Khủng hoảng nước đe dọa hơn 50% sản xuất lương thực toàn cầu

Theo dõi VGT trên

Tình trạng nguồn cung nước không đáp ứng đủ nhu cầu có thể đe dọa đến an ninh lương thực và kìm hãm phát triển kinh tế toàn cầu.

Hãng AFP ngày 17.10 dẫn báo cáo của Ủy ban toàn cầu về kinh tế nước (GCEW) công bố ngày 16.10 nêu rằng gần 3 tỉ người và hơn một nửa sản lượng lương thực thế giới đang ở những khu vực chịu tình trạng khô hạn và nguồn cung nước không ổn định.

Báo cáo của GCEW đề cập nhu cầu sử dụng nước ngọt sẽ vượt xa nguồn cung tới 40% vào năm 2030. Trong khi đó, một nửa dân số toàn cầu đang gặp tình trạng thiếu nước và vấn đề này có thể nghiêm trọng hơn do tình hình biến đổi khí hậu, theo The Guardian hôm 16.10 .

Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng khủng hoảng nước có thể đe dọa một nửa sản lượng lương thực toàn cầu vào năm 2050 nếu không có hành động kịp thời.

Khủng hoảng nước đe dọa hơn 50% sản xuất lương thực toàn cầu - Hình 1

Người dân mang bình đi nhận nước miễn phí tại thành phố Bangalore, Ấn Độ hồi tháng 3. ẢNH: AFP

Thiếu nguồn cung nước còn dẫn đến nguy cơ gián đoạn tăng trưởng kinh tế. Theo GCEW, khủng hoảng nước có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2050 của các nước thu nhập cao giảm 8%, trong khi các nước thu nhập thấp giảm 15%. Báo cáo chỉ ra các tác động kinh tế là hậu quả của tình trạng nhiệt độ và lượng mưa tăng do biến đổi khí hậu, lượng nước dự trữ giảm, cùng với việc thiếu nước sạch và vệ sinh.

Việc của phụ nữ: Liều mình đu dây xuống đáy giếng lấy nước

GCEW kêu gọi có hành động phù hợp trong quản trị nguồn nước, đồng thời loại bỏ các khoản trợ cấp có hại đối với những lĩnh vực sử dụng nhiều nước hoặc chuyển hướng sang các giải pháp tiết kiệm nước. Ngoài ra, cần có biện pháp hỗ trợ cho người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương.

Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam, kiêm đồng Chủ tịch GCEW, nhấn mạnh cần phải coi nguồn nước là vấn đề toàn cầu, cùng với đó là đưa ra các sáng kiến và kế hoạch đầu tư, nhằm giải quyết khủng hoảng và ổn định vòng tuần hoàn nước trên thế giới.

Châu Á đối phó với "điểm nghẽn" lương thực

Sự gián đoạn thương mại toàn cầu làm trì hoãn các chuyến hàng và tăng giá nhập khẩu trên khắp thế giới đang làm ảnh hưởng tới giá lương thực thực phẩm, đặc biệt là tại châu Á, châu lục đông dân nhất và nhập khẩu khối lượng lương thực lớn nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, an ninh lương thực toàn cầu phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng chồng chéo do xung đột, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19, dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn cung lương thực nghiêm trọng.

Châu Á đối phó với điểm nghẽn lương thực - Hình 1
Phần lớn lương thực được tiêu thụ trên thế giới đều thông qua nhập khẩu.

Những sự gián đoạn này càng trở nên trầm trọng hơn bởi một số "điểm nghẽn lương thực" xuất hiện trong năm qua. Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen giữa Nga và Ukraine bị dừng lại vô thời hạn. Tại Biển Đỏ, nơi các chiến binh Houthi ở Yemen tấn công các tàu buôn và gây ra tình trạng bất ổn trong các chuyến hàng thực phẩm qua kênh đào Suez khiến nhiều chủ tàu phải đổi sang tuyến đường xuống cực nam châu Phi xa hơn và nguy hiểm không kém đó nạn cướp biển.

Cùng lúc đó, lưu lượng vận chuyển qua Kênh đào Panama bị giảm do hạn hán. Các hệ thống giao thông đường sông như sông Mississippi (bắc Mỹ) và sông Rhine (châu Âu) cũng đang giảm sức chuyên chở do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Tất cả những yếu tố này khiến chi phí vận tải tăng lên chóng mặt, đặc biệt gây sức ép lên những mặt hàng thiết yếu nhất như lương thực, thực phẩm.

