Không khí lạnh tăng cường, Bắc bộ trời rét, miền Trung nhiều nơi bị cô lập
Ngày và đêm nay, 1/12, do ảnh hưởng của không khí lạnh , ở Bắc bộ và Thanh Hóa trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-17 độ C, vùng núi 11-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hiện nay, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ ổn định kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Lượng mưa đo được từ 7h ngày 30/11 đến 01h ngày 1/12 phổ biến từ 20-60mm, có nơi trên 100mm. Một số nơi có lượng mưa lớn như Tam Kỳ (Quảng Nam) 125mm, Trà My (Quảng Nam) 262mm, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 117mm, Nha Trang (Khánh Hòa) 160mm, M Đrăk (Đắk Lăk) 151mm…
Dự báo, ngày và đêm nay, 1/12, do ảnh hưởng của không khí lạnh , ở Bắc bộ và Thanh Hóa trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-17 độ C, vùng núi 11-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Khu vực Hà Nội, hôm nay, 1/12, không mưa, trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 16-18 độ C.
Bắc bộ trời rét, nhiều nơi dưới 10 độ C, miền Trung mưa lớn do không khí lạnh
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên, trong ngày và đêm nay, ở các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, có mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 100mm; ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và từ Bình Định đến Khánh Hòa, có mưa vừa, có nơi mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 50mm.
Trong khi đó, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai thông tin, mưa lớn những ngày qua tại các tỉnh Nam Trung bộ đã gây ngập lụt, chia cắt nhiều nơi. Cụ thể, tại tỉnh Quảng Nam, mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt tại các huyện Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My; đất đá sạt lở tại đường Trường Sơn Đông đoạn qua Quảng Nam; ngập sâu, sạt lở tại Quốc Lộ 40B, đoạn qua huyện Bắc Trà My; ngập sâu, chia cắt tại các tuyến đường tỉnh ĐT 611, 615, 617 của tỉnh Quảng Nam.
Còn tại tỉnh Khánh Hòa, mưa lớn làm sạt lở một số tuyến đường giao thông trên quốc lộ 27C, hiện chưa thông xe , 1 người mất tích do lũ cuốn trôi.
Tại tỉnh Lâm Đồng, mưa lũ đã làm 2 du khách mất tích (sinh năm 1989 và 1992; từ TP.HCM) bị cuốn trôi khi qua cầu treo bị sập do lũ lúc 15h30/29/11 tại suối Long Lanh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương).
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh huy động lực lượng tại chỗ tìm kiếm người mất tích, di dời hộ dân khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn, tổ chức khắc khắc phục hậu quả; tiếp tục thống kê, đánh giá thiệt hại.
Trung Bộ có nơi mưa rất to, đề phòng lũ quét, sạt lở đất
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên từ nay đến ngày 01/12, ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến khoảng 200-400mm/đợt, có nơi trên 450mm.
Thời gian qua, mưa lũ đã gây ra hậu quả nặng nề cho các tỉnh miền Trung.
Từ ngày 29/11 đến ngày 30/11, ở Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm.
Ttừ chiều 28/11 đến ngày 1/12, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông chính ở Quảng Bình, Quảng Trị khả năng ở mức báo động 1 và trên báo động 1; các sông tại Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 1-báo động 2, có sông trên báo động 2; các sông từ Quảng Nam đến Phú Yên có khả năng lên mức báo động 2-báo động 3, các sông nhỏ có khả năng lên trên mức báo động 3.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị tại các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt là cấp 2.
Chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất
Ngày 27/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 533/VPTT gửi Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng về việc ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, vùng ngập sâu khi mưa lớn, hạ du các hồ chứa xung yếu; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Các đơn vị cũng cần tổ chức kiểm tra việc vận hành các hồ chứa, đặc biệt là các hồ thủy điện nhỏ để bảo đảm an toàn đập và vùng hạ du; chỉ đạo các đơn vị đảm bảo giao thông sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông khi cần thiết.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai cũng đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất để thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp, đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất. Các lực lượng chức năng sẵn sàng nhân lực, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như: mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền, đảm bảo an toàn tính mạng là quan trọng nhất.
Không khí lạnh tăng cường mạnh hơn
Hiện nay (28/11), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Dự báo, ngày và đêm nay (28/11), không khí lạnh tiếp tục tăng cường mạnh hơn.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, trời rét (thời gian rét xảy ra vào sáng và đêm) với nhiệt độ thấp nhất phổ biển 15-18 độ, vùng núi 13-16 độ, vùng núi cao dưới 10 độ.
Ở vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Khu vực Hà Nội không mưa, sáng và đêm trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biển 16-18 độ.
Không khí lạnh tăng cường và mưa lớn ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bắc Tây Nguyên Dự báo, ngày và đêm nay (29/10), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp rìa phía Đông Bắc hoàn lưu vùng áp thấp nên ở Bắc Bộ từ nay đến ngày 30/10 tiếp tục có mưa, mưa rào. Sáng sớm nay (29/10), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp rìa phía Đông Bắc hoàn lưu...