đầm tròn đã phản đối, khiếu nại liên tục kể từ năm 2015, đề nghị giữ lại chợ Đầm tròn.
Từ tháng 4-2021, TP Nha Trang đã cho cưỡng chế tiểu thương chấm dứt kinh doanh, đóng cửa chợ Đầm tròn nhưng việc khiếu kiện của tiểu thương vẫn chưa kết thúc. Còn việc đập bỏ chợ Đầm tròn đến nay vẫn chưa thể thực hiện.
Tháng 7-2021, tỉnh có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân “giao UBND TP Nha Trang phối hợp cùng Sở Xây dựng khẩn trương thuê đơn vị tư vấn (thuộc Bộ Xây dựng) để thẩm định chất lượng chợ Đầm tròn; trên cơ sở kết quả thẩm định báo cáo tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục thực hiện dự án theo quy hoạch”.
Quảng Ninh: Khởi công dự án nhà ở xã hội quy mô gần 1.000 căn hộ
Sáng 30/10, UBND thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội với quy mô gần 1.000 căn hộ chung cư, với diện tích khoảng 67.802 m2 tại đồi Ngân hàng, thuộc địa phận các phường Hồng Hải, Cao Thắng (thành phố Hạ Long).
Các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi công nhà ở xã hội đồi Ngân Hàng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).
Dự án được xây dựng trên diện tích là 25.900 m2, trong đó: diện tích đất xây dựng công trình trên 7.400 m2; đất cây xanh 5.185 m2; đất hạ tầng kỹ thuật trên 13.300 m2. Chủ đầu tư là Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Tài chính Toàn Cầu - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội.
Dự án có các hạng mục công trình: hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung của dự án Khu dân cư đồi Ngân hàng. Chủ đầu tư xây dựng 3 tòa nhà chung cư; trong đó 2 tòa cao 19 tầng nổi, 1 tầng lửng, 1 tầng kỹ thuật; 1 tòa cao 17 tầng, 1 tầng lửng, 1 tầng kỹ thuật, 1 tầng bán hầm, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 125.220,3 m2. Vốn đầu tư khoảng 1.361,0 tỷ đồng, dự kiến hoàn thiện bàn giao đưa vào sử dụng trong Quý I/2026.
Ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Lễ khởi công.
Phát biểu tại Lễ khởi công, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: Dự án nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng tại thành phố Hạ Long được xác định là một trong những dự án nhà ở xã hội trọng điểm của tỉnh được triển khai ở vị trí đẹp nhất, đắc địa nhất, tại địa bàn trung tâm phát triển nhất của tỉnh Quảng Ninh với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng chỗ ở ổn định cho trên 3.880 công nhân, người lao động có thu nhập thấp góp phần thu hút nguồn lao động, chuyên gia về làm việc, tạo đà phát triển cho thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Theo ông Nguyễn Tường Văn, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Xây dựng trong việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nhân ngành than về các vấn đề như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội; việc bố trí nguồn lực của Trung ương cho phát triển nhà ở xã hội; hướng dẫn, tháo gỡ các thủ tục pháp lý về nhà ở xã hội; giới thiệu các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân...
Xác định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từng năm và từng giai đoạn cho từng địa phương tại Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" của Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất đóng góp tổng số 24.000 căn; trong đó, giai đoạn 2022 - 2025 là 11.000 căn, giai đoạn 2025 - 2030 là 13.000 căn.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định, Lễ khởi công Dự án Khu nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là sự kiện quan trọng, góp phần vào việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đồng thời là sự kiện ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 59 năm Ngày thành lâp tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng dành nhiều sự quan tâm đến công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân thể hiện qua việc đã quy hoạch trên 600 ha quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội, 55 ha đất nhà ở cho công nhân gắn liền với khu công nghiệp. Từ năm 2020 đến nay, Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội; trong đó đã khởi công xây dựng 3 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với quy mô 2.327 căn hộ (tương ứng 187.000 m2 sàn); trong đó đã hoàn thành 612 căn hộ, tương ứng với 46.000 m2 sàn, dự kiến trong năm 2023 sẽ khởi công thêm một số dự án nhà ở xã hội khác.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tặng hoa cho Nhà đầu tư tại Lễ khởi công nhà ở xã hội đồi Ngân Hàng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).
Tại lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Liên danh Nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Tài chính Toàn cầu và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội tiếp tục ưu tiên nguồn lực, chỉ đạo các đơn vị thiết kế, thi công, đơn vị tư vấn giám sát tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, triển khai thi công công trình đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết. Đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.
UBND thành phố Hạ Long tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án; kịp thời giải quyết vướng mắc cho các nhà đầu tư, báo cáo UBND tỉnh đối với các nội dung vượt thẩm quyền; bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ, mục tiêu, đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội - môi trường. Các sở, ban, ngành của tỉnh phối hợp chặt chẽ và đồng hành cùng với UBND thành phố Hạ Long, nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Tại sao đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM liên tục đội vốn, lùi tiến độ? Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục bị điều chỉnh tiến độ hoàn thành, đi kèm với đó là đội vốn đầu tư so với phê duyệt ban đầu. Dự án đường sắt Nhổn-ga Hà Nội sẽ đưa vào vận hành đoạn trên cao từ cuối năm 2022, khai thác, vận hành...