Không nắm, không buông…
Chị là người xinh xắn, hiền hậu, giỏi kiếm tiền, lại sống khiêm nhường. Dù biết anh chỉ là giáo viên, lương hàng tháng kém xa thu nhập của mình nhưng chị tôi vẫn hài lòng khi cùng anh nên duyên.
Gần một năm đầu sống chung, mỗi tháng anh rể đưa về cho chị một triệu đồng để chi tiêu trong nhà. Sau đó, anh bệnh nặng, phải nghỉ việc để điều trị lâu dài. Ban ngày, chị tôi đầu tắt mặt tối với công việc, tối lại phải vào viện chăm sóc chồng. Trước khi lấy chồng, chị đã tích góp mua được hai căn nhà, giờ má chồng buộc chị phải bán một căn lo cho anh, với lý do “Chồng bệnh thì ráng mà lo cho chồng. Đã là vợ chồng thì cái gì cũng của chung hết”. Bán nhà lo cho anh xong, tình cờ chị tôi phát hiện chồng có quỹ chứng khoán riêng. Trong những ngày nằm viện, anh còn lén gọi điện về gia đình nhờ mẹ ruột mua giùm miếng đất ở quê và để bà đứng tên sở hữu. Thêm một việc đau lòng nữa, anh có mối quan hệ trên mức bình thường với một đồng nghiệp cũ, cô này tuần nào cũng vào viện thăm nhưng vì anh giỏi sắp xếp nên mấy tháng trời chị tôi không hay biết.
Cầm lòng lo cho chồng hết bệnh và “giải quyết” được mối quan hệ nhì nhằng kia xong, chị tôi lại bị sốc khi không thể có con, mà nguyên nhân vô sinh là từ phía anh rể. Một cuộc chữa trị dai dẳng mới lại bắt đầu. Gia đình chồng “vô tư” khuyến khích chị tôi bán căn nhà thứ hai. Lúc này, chị mới hỏi chuyện miếng đất ở quê. Thế là má chồng chị làm ầm lên, bảo đó là đất của cô em gái mua cho mẹ. Gia đình tôi khuyên chị ly hôn. Má tôi nói anh không xứng làm chồng của chị. Vợ đã bán hơn một nửa tài sản riêng chăm lo cho mình, vậy mà ngay trong lúc hàng ngày uống thuốc bằng tiền của vợ, ăn cơm do vợ nấu, anh lại nỡ giấu tiền mua tài sản riêng. Hỏi còn yêu chồng không, chị khóc: “Chán lắm”.
Video đang HOT
Nhìn hoàn cảnh của chị và đọc các bài viết từ diễn đàn “Chán chồng”, mới biết có muôn ngàn lý do để ngán ngẩm “một nửa kia”. Nhưng, từ sự chán ngán dẫn đến “sau cơn mưa trời lại sáng” hay nguy cơ tan vỡ là cả một quá trình dài. Trong quá trình đó, người âm thầm ôm lấy một mình, kẻ kiên trì thuyết phục chồng thay đổi tích cực hơn, lại có chị tự an ủi “trời kêu ai nấy dạ”, chấp nhận những khiếm khuyết của chồng hầu mong giữ gìn mái gia đình. Có khi “tức nước” sắp “vỡ bờ” nhưng vì con cái, lại tự nhủ thôi thì mình đành chịu thiệt một chút để con còn có mẹ cha trọn vẹn. Song, có ai dám đảm bảo trên con đường hun hút và chông chênh cô độc ấy, người phụ nữ không yếu đuối và dễ mềm lòng hơn trước những ngả rẽ?
Hờ hững, không nắm cũng không buông là cảm giác “mất thăng bằng” thật nguy hiểm đối với cuộc sống gia đình. Khi bạn “chán chồng” cũng là lúc anh ấy nhận được những tín hiệu tình cảm không tốt từ phía vợ. Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh ấy, khó có ông chồng nào cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Kết quả là cả hai đều mệt mỏi. Đôi khi, chỉ một chút thay đổi tích cực từ chính bạn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến “đối phương”. Như chị tôi, nghe lời cô em dẻo miệng, đã ngọt ngào thủ thỉ với chồng, vẽ ra viễn cảnh tương lai khi cả hai cứ tiếp tục cuộc sống lạnh nhạt, không chung sức chung lòng. Thật bất ngờ, anh rể thay đổi ngoạn mục và giờ hai vợ chồng đang chờ đón cháu bé đầu lòng. Một cô bạn khác của tôi thường kêu ca mỗi khi tụ tập với nhóm bạn gái: “Đàn ông trên đời này đa số đều tệ, mà ông chồng mình là kẻ tệ nhất trong số đó”. Rồi cô kể hằng hà sa số những cái “tệ” hết thuốc chữa của chồng, khiến cô ngày càng chán ngán. Cứ nhìn cách cô hùng hồn “lên án” người bạn đời mới thấy cô kỳ vọng và yêu chồng đến cỡ nào. Có yêu mới ghét, có ước mơ mới chán nản, thất vọng. Theo tôi, mỗi nhà mỗi cảnh nên mỗi nhà có mỗi cách đắp xây tổ ấm riêng. Hy vọng các chị đừng để tâm trạng không nắm, không buông kéo dài, thiệt cho mình và cũng… tội cho ai kia lắm!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hạnh phúc không nằm ở màng trinh
Hạnh phúc không nằm ở màng trinh, vì thế khi họ đã thực sự yêu nhau, thì việc còn hay mất chẳng có ý nghĩa gì.
Chồng tôi không bao giờ nhắc đến chuyện tôi không ra máu trong lần đầu tiên và chúng tôi đang sống rất hạnh phúc.
