Khoe thân giữa đường: Nhức mắt mà phạt không được
Nghị định 167/2013 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 28/12/2013), không phạt việc không mặc gì hoặc chỉ mặc quần áo lót ở nơi đông người.
Chỉ hai tuần sau khi video clip Anh không đòi quà của rapper Karik, nhạc sĩ Only C và Amanda Baby được phát hành trên Youtube, nhiều bạn trẻ các vùng miền đua nhau chế lại video clip này để tung lên mạng. Trong các video clip đều có cảnh nữ nhân vật chính đi giữa đường phố lần lượt cởi bỏ đồ đạc, quần áo, chỉ còn lại… áo ngực và quần lót.
Khó chấp nhận
Đây là lý do mà UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo Sở VH-TT&DL tỉnh này làm rõ nội dung của hai video clip tương tự xuất xứ từ Phan Thiết có vi phạm các quy định hiện hành không. Nếu có thì sở phải phối hợp với một số cơ quan xác minh thông tin và có biện pháp xử lý.
Hình ảnh cắt từ clip.
Trước đó (trưa 13/12), không như nhiều nơi chỉ phát hiện vụ việc từ clip trên mạng, Công an phường Hưng Phú (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) đã đến hiện trường ghi nhận một nhóm thanh thiếu niên đang quay video clip trên ở một con đường thuộc Khu dân cư Hưng Phú 1. Trên đường đến trụ sở công an phường, nhóm này đã lấy thẻ nhớ khỏi máy và sau đó tung video clip lên mạng. Công an phường đã lập biên bản vi phạm, đồng thời chuyển hồ sơ cho công an quận xem xét, xử lý nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể.
Phạt sao là đúng?
Hình ảnh cô gái mặc đồ lót “lượn lờ” trên phố làm nhiều người nghĩ ngay đến hành vi vi phạm quy định nếp sống văn minh theo khoản 1 điều 10 nghị định 73/2010 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội) có mức phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. Thế nhưng, điều khoản này lại nêu hết sức cụ thể về địa điểm vi phạm, đó là “không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội”.
Các video clip trên đều được quay ở các con đường vắng. Thế nhưng, ngay cả khi có nhiều người qua lại thì cũng không thể xác định đường phố là nơi có nhiều người tập hợp để cùng làm việc gì đó theo đúng nghĩa của từ “hội họp” nêu ở quy định. Vậy, nếu phạt các cô gái trong video clip theo nghị định 73 thì liệu có thuyết phục?
Có góc nhìn khác, ngày 18/12, ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL, cho rằng: “Trường hợp này là ăn mặc phản cảm không đúng thuần phong mỹ tục và có thể xử lý theo nghị định 75/2010 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa)”.
Video đang HOT
Vì theo ông, đã diễn để quay phim thì phải tính là biểu diễn, không phân biệt chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp. Nếu thế thì có thể xử phạt các cô gái theo khoản 1c điều 16 nghị định 75/2010 về việc vi phạm các quy định về biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang, mà cụ thể là “mặc trang phục, hoá trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam”.
Mức phạt tiền cho hành vi này là từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (cao gấp mấy chục lần so với mức phạt đã nêu của nghị định 73) và như đã phân tích thì phù hợp hơn.
Đang quay clip “Anh không đòi quà” phiên bản Cần Thơ thì nhóm thực hiện bị công an lập biên bản xử phạt vì mặc… nội y nơi công cộng.
Vi phạm nếp sống văn minh: Sau ngày 28/12 tính sao?
Từ các phiên bản của video clip Anh không đòi quà đang lan truyền rầm rộ trên mạng mới giật mình: Nếu hở hang ở bất cứ nơi nào để biểu diễn thì có thể bị phạt “theo nghị định về văn hóa” nhưng nếu khoe thân trên đường mà không vì lý do biểu diễn, trình diễn gì cả thì ai nhức mắt cứ nhức chứ chính quyền không thể phạt.
Chưa kể, ngày 28/12 tới đây, nghị định 73/2010 hết hiệu lực. Việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội… được thực hiện theo nghị định 167/2013. Điều đáng nói là nghị định này không còn giữ lại điều 10 nghị định 73 về “hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh” và như vậy việc không mặc gì hay chỉ mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người… chưa có quy định nào điều chỉnh và nếu vậy thì không thể phạt.
Mới đây, cảnh sát ở San Francisco – Mỹ đã bắt một cặp đôi khỏa thân trong lễ cưới ngay trên đường phố. Họ xử lý được do Ủy ban giám sát bang này đã thông qua lệnh cấm khỏa thân trên đường phố, vỉa hè, hệ thống giao thông công cộng… Còn ở ta, nếu có ai đó cắc cớ bắt chước thì chắc chính quyền chỉ biết “túm lại” rồi vận động, thuyết phục “mặc ngay quần áo vào” để tránh… kẹt xe.
Theo Tuổi Trẻ
'Anh không đòi quà' và cơn sốt cover
Vấn đề thời sự nóng hổi trong MV của Only C và Karik đã tạo nên một trào lưu cover hot hiếm thấy trong giới trẻ.
Dựa trên câu chuyện mang tính thời sự về một cô gái xinh đẹp bị bạn trai đòi quà khi chia tay, nhạc sĩ Only C cùng ê-kíp của đạo diễn Trần Việt Anh đã thực hiện MV Anh không đòi quà gây sốt trong cộng đồng mạng. Với giai điệu bắt tai, lời ca đơn giản và màn lột đồ táo bạo của "kiều nữ" Amanda Baby, MV đã thu hút hơn 2 triệu lượt xem, hàng nghìn bình luận trái chiều chỉ sau hơn một tuần đăng tải.
