Không kháng nghị giám đốc thẩm vụ án UBND TP.Phan Thiết thua kiện người dân
Viện KSND tối cao nêu nhiều lập luận để không kháng nghị bản án mà UBND TP.Phan Thiết thua kiện trong vụ án hành chính.
Ngày 13.11, ông Nguyễn Văn Thông (ngụ P.Thanh Hải, TP.Phan Thiết, Bình Thuận) cung cấp tài liệu của Viện KSND tối cao, nêu rõ không kháng nghị bản án mà ông thắng kiện UBND TP.Phan Thiết trong vụ án hành chính.
Theo thông báo của Viện KSND tối cao, vào ngày 29.8.2022 Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án phúc thẩm (số 190) ngày 18.3.2022 của TAND cấp cao tại TP.HCM, giải quyết vụ án “ khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai”. Người khởi kiện là ông Nguyễn Văn Thông, người bị kiện là UBND TP.Phan Thiết.
Sau khi xem xét hồ sơ, Viện KSND tối cao nhận thấy, bản án hành chính sơ thẩm ngày 17.6.2021 của TAND tỉnh Bình Thuận tuyên “buộc UBND TP.Phan Thiết giải quyết chính sách mua 2 lô đất hộ ghép cho hộ ông Nguyễn Văn Thông” (do khi bị thu hồi đất, ông Thông có đơn gửi UBND TP.Phan Thiết đề nghị được mua đất theo diện hộ ghép, nhà đông con).
Quá trình phê duyệt phương án bồi thường, UBND TP.Phan Thiết chỉ có quyết định giao một lô đất ở cho ông Thông; nhưng thực tế không giao lô đất nào là không đúng.
Tại phiên tòa sơ thẩm (ngày 17.6.2021), TAND tỉnh Bình Thuận buộc UBND TP.Phan Thiết phải thực hiện hành vi giải quyết cho hộ ông Thông được mua đất tái định cư là phù hợp với điểm b, khoản 2, điều 193 luật Tố tụng hành chính 2015 là trong phạm vi khởi kiện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Viện KSND tối cao cho rằng nội dung bản án sơ thẩm nêu : “Buộc UBND TP.Phan Thiết xét giải quyết chính sách cho ông Thông mua 2 lô đất theo diện hộ ghép”, có mâu thuẫn với nội dung của chính bản án này tuyên “bác yêu cầu của ông Nguyễn Văn Thông về việc hủy bỏ Quyết định số 2242, ngày 21.3.2019 của UBND TP.Phan Thiết về việc phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ ông Thông”.
Một góc P.Thanh Hải, nơi có khu tái định cư sau giải tỏa để thi công đường Hùng Vương. ẢNH: QUẾ HÀ
Viện KSND tối cao cho rằng việc tòa tuyên “xét giải quyết chính sách mua 2 lô hộ ghép, nghĩa là còn phải xem xét có đủ điều kiện mua hay không, chứ chưa khẳng định chắc chắn rằng hộ ông Thông có được mua 2 lô đất theo hộ ghép hay không, như vậy chưa phát sinh kết quả gì” .
“Vì vậy, chưa đủ cơ sở để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên y án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận”, văn bản của Viện KSND tối cao nêu.
Như Thanh Niên đã nhiều lần đưa tin, trong vụ án trên, ông Nguyễn Văn Thông liên tục có đơn thư yêu cầu UBND TP.Phan Thiết phải thi hành bản án của tòa tuyên giải quyết 1 lô đất (bồi thường) và xét cho ông được mua tiếp 2 lô đất theo diện hộ ghép vì sau khi bị thu hồi đất các hộ khác là con ông đều không có đất ở.
TAND tỉnh Bình Thuận cũng có văn bản buộc UBND TP.Phan Thiết phải thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết (hiện nay) cho rằng đã có thông báo thủ tục giám đốc thẩm đã được Viện KSND cấp cao tại TP.HCM tiến hành. Mặt khác quá trình xem xét bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ ông Thông (thời điểm 2019) có nhiều sai phạm. UBND TP.Phan Thiết cho thanh tra lại phát hiện nhiều sai phạm của Hội đồng đền bù, giải tỏa (trước đây) cho nên đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an tiếp tục điều tra theo quy định.