Hệ thống lương thực toàn cầu ngày càng không đồng đều. Phần lớn lượng lương thực đang được tiêu thụ trên thế giới được sản xuất tại một số khu vực nhất định có năng suất cao được gọi là "rổ bánh mì" rồi chuyển đến các khu vực thiếu lương thực để tiêu thụ nên nó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quá trình vận chuyển. Sự phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển cụ thể càng tăng thêm áp lực lên an ninh lương thực toàn cầu. Tháng 12/2023, Mỹ đã đưa ra đề xuất về một lực lượng đặc nhiệm chống lại các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ nhưng nó vẫn chưa thu được hiệu quả vì rõ ràng kênh Suez không phải điểm nghẽn duy nhất. Sự gián đoạn liên tục của chuỗi cung ứng bao gồm cả phân bón cũng làm căng thẳng tình hình từ khâu sản xuất.

Lương thực là một mặt hàng nhạy cảm với thời gian. Thời gian kéo dài tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, bao gồm lịch trình giao hàng cũng như sự sẵn có và giá cả của mặt hàng theo mùa vụ. Thời gian vận chuyển dài hơn cũng khiến thực phẩm dễ hư hỏng hoặc gặp rủi ro, trong khi sự gián đoạn vận chuyển như thay đổi lịch trình gây căng thẳng cho các lĩnh vực xử lý hàng hóa bao gồm cả vận tải, lưu trữ, đóng gói và phân phối. Những "điểm nghẽn" này vừa phá hủy sản phẩm vừa làm tăng giá thành lên nhiều lần.

Những "điểm nghẽn" làm hiện ra các thách thức với cả các nước xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm. Các nước xuất khẩu có thể phải đối mặt với áp lực biên lợi nhuận khi chi phí tăng làm giảm giá trị cho nhà sản xuất trong khi các nước nhập khẩu phải vật lộn với chi phí tăng cao, dẫn đến giá thực phẩm cao hơn, biến động giá lớn hơn và mô hình tiêu dùng thay đổi gây nên những hệ lụy khác.

Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á nói chung là khu vực đông dân nhất thế giới, đang tăng trưởng kinh tế nhanh với nhu cầu tăng đột biến rất dễ nhạy cảm với những biến cố về giá lương thực. Khu vực này còn phải đối mặt với tình trạng dễ bị tổn thương ngày càng cao do phụ thuộc vào thị trường châu Âu, châu Mỹ và Biển Đen về các sản phẩm nông nghiệp và phân bón quan trọng.

Ở các quốc gia đang phải vật lộn với các cuộc khủng hoảng như thời tiết khắc nghiệt (Pakistan, Ấn Độ), xung đột (Bangladesh, Afghanistan), bất ổn kinh tế (Sri Lanka) và bất ổn chính trị (Myanmar), lạm phát giá lương thực làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, làm chậm tăng trưởng kinh tế xã hội. Các hộ gia đình có thu nhập thấp và nghèo đói sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu ăn, gây suy dinh dưỡng cao hơn, đe dọa đảo ngược tiến trình phát triển hàng thập kỷ trước đó. Yếu tố vụ mùa khiến cho khó có thể có biện pháp ứng phó ngay lập tức cho sự gián đoạn thương mại và lạm phát giá lương thực.

Trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tái diễn, thậm chí có nguy cơ kéo dài, việc cải cách khẩn cấp hệ thống lương thực là rất cần thiết. Các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách đã vào đang phải ưu tiên dành nhiều nguồn lực để giải quyết các vấn đề an ninh lương thực và giảm thiểu tác động tới tương lai.

Đối với nhiều quốc gia đông dân ở châu Á, việc tăng dự trữ quốc gia là bắt buộc. Ấn Độ, Thái Lan và cả Việt Nam đều đã đưa ra quy định mới về dự trữ bắt buộc và thậm chí là hạn chế xuất khẩu để bảo vệ nhu cầu nội địa. Việc này dồn sức ép lên các quốc gia nhập khẩu ròng lương thực. Một trong những cách ứng phó hiệu quả nhất của các quốc gia nhập khẩu là phải đa dạng hóa nguồn cung để giảm thiểu sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Một ví dụ điển hình là Singapore, mặc dù nhập khẩu hơn 90% lương thực nhưng đã giảm được nguy cơ bị tổn thương trước những biến động về giá lương thực và nguồn cung thông qua liên hệ với hơn 180 quốc gia và khu vực trở thành cung ứng trên toàn thế giới. Chiến lược này đã giúp người dân Singapore được hưởng chi phí thực phẩm có giá cả phải chăng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Australia, một quốc gia xuất khẩu ròng về lương thực.

