Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau
Thống kê của quận Tây Hồ ( Hà Nội ) cho thấy đối với việc học online , tỉ lệ tham gia của bậc tiểu học là 94%, khối THCS là 97%.
Ảnh minh họa
Nếu trong tuần tới trở lại trường, việc đầu tiên của các thầy cô giáo là kiểm tra, ôn tập lại các kiến thức đã triển khai dạy online trong 3 tuần vừa qua. Đồng thời sẽ có biện pháp để kèm thêm các em HS tiếp thu bài trong thời gian học online chưa tốt…
Chia sẻ quan điểm này, ông Phạm Ngọc Oanh, Trưởng phòng GDĐT huyện Ba Vì ( Hà Nội ) cho biết thời gian vừa qua, phòng, các nhà trường tổ chức tuyên truyền tới 100% phụ huynh HS tinh thần chỉ đạo dạy trực tuyến để phụ huynh phối hợp giúp đỡ con em mình trong giờ học. Giáo viên chủ nhiệm họp với phụ huynh để đăng ký giờ học trực tuyến. Trên cơ sở đó, nhà trường phân lớp dạy theo khung thời gian cho mỗi khối lớp.
Đối với các địa phương đường mạng yếu hoặc không có mạng, phòng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tăng cường nhiệm vụ học tập và kiểm tra việc học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà. Giáo viên cũng quay lại phần bài giảng và gửi qua nhóm zalo để phụ huynh nắm bắt và hướng dẫn con em mình. Đánh giá của phòng GDĐT huyện Ba Vì qua kiểm tra, dự giờ đột xuất cũng như ghi nhận từ các nhà trường cho thấy, HS tiếp cận tương đối tốt với hình thức học trực tuyến do có phụ huynh hỗ trợ và cùng ngồi học với các em.
Đối với lớp 9, các em sắp trải qua cuộc thi vào lớp 10 đầy căng thẳng. Từ giáo viên, cơ sở vật chất và thời gian học đều dành sự ưu tiên cho khối lớp này để 100% HS khối 9 có thể tham gia học trực tuyến đầy đủ và tiếp thu thuận lợi nhất. Vì vậy, khi trở lại học tập trung cũng không quá lo ngại.
Còn lớp 1, là năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới nên cả thầy và trò còn nhiều bỡ ngỡ. Thống kê của huyện Ba Vì cho thấy có 5.655 HS và được bố trí dạy vào buổi tối từ 19h đến 21h để phụ huynh phối hợp hỗ trợ. Mỗi ngày, các em học từ 3 đến 4 tiết, chủ yếu học môn Toán và Tiếng Việt. Với 79 HS còn gặp khó khăn về phương tiện học trực tuyến, phòng cùng nhà trường, giáo viên tuyên truyền xã hội hóa để HS có phương tiện học tập, hoàn thành việc học trực tuyến cùng thầy cô và các bạn.
Làm sao để bảo đảm đầy đủ các nội dung của chương trình, cố gắng triển khai một năm học trọn vẹn đối với HS lớp 1 là mục tiêu không phải chỉ riêng của Ba Vì mà tất cả các địa phương cùng mong muốn bởi đây là khối lớp tiên phong triển khai chương trình GDPT 2018, rất cần những đánh giá, tổng kết nghiêm túc, khách quan làm tiền đề triển khai những năm sau này.
Giám đốc Sở GDĐT Thừa Thiên-Huế Nguyễn Tân cũng cho biết, quan điểm của Sở là không để HS nào bị bỏ lại phía sau không chỉ trong mùa dịch này mà là trong suốt quá trình dạy học. HS không có phương tiện học online , học không hiểu, không hiệu sẽ được bố trí giáo viên dạy riêng, bổ túc lại kiến thức. Những HS có hoàn cảnh khó khăn sau dịch, nhà trường phải hỗ trợ, động viên, cương quyết không để một em HS nào phải bỏ học vì lý do hoàn cảnh.
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: 3 điểm mới khiến học sinh và phụ huynh “đứng ngồi không yên”
Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thông tin cụ thể về phương thức thi tuyển, cách đăng ký nguyện vọng cũng như khu vực tuyển sinh trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2021, trong đó có một số điểm mới đáng lưu ý, khiến phụ huynh và teen khối 9 lo lắng.
Teen được đăng ký 3 nguyện vọng và không được thay đổi
Theo quy định tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội trước đây, teen có thể thay đổi nguyện vọng dự tuyển 1 lần bằng cách nộp đơn tại các phòng GD&ĐT. Tuy nhiên, theo kế hoạch mới năm 2021, sĩ tử thi vào lớp 10 THPT không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký.