Do vậy, UBND TP.Phan Thiết cho rằng không có cơ sở để thực hiện việc giao 1 lô đất cho ông Thông và bán thêm cho ông này 2 lô đất khác theo diện hộ ghép.
Hiện ông Nguyễn Văn Thông vẫn liên tục gửi đơn đến cơ quan chức năng yêu cầu UBND TP.Phan Thiết thực thi bản án mà ông thắng kiện.
Kỳ cuối: Đẩy nhanh việc xử lý tài sản đã kê biên, thu giữ
Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại.
Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.
Song những ngày TAND TP Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của "đại án", hàng nghìn người dân - các bị hại trong vụ án đã nóng lòng tập trung về đây để theo dõi thông tin liên quan đến số tài sản được các cơ quan tố tụng kê biên, phong tỏa và phán quyết của HĐXX đối với số tài sản này...
Để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, trong giai đoạn 2 của vụ "đại án", HĐXX cũng kiến nghị các Công ty CP Chứng khoán Tân Việt và các doanh nghiệp phát hành có phương án, kế hoạch thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nhà đầu tư mua các mã trái phiếu Vạn Trường Phát, Bông Sen, Tân Thành Long An, Quang Thuận với mã QT.H2025 và Thiên Phúc với mã THP.H2025... đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội có biện pháp giám sát, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các gói trái phiếu trên.
Dự án khu tứ giác Bến Thành, nơi tiếp tục được tòa đề nghị truy vết tài sản liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan.
HĐXX cũng kiến nghị rất rõ đối với việc thi hành án khi bản án có hiệu lực. Nhưng vấn đề quan trọng được các bị hại trong vụ án hết sức quan tâm là việc xử lý các tài sản đã tịch thu, phong tỏa, kê biên như thế nào, vào thời điểm nào để thu hồi tài sản cho Nhà nước; hoàn trả lại tiền cho người dân, doanh nghiệp. Bởi kể từ khi vụ án được khởi tố và tài sản của doanh nghiệp bị phong tỏa, ngăn chặn để phục vụ điều tra, không ít bị hại đã đi cầu cứu, gõ cửa nhiều cơ quan chức năng để mong nhận lại số tiền đã đầu tư của mình.
Dù cơ quan chức năng đã phong tỏa, ngăn chặn giao dịch đối với số tài sản rất lớn của Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm, các công ty trong hệ sinh thái của Tập đoàn VTP cũng như các cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ án, thì đến nay các bị hại vẫn phải chờ bản án có hiệu lực hoặc chờ cơ quan thi hành án vào cuộc. Hơn nữa, theo luật sư Phạm Văn Hữu, việc chi trả hay không, chi trả cho từng nhóm đối tượng ở mức nào còn liên quan các quy định đối với trái phiếu, tài sản bảo đảm của trái phiếu tương ứng với nghĩa vụ nợ trái phiếu cũng như các nghĩa vụ khác có liên quan. Trường hợp trái phiếu không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm được bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ nợ khác nhau, thì trái chủ sẽ là những người được chi trả sau khi xử lý nợ theo trình tự quy định của pháp luật. Như vậy sẽ càng khó khăn hơn cho các trái chủ khi nhiều lô trái phiếu do các công ty trong hệ sinh thái của Tập đoàn VTP đã phát hành đều là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và không có bảo lãnh thanh toán. Vì vậy, việc thu hồi tiền trả lại cho các trái chủ là không hề đơn giản, nhất là khi trái chủ chỉ là người được thụ hưởng cuối cùng sau khi đã thực hiện xử lý nợ theo quy định.
