Khoe thân nơi công cộng: Nhức mắt mà phạt không được!
Nghị định 167/2013 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 28/12/2013), không phạt việc không mặc gì hoặc chỉ mặc quần áo lót ở nơi đông người.
Hàng loạt “phiên bản cởi đồ” đã xuất hiện ở Nam Định, Nha Trang, Cần Thơ… – Ảnh: cắt từ clip
Chỉ hai tuần sau khi video clip “ Anh không đòi quà” của rapper Karik, nhạc sĩ Only C và Amanda Baby được phát hành trên Youtube, nhiều bạn trẻ các vùng miền đua nhau chế lại video clip này để tung lên mạng. Trong các video clip đều có cảnh nữ nhân vật chính đi giữa đường phố lần lượt cởi bỏ đồ đạc, quần áo, chỉ còn lại… áo ngực và quần lót.
Khó chấp nhận
Đây là lý do mà UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo Sở VH-TT&DL tỉnh này làm rõ nội dung của hai video clip tương tự xuất xứ từ Phan Thiết có vi phạm các quy định hiện hành không. Nếu có thì sở phải phối hợp với một số cơ quan xác minh thông tin và có biện pháp xử lý.
Video đang HOT
Trước đó (trưa 13/12), không như nhiều nơi chỉ phát hiện vụ việc từ clip trên mạng, Công an phường Hưng Phú ( quận Cái Răng, TP Cần Thơ) đã đến hiện trường ghi nhận một nhóm thanh thiếu niên đang quay video clip trên ở một con đường thuộc Khu dân cư Hưng Phú 1. Trên đường đến trụ sở công an phường, nhóm này đã lấy thẻ nhớ khỏi máy và sau đó tung video clip lên mạng. Công an phường đã lập biên bản vi phạm, đồng thời chuyển hồ sơ cho công an quận xem xét, xử lý nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể.
Phạt sao là đúng?
Hình ảnh cô gái mặc đồ lót “lượn lờ” trên phố làm nhiều người nghĩ ngay đến hành vi vi phạm quy định nếp sống văn minh theo khoản 1 điều 10 nghị định 73/2010 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội) có mức phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. Thế nhưng, điều khoản này lại nêu hết sức cụ thể về địa điểm vi phạm, đó là “không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội”.
Các video clip trên đều được quay ở các con đường vắng. Thế nhưng, ngay cả khi có nhiều người qua lại thì cũng không thể xác định đường phố là nơi có nhiều người tập hợp để cùng làm việc gì đó theo đúng nghĩa của từ “hội họp” nêu ở quy định. Vậy, nếu phạt các cô gái trong video clip theo nghị định 73 thì liệu có thuyết phục?
Có góc nhìn khác, khi trả lời báo Thanh Niên ngày 18/12, ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL, cho rằng: “Trường hợp này là ăn mặc phản cảm không đúng thuần phong mỹ tục và có thể xử lý theo nghị định 75/2010 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa)”.
Vì theo ông, đã diễn để quay phim thì phải tính là biểu diễn, không phân biệt chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp. Nếu thế thì có thể xử phạt các cô gái theo khoản 1c điều 16 nghị định 75/2010 về việc vi phạm các quy định về biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang, mà cụ thể là “mặc trang phục, hoá trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam”.
Mức phạt tiền cho hành vi này là từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (cao gấp mấy chục lần so với mức phạt đã nêu của nghị định 73) và như đã phân tích thì phù hợp hơn.
Vi phạm nếp sống văn minh: Sau ngày 28/12 tính sao?
Từ các phiên bản của video clip “Anh không đòi quà” đang lan truyền rầm rộ trên mạng mới giật mình: Nếu hở hang ở bất cứ nơi nào để biểu diễn thì có thể bị phạt “theo nghị định về văn hóa” nhưng nếu khoe thân trên đường mà không vì lý do biểu diễn, trình diễn gì cả thì ai nhức mắt cứ nhức chứ chính quyền không thể phạt!
Chưa kể, ngày 28/12 tới đây, nghị định 73/2010 hết hiệu lực. Việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội… được thực hiện theo nghị định 167/2013. Điều đáng nói là nghị định này không còn giữ lại điều 10 nghị định 73 về “hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh” và như vậy việc không mặc gì hay chỉ mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người… chưa có quy định nào điều chỉnh và nếu vậy thì không thể phạt.
Mới đây, cảnh sát ở San Francisco – Mỹ đã bắt một cặp đôi khỏa thân trong lễ cưới ngay trên đường phố. Họ xử lý được do Ủy ban giám sát bang này đã thông qua lệnh cấm khỏa thân trên đường phố, vỉa hè, hệ thống giao thông công cộng… Còn ở ta, nếu có ai đó cắc cớ bắt chước thì chắc chính quyền chỉ biết “túm lại” rồi vận động, thuyết phục “mặc ngay quần áo vào” để tránh… kẹt xe!
Theo Xahoi
Tiếp tục tìm kiếm 'kho vàng 4.000 tấn'?
Chiều nay 20.12, nguồn tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết Thường vụ Tỉnh ủy đã có chủ trương đồng ý cho gia hạn một năm để cụ Trần Văn Tiệp (98 tuổi, trú TP.HCM) tìm kiếm &'kho vàng 4.000 tấn' ở núi Tàu.
Một góc núi Tàu tan hoang do cụ Tiệp tìm kho vàng 4000 tấn
Tuy nhiên trao đổi với PV Thanh Niên Online, một Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khẳng định "đây mới chỉ là chủ trương". Trước khi cấp phép gia hạn, UBND tỉnh sẽ yêu cầu cụ Tiệp phải trình phương án tìm kiếm chi tiết cho đợt gia hạn này và phải có cam kết "không xin gia hạn thêm nữa". Dự kiến sẽ cho cụ Tiệp tiếp tục tìm kiếm "kho vàng 4.000 tấn" kể từ ngày 1.1.2014 cho đến 31.12.2014 (một năm).
Trước đó, UBND tỉnh cho cụ Tiệp gia hạn 6 tháng, tăng thêm hơn một trăm mũi khoan nhưng cụ Tiệp "không chịu" và xin gia hạn hẳn một năm. Vì vậy UBND tỉnh phải xin ý kiến Thường vụ Tỉnh ủy.
Như Thanh Niên Online đã nhiều lần đưa tin, nghi rằng ở núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) có một kho vàng tới 4.000 tấn do quân đội Nhật Bản chôn giấu từ năm 1943, từ năm 1993 đến nay cụ Tiệp đã bỏ ra hàng trăm lượng vàng để tìm kiếm, nhưng vẫn chưa có kết quả gì.
Theo TNO
Màn phá trại giải cứu Long 'Rồng đỏ' như phim hành động Chiều 11/12, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận có cuộc họp khẩn để nghe Công an và Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận báo cáo chi tiết vụ giải cứu Long "rồng đỏ" tức Nguyễn Ngọc Long, học viên cai nghiện tại Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động - xã hội (gọi tắt là trung tâm) Bình Thuận. Theo...