Không chỉ phản ánh vấn đề đang hot hiện nay, MV Anh không đòi quà còn tạo nên một cơn sốt mới với hàng chục bản cover có lượt xem đông đảo. Phiên bản đồng tính Anh không đòi quà của nhóm hài BB&BG thu hút gần một triệu lượt xem, mang đến tiếng cười với diễn xuất tự nhiên của anh chàng giả gái BB Trần.
Only C và Amanda Baby trong MV gốc.
Nam thanh, nữ tú đất Hà thành lại đem đến sự thú vị bằng một phiên bản đòi quà ngược - chàng trai trở thành đối tượng bị đòi quà thay vì cô gái như trong MV gốc. Khán giả cũng được phen "nóng mắt" khi thấy anh chàng điển trai từ từ lột đồ ném trả người yêu, đồng thời khoe khéo thể hình 8 múi săn chắc. Những phiên bản khác như giả gái, piano, Vũng Tàu, Gia Lai, Nghệ An... cũng nhận được sự chú ý trên kênh Youtube.
Cách thể hiện đơn giản nhưng vẫn tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ của MV Anh không đòi quà còn được ê-kíp không chuyên sử dụng để châm biếm những vấn đề được giới trẻ quan tâm hiện nay như: hẹn hò với bạn gái chỉ mang 100.000 đồng, nạn hôi của, "cơn sốt" Kim Tan.
Thành công của MV Anh không đòi quà có những nét tương đồng với Gangnam Style mà Psy từng làm được trước đây: châm biếm những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Sản phẩm âm nhạc dễ nghe với lời ca dí dỏm. MV đơn giản nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Đặc biệt, những clip cover tràn lan trên mạng cũng góp phần đẩy mạnh sự phổ biến của MV. Đây cũng là lần đầu tiên một MV Việt có được nhiều phiên bản cover như vậy.
Nhắc tới điều này, nhạc sĩ Only C - tác giả ca khúc Anh không đòi quà -cho biết: "Nhiều khán giả thường gửi cho tôi link của các bản cover và hỏi tôi ý kiến. Điều khiến tôi bất ngờ là có không ít video được dựng và thực hiện khá chuyên nghiệp, truyền tải nội dung theo cách rất riêng và hài hước". Only C dự định cùng ê-kíp sẽ tung beat của ca khúc lên mạng để nhiều bạn có thể hát theo.
Amanda. Ảnh: NVCC
Only C. Ảnh: NVCC
Only C và Amanda. Ảnh: NVCC
Tuy được ủng hộ nhiệt tình, nhưng MV Anh không đòi quà không tránh khỏi nghi án đạo nhái. Trong đó, khán giả "tố" MV đạo ý tưởng từ một MV của Trung Quốc và "mượn" nhạc từ ca khúc Hàn Quốc - My Love (Lee Seung Chul). Nhạc sĩ trẻ Only C trần tình: "Khi trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình, đạo diễn Trần Việt Anh đã nói rõ là mượn ý tưởng từ một MV trên mạng. Trên thực tế, MV của Trung Quốc cũng được làm dựa trên MVBaby Baby Baby của Pháp đã ra mắt trước đó".
Còn về chuyện "mượn" nhạc từ một ca khúc Hàn Quốc, Only C cho rằng, nghi án đó không có cơ sở vì hai bài hát có tempo khác nhau, melody, hòa âm cũng khác nhau. "Nếu nói rằng tôi đạo nhạc, các bạn thử lấy beat bàiMy Love hát thử bài Anh không đòi quà sẽ thấy nó khác".
Phiên bản đồng tính Anh không đòi quà.
Phiên bản Anh không đòi quà của Hà Nội.
Only C chia sẻ thêm, anh làm MV chỉ để mọi người cảm thấy thư giãn, không nhằm mục đích châm biếm, đả kích ai. "Dù vậy, trong cuộc sống cũng không tránh khỏi chuyện nọ chuyện kia. Tôi tin câu chuyện bị bạn trai đến đòi quà sau khi chia tay là có thật và chắc không hiếm những trường hợp như vậy. Ngay đến nữ diễn viên xuất hiện trong MV - Amanda Baby (tên thật Trương Lệ Vân) cũng từng gặp tình cảnh dở khóc dở cười tương tự", nhạc sĩ nhận định.
Sắp tới, Only C đã lên kế hoạch để thực hiện tiếp một phiên bản khác củaAnh không đòi quà theo hướng hài hước. Bản thân nhạc sĩ cũng đang tập trung với vai trò sáng tác nhạc cho một bộ phim điện ảnh sẽ ra rạp vào dịp Valentine. Ngoài ra, Only C tiết lộ, nếu có vấn đề xã hội nào hot và gây cảm hứng, anh sẽ tiếp tục viết nhạc để gửi tới khán giả.
Anh không đòi quà - Karik ft Only C.
Gay version.
Hà Nội version.
Theo Trí thức
4 lý do khiến 'Anh không đòi quà' tạo cơn sốt cuối năm Ăn theo một sự kiện dân mạng rất quan tâm gần đây, ca khúc của Only C và Karik thành hiện tượng âm nhạc mạng của năm. Cùng giải mã những yếu tố tạo cơn sốt này. Chỉ là ca khúc ăn theo sự kiện một anh chàng đòi lại quà đã tặng người yêu cũ được bàn tán trên mạng, cũng không...