Về phía Ngân hàng SCB, do nhiều tài sản trong các công ty liên quan đến hệ sinh thái của Tập đoàn VTP đang bị thu giữ, tạm ngừng giao dịch chính là tài sản bảo đảm hoặc là nguồn thu nhập để trả nợ cho các khoản vay tại SCB từ các công ty này hoặc bên có liên quan. Do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tố tụng đã thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản khiến việc trả nợ cũng như các nguồn thu trả nợ không thực hiện được và SCB cũng không thể xử lý tài sản để thu hồi nợ. Trong khi đó Ngân hàng Nhà nước đã đặt SCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thực hiện cho vay đặc biệt để bảo đảm khả năng chi trả của SCB. Trong tình hình này, một mặt SCB vẫn phải chi trả các khoản lãi huy động vốn cũng như lãi vay đặc biệt, mặt khác lại không thể thu hồi các khoản gốc và lãi cho vay dẫn tới thâm hụt dòng tiền nghiêm trọng. Do đó tổn thất đối với SCB càng lớn nếu tài sản đã kê biên, phong tỏa không được Cơ quan thi hành án nhanh chóng xử lý để thu nợ. Điều này cũng sẽ tác động rất lớn đến khả năng thu hồi khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với SCB.
Với thực trạng trên, việc nhanh chóng xử lý các tài sản liên quan đến "đại án" trên là vấn đề quan trọng, cần được ưu tiên để hạn chế những tổn thất cho Nhà nước và các bị hại. Song khúc mắc hiện nay ngoài vấn đề nhân lực của ngành thi hành án dân sự hoặc pháp lý phức tạp của tài sản, thì Điều 89 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021 - BLTTHS) đã quy định cụ thể về "vật chứng", nhưng BLTTHS chưa quy định rõ về "tang vật" trong khi tang vật cũng là vật chứng. Mặt khác, để bảo đảm thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự và cũng là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng cùng các chủ thể khác có liên quan, pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành đã có nhiều quy định về việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự. Cụ thể là vật chứng được xử lý theo Điều 106 BLTTHS. Trong đó đã quy định rõ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền có quyền trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Theo LS Phạm Văn Hữu, trước đây khi BLTTHS năm 1988 còn hiệu lực, liên ngành TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24/10/1998 (Thông tư 06/1998) hướng dẫn cách thức xử lý đối với vật chứng là kho tàng, nhà xưởng, khách sạn, nhà, đất, cũng như các phương tiện sản xuất, kinh doanh khác mà trước đó bị can, bị cáo đã thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán. Nhưng đến thời điểm hiện tại, trên tinh thần của BLTTHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) thì do thời gian ban hành đã quá lâu Thông tư 06/1998 đã có một số nội dung không còn phù hợp.
Để kịp thời giải quyết vướng mắc trên, Quốc hội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Trong phiên thảo luận tại tổ về vấn đề này tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào sáng 30/10 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội Quốc, nhất là các đại biểu đang công tác trong các cơ quan tố tụng đã thẳng thắn phân tích những bất cập trong các quy định hiện hành. Từ đó nhiều đại biểu cho rằng, việc ban hành Nghị quyết thí điểm về vấn đề trên là hết sức cấp thiết, tránh lãng phí tài sản đã thu giữ, giảm hao tổn nhân lực, vật lực không cần thiết phải dành cho quá trình trông giữ, bảo quản tang vật, cả những tang vật không còn giá trị trong thời gian dài. Nghị quyết thí điểm trên cũng sẽ là khung pháp lý quan trọng để đẩy nhanh việc xử lý khối tài sản rất lớn sau phong tỏa, ngăn chặn, kê biên và thu giữ từ các bị cáo và các tổ chức, cá nhân liên quan đến Trương Mỹ Lan và hệ sinh thái VTP.
Trộm sâm Ngọc Linh rồi đem về trồng ở vườn nhà mình Tại cơ quan công an, A Ngang (ở H.Tu Mơ Rông, Kon Tum) khai nhận đã trộm 350 gốc sâm Ngọc Linh của anh A Tâm rồi mang về trồng ở vườn sâm của mình. Ngày 24.10, UBND H.Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức thưởng nóng cho Công an H.Đăk Glei vì đã có thành tích xuất sắc trong việc phá vụ án...