Chào độc giả! Tôi là một người đàn bà hơn 30 tuổi. Đọc được bài viết của bạn Thuyduyen tôi thực sự rất đồng cảm với bạn.
Không giấu gì Thuyduyen và độc giả, tôi cũng từng là một cô gái rất coi trọng trinh tiết và không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ để mất trinh tiết trước đêm tân hôn. Nhưng sự thực thì tôi đã không làm được việc đó.
Năm ấy tôi 25 tuổi, tôi có yêu một anh. Tình yêu của chúng tôi đẹp nhưng cũng nhiều sóng gió. Không phải do ngăn cản hai bên gia đình, mà bởi chúng tôi khác nhau nhiều quá. Người yêu tôi, anh ấy "tuyên bố" yêu là phải quan hệ tình dục. Còn tôi lại ngược lại, không bao giờ chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Để giữ cho được trinh tiết, tôi đã nhiều lần từ chối những lời dụ dỗ của người yêu và hai chúng tôi thường xảy ra cãi vã.
Có lần đi chơi, thuyết phục tôi quan hệ tình dục không được, anh đưa thẳng tôi vào nhà nghỉ, nhưng khi phát hiện ra tôi đã nhảy xuống khi xe đang còn chạy. Rồi anh bảo, nếu tôi giữ được trinh tiết thì sẽ không giữ được trái tim anh.
Tôi yêu anh, yêu anh nhiều lắm, vì thế tôi đã chấp nhận quan hệ tình dục, và "giao kèo" với người yêu rằng, đây là lần đầu tiên và cũng sẽ là lần cuối cùng. Anh đồng ý, và chúng tôi vào nhà nghỉ quan hệ với nhau.
Nhưng sau lần đầu tiên ấy, anh lại thuyết phục tôi, anh bảo "Đã mất rồi thì em còn giữ để làm gì" rồi "Anh có cần em phải giữ gìn đâu" "Đằng nào mình chẳng cưới nhau"... nhưng tôi nhất quyết không nhượng bộ, rồi chúng tôi đành phải chia tay nhau.
Sau khi chia tay anh, cũng giống như Thuyduyen và nhiều cô gái không còn trinh trắng trước hôn nhân khác, tôi luôn sống trong sự mặc cảm, tội lỗi, và không muốn giao du, kết bạn với bất cứ ai.
Tôi cũng không dám mở lòng mình ra đón nhận tình cảm của ai, vì tôi sợ họ sẽ đòi hỏi ở tôi sự nguyên vẹn mà tôi không có. Cứ như thế, 3 năm sau tôi không yêu ai, dù lúc nào cũng có vài người theo đuổi.
Cho đến một ngày, tôi gặp anh- chồng của tôi bây giờ. Anh không đẹp trai, và không sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng tôi cảm nhận được tình cảm anh dành cho tôi nhiều hơn tất cả những người đàn ông trước đó dành cho mình. Rồi tôi chấp nhận lấy anh, không phải vì yêu, mà vì nghĩ rằng lấy anh chắc tôi sẽ có hạnh phúc.
Tôi nghĩ, hạnh phúc không nằm ở chữ trinh
Tuy nhiên, tôi cũng kông dám nói ra tất cả sự thật với anh rằng tôi là một cô gái không còn nguyên vẹn. Anh cũng không bao giờ hỏi tôi điều đó, nhưng tôi biết, anh vẫn luôn nghĩ rằng tôi là một cô gái ngoan ngoãn và biết giữ mình. Điều đó lại càng làm cho tôi cảm thấy đau đớn hơn rất nhiều.
Những ngày gần cưới, tôi sống trong tâm trạng lo âu và sợ hãi khi nghĩ về đêm tân hôn. Nói đúng ra là tôi sợ anh phát hiện ra tôi không còn trinh trắng.
Tôi nghĩ ra nhiều cách để anh không phát hiện ra, nào thì cắn tay làm chảy máu rồi bôi xuống ga giường, rồi thì cấu âm đạo để chảy máu và tạo "hiện trường giả" rồi thì làm màng trinh giả...
Nhưng tôi đã không thực hiện. Đêm đó, tôi không chảy máu, và tôi cũng cảm thấy mình thật có lỗi với chồng. Tôi cứ nghĩ rằng chắc anh sẽ hỏi tôi về chuyện đó, nhưng anh đã im lặng và vẫn rất tôn trọng tôi. Có lần, chồng tôi còn bảo, chắc em có cấu tạo màng trinh "đặc biệt" vì thế không bị rách khi quan hệ tình dục.
Tôi không biết anh không phát hiện ra thật, hay cố tình giả vờ không biết để làm cho tôi vui. Chỉ biết rằng, chúng tôi vẫn sống hạnh phúc và chưa hề có một điều tiếng gì với nhau kể từ sau ngày cưới.
Tôi nghĩ, hạnh phúc và sự tôn trọng nhau không nằm ở màng trinh, vì thế bạn Thuyduyen và những người đàn ông khác cũng đừng quá coi trọng trinh tiết. Vì khi họ đã thực sự yêu nhau, thì việc còn hay mất chẳng có ý nghĩa gì.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Quá khứ dịu dàng Đĩnh cũng không hiểu vì sao đã kể chuyện mối tình đầu cho Đan nghe. Miền đất mà Đĩnh sắp đặt chân đến vô cùng xa lạ đối với anh. Những con người mới, công việc mới, nếp sinh hoạt mới phần nào giúp Đĩnh quên đi mối tình đầu đầy thơ mộng và nước mắt ở nơi anh vừa rời xa. Đĩnh...