Để ứng phó với những "điểm nghẽn", các chính phủ cũng phải thực hiện các kế hoạch hành động sớm và củng cố mạng lưới an sinh xã hội để giảm bớt gánh nặng của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Các sáng kiến như cứu trợ lương thực, hỗ trợ tiền mặt và chương trình phiếu thực phẩm cho các hộ gia đình có thu nhập thấp giúp giảm bớt gánh nặng dù không thực sự bền vững. Các khoản trợ cấp bằng thuế tuy có hiệu quả hơn nhưng lại ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh khó khăn chung. Nhưng đây vẫn là những biện pháp tức thời đang được áp dụng tại nhiều nơi.

Theo một tính toán, các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Indonesia thậm chí phải chi tới 64% cho thực phẩm hàng tháng. Việc giải quyết lạm phát giá thực phẩm là rất quan trọng để bảo vệ các hộ gia đình này khỏi tình trạng suy dinh dưỡng hoặc thiếu đói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thươngĐánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thương
17:11:57 14/12/2024
Ông Trump nói gì về lương tổng thống?Ông Trump nói gì về lương tổng thống?
22:19:40 13/12/2024
Giám đốc FBI tuyên bố sẽ từ chức, ông Trump lên tiếngGiám đốc FBI tuyên bố sẽ từ chức, ông Trump lên tiếng
22:17:01 13/12/2024
Chuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở SyriaChuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở Syria
08:48:59 14/12/2024
Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?
22:08:09 14/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đợt ân xá lớn nhất trong lịch sửTổng thống Mỹ Joe Biden công bố đợt ân xá lớn nhất trong lịch sử
16:24:54 13/12/2024
Giới chức Canada phản pháo trò đùa của ông Trump về 'bang thứ 51' thuộc MỹGiới chức Canada phản pháo trò đùa của ông Trump về 'bang thứ 51' thuộc Mỹ
21:52:52 13/12/2024
Các 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông TrumpCác 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông Trump
06:27:17 14/12/2024

Tin đang nóng

"Tóm dính" 2 sao nữ Vbiz nghi hẹn hò đồng giới nay công khai hôn nhau ở đám cưới Khánh Vân"Tóm dính" 2 sao nữ Vbiz nghi hẹn hò đồng giới nay công khai hôn nhau ở đám cưới Khánh Vân
20:54:21 14/12/2024
Ô tô 7 chỗ tông sập lan can cầu Đồng Nai rơi xuống sông mất tíchÔ tô 7 chỗ tông sập lan can cầu Đồng Nai rơi xuống sông mất tích
20:29:49 14/12/2024
Lộ cảnh "đánh ghen" của Hoa hậu đình đámLộ cảnh "đánh ghen" của Hoa hậu đình đám
19:38:59 14/12/2024
Người nhái phát hiện được vị trí ô tô dưới sông Đồng Nai, nạn nhân là nữNgười nhái phát hiện được vị trí ô tô dưới sông Đồng Nai, nạn nhân là nữ
22:15:16 14/12/2024
Con trai sang Campuchia mưu sinh, người mẹ chết điếng bỏ tiền chuộc xácCon trai sang Campuchia mưu sinh, người mẹ chết điếng bỏ tiền chuộc xác
20:52:38 14/12/2024
NÓNG: Đã tìm ra Quán quân Rap Việt mùa 4, không phải MANBO!NÓNG: Đã tìm ra Quán quân Rap Việt mùa 4, không phải MANBO!
23:38:56 14/12/2024
Vụ vợ bị phạt 7,5 triệu vì xúc phạm chồng: Chồng bị phạt gấp đôiVụ vợ bị phạt 7,5 triệu vì xúc phạm chồng: Chồng bị phạt gấp đôi
20:55:50 14/12/2024
Đổng Khiết suy sụp vì con traiĐổng Khiết suy sụp vì con trai
19:59:27 14/12/2024

Tin mới nhất

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

22:10:42 14/12/2024
Theo giới quan sát, động thái trên đánh dấu nỗ lực của chính quyền Washington trong việc xây dựng lại quan hệ với Campuchia sau khi Mỹ vào năm 2019 nghi ngờ Campuchia ký kết thỏa thuận bí mật với Trung Quốc liên quan đến căn cứ hải quân...
Nhật Bản thử nghiệm thuốc mọc răng

Nhật Bản thử nghiệm thuốc mọc răng

20:47:35 14/12/2024
Những người bị mất răng có thể mọc lại răng mới, theo các nha sĩ Nhật Bản đang thử nghiệm loại thuốc tiên phong trong tương lai có thể thay thế việc trồng răng giả.
Xác định lại lợi ích

