Khoe “lao” xe 414km/h, triệu phú bị chỉ trích kịch liệt
Radim Passer – triệu phú giàu có thứ 33 tại Séc, đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì video “lao ô tô như bay” trên đường cao tốc.
Video được đăng tải lên mạng xã hội hôm 10/1 cho thấy, Passer đã đẩy siêu xe Bugatti Chiron lên tốc độ cực đại 414km/h khi di chuyển trên đường cao tốc Autobahn của Đức từ thủ đô Berlin đến thành phố Hannover.
Kèm theo video, Passer cho biết, video được quay từ năm ngoái trên đoạn đường cao tốc 3 làn, không có khúc quanh, dài 10km và tầm nhìn tốt.
Vị triệu phú khẳng định ông luôn đặt an toàn lên ưu tiên hàng đầu. Bối cảnh lúc đó rất phù hợp để di chuyển tốc độ cao.
Hình ảnh trích từ video triệu phú Séc đăng tải lên Youtube, khoe tăng tốc lên tới 414 km/h.
Tuy nhiên, qua video, có thể thấy, chiếc xe đã vượt qua một loạt phương tiện khác trên đường cao tốc và thời điểm quay video là khi trời chạng vạng, ánh sáng không rõ ràng.
Video đang HOT
Autobahn là hệ thống đường cao tốc nổi tiếng không giới hạn tốc độ của Đức.
Song, trong thông báo ngày 19/1, Bộ Giao thông Đức nhấn mạnh không chấp nhận những hành vi có thể gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông.
Tất cả mọi người khi di chuyển trên đường đều cần tuân thủ quy định đường bộ. Điều đầu tiên trong luật giao thông đường bộ Đức có viết “tất cả những người tham gia giao thông không được phép làm tổn hại, gây nguy hiểm, cản trở hoặc gây bất tiện cho người khác”, theo nội dung thông báo.
Theo tạp chí Forbes, ông Passer là người giàu thứ 33 của Cộng hòa Séc với khối tài sản trị giá 308 triệu USD.
Trung Quốc có thể sản xuất những chiếc ôtô tốt nhất thế giới?
Theo Tom Stecey, Trung Quốc hoàn toàn có thể sản xuất ra những chiếc ôtô với độ tin cậy của người Nhật, chất lượng chế tạo của người Đức và sự sang trọng của người Anh.
Những mẫu ôtô điện của Trung Quốc được sản xuất ra thời gian gần đây được đánh giá cao. Ảnh: AFP.
Trong bài viết trên The Conversation, Tom Stacey, Giảng viên Cao cấp về Hoạt động và Quản lý Chuỗi Cung ứng tại Đại học Anglia Ruskin nhấn mạnh, việc Trung Quốc sản xuất ra những chiếc ôtô tốt nhất thế giới chỉ là vấn đề thời gian.
Lợi thế của Trung Quốc
Trung Quốc từng đạt cột mốc là quốc gia sản xuất ôtô nhiều nhất thế giới vào năm 2008, tuy nhiên sản phẩm của họ chủ yếu là nhái những mẫu xe của phương Tây. Nhưng giờ đây, họ có thể tiến xa hơn một bước, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Mục tiêu của bất kỳ quốc gia sản ôtô nào là tạo ra chiếc xe có chất lượng vượt trội với mức giá thấp nhất có thể, đồng thời làm hài lòng chủ sở hữu với các tính năng sáng tạo và thiết kế đẹp.
Xe Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm ưu thế về độ tin cậy, trong khi chất lượng chế tạo là thương hiệu gắn liền với người Đức. Còn những mẫu xe như Rolls-Royce và Bentley (Anh) được biết đến với thiết kế sang trọng, lịch lãm. Trung Quốc có tất cả lợi thế để sản xuất ra những chiếc ôtô tốt nhất thế giới. Vì sao?