Thay vì đăng ký 2 trường như các năm trước, mùa tuyển sinh năm nay, học sinh Hà Nội được nộp nguyện vọng dự tuyển vào 3 trường trung học phổ thông công lập. Mỗi sĩ tử sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng, xếp theo thứ tự ưu tiên. Trong đó nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú. Nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Quy định này đã tạo nên một số tranh luận trái chiều khi cho rằng nhiều trường hợp học sinh trái tuyến ở khu vực muốn thi sẽ không có cơ hội được vào trường công ở khu vực đó.
"Ví dụ nhiều bạn học sinh giỏi muốn dự tuyển vào các trường top đầu nhưng nếu hộ khẩu "trái tuyến" với khu vực tuyển sinh có trường đó thì xem như không có khả năng" - Facebook Loan Do bình luận.
Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng đã là các bạn học sinh chăm ngoan, học giỏi thì dù có học ở môi trường nào các bạn cũng có thể chứng tỏ khả năng, không nhất thiết phải đua nhau thi vào trường điểm. "Việc tuyển sinh theo địa bàn hộ khẩu để giảm bớt áp lực cho các trường trọng điểm theo cá nhân mình là hợp lý. Chưa kể các bạn học sinh thi đúng khu vực thì cũng là được học gần nhà, vừa tiện lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian, chưa kể còn giảm bớt ùn tắc, ô nhiễm cho thành phố" - Bạn Thanh Thanh chia sẻ.
Teen thi vào 10 Hà Nội năm nay được đăng ký 3 nguyện vọng vào các trường THPT công lập. (Ảnh minh họa Internet)
Được chọn khu vực tuyển sinh bất kỳ nếu chỉ đăng ký 1 nguyện vọng duy nhất
Những năm trước đây, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép thí sinh được đổi khu vực tuyển sinh. Theo đó, những bạn teen ở vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ được phép đổi khu vực tuyển sinh. Tuy nhiên, hình thức này không còn được áp dụng trong kỳ thi tuyển vào 10 tại Hà Nội năm 2021. Trừ khi học sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng thì nguyện vọng đó có thể thuộc bất kỳ khu vực tuyển sinh nào.
Về khu vực tuyển sinh, năm học 2021 - 2022, đối với các trường THPT công lập, Hà Nội vẫn phân chia thành 12 khu vực tuyển sinh như các năm học trước. Nếu học sinh có hộ khẩu ở địa bàn này nhưng cư trú thực tế tại nơi khác thì gia đình học sinh làm đơn, có xác nhận của chính quyền địa phương, Sở sẽ xem xét, cho phép học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển ở khu vực tuyển sinh theo nơi cư trú thực tế.
12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm 2021. (Ảnh minh họa Internet)
Công bố môn thi thứ 4 vào tháng 3/2021
Theo dự kiến, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 sẽ được tổ chức vào ngày 29 và 30/5/2021. Kỳ thi gồm 4 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư (được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý). Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ công bố bài thi thứ tư vào tháng 3/2021.
Việc giữ nguyên hình thức thi 4 môn để tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm nay cũng gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Không ít phụ huynh lo lắng việc thi 4 môn sẽ gây áp lực cho con em mình, bởi thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các em liên tục phải học trực tuyến, chất lượng e rằng khó đảm bảo như học trực tiếp trên lớp. Trên các trang MXH, nhiều cha mẹ bày tỏ nguyện vọng mong Sở GD&ĐT Hà Nội xem xét đề xuất bỏ môn thi thứ 4 như đã thực hiện trong mùa tuyển sinh năm ngoái.
Được biết, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Marie Curie cũng đã gửi thư đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội xem xét, sửa quyết định về kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020 - 2021. Theo đó, thầy Khang đề xuất chỉ thi các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; bỏ môn thi thứ tư.
Chia sẻ với báo chí, Thầy Khang cho rằng việc đề xuất giảm bớt môn thi ở kỳ thi lớp 10 nhằm giảm áp lực cho giáo viên và học sinh cuối cấp, cùng đó giúp người dân yên tâm chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời giảm được đáng kể quy mô tổ chức kỳ thi của toàn thành phố.
Những con đường hướng nghiệp không mang tên "đại học" Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, đa số sẽ học tiếp lên THPT, số lượng thí sinh lựa chọn học nghề rất ít. Các chuyên gia khuyến cáo, trong một xã hội thừa lao động nhưng vẫn thiếu thợ lành nghề như thời gian qua, việc lựa chọn được hướng...