Xác định lại lợi ích

20:43:49 14/12/2024
Định hướng mới này được Ngoại trưởng Thụy Điển thể hiện ở sự chuyển dịch từ mục tiêu đề ra lâu nay là nỗ lực trở thành một cường quốc thế giới về đạo lý sang mục đích tập trung thuần túy và trước hết cho lợi ích và an ninh của Thụy Điển...
Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

20:26:41 14/12/2024
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters.
Moldova sắp áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc

Moldova sắp áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc

20:22:14 14/12/2024
Quốc hội Moldova ngày 13.12 đã bỏ phiếu thông qua việc áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong 60 ngày, từ ngày 16.12, khi Nga dự kiến sẽ dừng cung cấp khí đốt cho Moldova qua Ukraine từ ngày 1.1.
Thêm những nước nào sẽ trở thành đối tác chính thức của BRICS trong năm tới?

Thêm những nước nào sẽ trở thành đối tác chính thức của BRICS trong năm tới?

17:10:13 14/12/2024
Quy chế quốc gia đối tác mới đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 10, do Nga đăng cai tổ chức tại Kazan, và được coi là giải pháp thay thế cho tư cách thành viên sau khi hơn 30 quốc gia nộp đơn xin gia nhập tổ chức...
Liệu cam kết không can dự Syria của ông Trump có được thực hiện?

Liệu cam kết không can dự Syria của ông Trump có được thực hiện?

16:25:16 14/12/2024
Về phần mình, ông Trump cũng thừa nhận tình hình chính sách đối ngoại mà ông sẽ phải thừa hưởng vào năm 2025 có thể phức tạp hơn những gì ông thấy trong nhiệm kỳ đầu tiên, đặc biệt là ở Trung Đông.
Quốc hội Hàn Quốc nhất trí luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol

Quốc hội Hàn Quốc nhất trí luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol

16:23:43 14/12/2024
Nghị quyết luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận trong tổng số 300 nghị sĩ có mặt. Nghị quyết nêu rõ lý do luận tội là vi phạm Hiến pháp và luật pháp khi ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp .
Thuế quan và cắt giảm thuế - những ưu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ

Thuế quan và cắt giảm thuế - những ưu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ

10:11:15 14/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ cũng đã đưa ra kế hoạch áp dụng mức thuế chung 10-20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia, cũng như mức thuế từ 60% trở lên đối với hàng hóa từ Trung Quốc, để thúc đẩy hoạt động sản xuất tại Mỹ.
Cảnh báo nguy cơ đối với sự sống trên trái đất từ vi khuẩn nhân tạo

Cảnh báo nguy cơ đối với sự sống trên trái đất từ vi khuẩn nhân tạo

08:55:37 14/12/2024
Nhóm 38 nhà khoa học hàng đầu thế giới kêu gọi dừng nghiên cứu cách tạo ra vi khuẩn phản chiếu, do những nguy cơ nghiêm trọng đối với con người, động vật và thực vật.
Amazon quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông Trump

Amazon quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông Trump

08:51:42 14/12/2024
Hãng bán lẻ trực tuyến Amazon của tỷ phú Mỹ Jeff Bezos ngày 13/12 xác nhận sẽ quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Lửa Trung Đông có đang hạ nhiệt?

Lửa Trung Đông có đang hạ nhiệt?

08:25:00 14/12/2024
Chuyển biến tại Trung Đông theo hướng có lợi cho Israel được cho là cơ sở để Tel Aviv tạo thế đàm phán ngừng bắn ở Gaza.

Có thể bạn quan tâm

Cách chọn sữa rửa mặt cho da khô

Cách chọn sữa rửa mặt cho da khô

Làm đẹp

05:29:50 15/12/2024
Trước khi chọn mua bất cứ sản phẩm làm đẹp nào bạn phải hiểu tình trạng da của mình. Loại sữa rửa mặt lý tưởng với tình trạng da bạn là không để da bạn quá khô hoặc quá nhờn.
Mỹ nhân gây sốc khi trả nợ 4.100 tỷ trong 7 ngày

Mỹ nhân gây sốc khi trả nợ 4.100 tỷ trong 7 ngày

Hậu trường phim

23:29:13 14/12/2024
Món nợ khổng lồ ập xuống khiến nữ diễn viên mất hết danh tiếng. Nhưng khả năng trả nợ của cô cũng khiến công chúng thán phục.
NSND Trung Hiếu hoá 'đại gia', Trương Ngọc Ánh quyến rũ tuổi 48