Trước tiên, Trung Quốc cũng có vị trí thuận lợi để sản xuất ôtô với mức giá phù hợp. Họ vẫn trả mức lương tương đối thấp và có hàng triệu công nhân lành nghề đang tham gia sản xuất. Công nhân có tay nghề cao rất quan trọng để giảm chi phí ôtô vì họ chế tạo ra những phương tiện ít cần điều chỉnh hoặc chế tạo lại.
Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn các nước khác để có thể sản xuất ôtô với số lượng lớn, chất lượng cao. Trong hình là Liên Vân Cảng, thuộc tỉnh Giang Tô, một trong những cảng lớn tại Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Trung Quốc cũng có các liên kết vận chuyển tuyệt vời, với nhiều nhà máy ôtô gần Thượng Hải, cảng vận chuyển lớn nhất thế giới. Điều này bao gồm cả "siêu nhà máy" Gigafactory của Tesla, một trong những cơ sở sản xuất ôtô lớn nhất trên thế giới, có khả năng sản xuất khoảng 2.000 xe ôtô mỗi ngày. Việc đưa sản phẩm ra ngoài sớm, vận chuyển nhanh để sớm đến tay khách hàng sẽ giảm chi phí sản xuất. Lợi thế khác của Trung Quốc là chuỗi cung ứng linh kiện khổng lồ của họ, vốn đã là nhà xuất khẩu lớn các bộ phận xe hơi sang các quốc gia khác.
Thay đổi để thích ứng
Công ty khởi nghiệp Polestar (thuộc sở hữu của Volvo) đang chế tạo những chiếc xe kết hợp giữa chất lượng hoàn thiện và các tính năng an toàn, thiết kế và hiệu suất mà khách hàng ở phương Tây yêu cầu.
Doanh số của chiếc SUV điện Polestar 2 đã vượt xa mẫu Tesla Model 3 ở Thụy Điển và Na Uy, mặc dù Model 3 nhìn chung vẫn là mẫu xe bán chạy hơn. Những chiếc xe Model 3 và Model Y của Tesla đều được sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc, và các chủ sở hữu ở Châu Âu đã báo cáo rằng, các phiên bản Trung Quốc tốt hơn.
Polestar và Tesla đều có nhà máy rất hiện đại, cả hai đều sản xuất những mẫu xe chiều khách hàng phương Tây, cũng như iX3 của BMW, một mẫu SUV chạy hoàn toàn bằng điện khác được sản xuất tại Trung Quốc để xuất khẩu trở lại châu Âu. Giống như Polestar và Tesla, iX3 đang tận dụng chuỗi cung ứng của Trung Quốc trong lĩnh vực pin xe điện, cũng như những linh kiện khác.
Tesla đặt nhà máy sản xuất ôtô lớn tại Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Gần đây, những chiếc xe cho Trung Quốc thiết kế và chế tạo không hề kém các mẫu xe ở phương Tây (nếu không muốn nói là ngang ngửa) và bắt đầu xâm chiếm thị trường tại đây. Xpeng là một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc chỉ sản xuất xe điện. Mẫu xe G3 của họ được bán khá chạy tại Trung Quốc và được đánh giá tốt ở Na Uy. Trong khi đó, Nio là một nhà sản xuất Trung Quốc khác đang có những bước tiến dài trong việc trở thành tên tuổi toàn cầu trong lĩnh vực xe điện thuần túy.
Trung Quốc đang có những thay đổi mạnh mẽ trong việc sản xuất ôtô và việc họ tạo ra những chiếc xe tốt nhất thế giới, có lẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Mini tăng tốc bán xe điện Nửa đầu 2021, doanh số toàn cầu mảng xe xanh của Mini đạt hơn 23.570 xe, tăng 175% so với cùng kỳ 2020. Trong nửa đầu năm 2021, thương hiệu xe Anh thuộc sở hữu của BMW bán gần 158.000 xe, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng xe có sử dụng động cơ điện đạt hơn 23.670 chiếc,...