NSND Trung Hiếu hoá 'đại gia', Trương Ngọc Ánh quyến rũ tuổi 48

Sao việt

23:11:48 14/12/2024
Cứ dịp Tết, NSND Trung Hiếu và NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo) lại hoá đại gia , ăn chơi quên lối về; Cường Cá hé lộ sẽ xuất hiện cùng nghệ sĩ Xuân Hinh trong phim Tết.
Căng nhất "Chị đẹp đạp gió": Kiều Anh nói thẳng chuyện xích mích, cách Tóc Tiên phản ứng gây bão

Căng nhất "Chị đẹp đạp gió": Kiều Anh nói thẳng chuyện xích mích, cách Tóc Tiên phản ứng gây bão

Tv show

23:09:08 14/12/2024
Từ khi lên sóng cho đến nay, chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 đã đối mặt với nhiều thị phi vì những tin đồn đến từ mạng xã hội.
Quang Hải nói về lý do mình gầy đi

Quang Hải nói về lý do mình gầy đi

Sao thể thao

22:38:33 14/12/2024
Cùng dự họp báo với HLV Kim Sang Sik trước trận đấu với đội tuyển Indonesia trên sân Việt Trì, tiền vệ Nguyễn Quang Hải khẳng định đội tuyển Việt Nam đang tràn đầy quyết tâm và tinh thần chiến đấu
Phạm Băng Băng tình tứ bên vị tỷ phú U90 mỗi năm hẹn hò 172 cô gái

Phạm Băng Băng tình tứ bên vị tỷ phú U90 mỗi năm hẹn hò 172 cô gái

Sao châu á

22:37:39 14/12/2024
Mới đây, Phạm Băng Băng vừa xuất hiện tại căn biệt thự sang trọng ở Hong Kong (Trung Quốc) của tỷ phú nổi tiếng Triệu Thế Tăng (87 tuổi).
Rating When the Phone Rings vẫn tăng bất chấp 1 tuần hoãn chiếu, tất cả nhờ màn khoá môi của cặp chính

Rating When the Phone Rings vẫn tăng bất chấp 1 tuần hoãn chiếu, tất cả nhờ màn khoá môi của cặp chính

Phim châu á

22:35:23 14/12/2024
Tưởng chừng sau 1 tuần hoãn chiếu, When the Phone Rings sẽ có dấu hiệu chững, nhưng hoá ra hắc mã nhà MBC lại chẳng hề hấn gì.
Thủ tướng: Xử nghiêm việc thao túng, đấu giá đất cao bất thường

Thủ tướng: Xử nghiêm việc thao túng, đấu giá đất cao bất thường

Tin nổi bật

22:19:30 14/12/2024
Dù đã có chỉ đạo, Thủ tướng nhận định vẫn còn hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá, hoặc thông đồng, cấu kết thao túng giá để trục lợi.
TP.HCM: Truy xét 4 thanh niên hành hung người lúc rạng sáng

TP.HCM: Truy xét 4 thanh niên hành hung người lúc rạng sáng

Pháp luật

22:05:42 14/12/2024
Ngày 13.12, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) xác minh, truy xét nhóm 4 thanh niên hành hung dã man người đi đường lúc rạng sáng cùng ngày trên địa bàn P.Hiệp Phú.
Lương chồng 30 triệu/tháng nhưng 7 năm nay không đưa cho vợ đồng nào, còn thách thức một câu khiến tôi "đứng hình"

Lương chồng 30 triệu/tháng nhưng 7 năm nay không đưa cho vợ đồng nào, còn thách thức một câu khiến tôi "đứng hình"

Góc tâm tình

21:57:47 14/12/2024
Lòng tốt và sự tin tưởng đặt không đúng người nên khổ vậy đó, mọi người lấy đó mà làm gương, đừng dốc hết ruột gan ra như tôi.
Giới nhà giàu Việt "chạy đua" trang trí Giáng sinh trước 10 ngày: Lộ diện người đưa hẳn 30 cây thông vào biệt thự

Giới nhà giàu Việt "chạy đua" trang trí Giáng sinh trước 10 ngày: Lộ diện người đưa hẳn 30 cây thông vào biệt thự

Netizen

20:27:36 14/12/2024
Một năm nữa lại sắp kết thúc, không khí Giáng sinh cận kề. Trên MXH giới thượng lưu và người nổi tiếng đã tất bật decor nhà cửa để đón mùa Noel an lành, đón năm mới nhiều niềm vui mới.