Kho dự trữ “đầy ăm ắp”, Đức không lo Nga cắt hẳn nguồn cung khí đốt
Đức chỉ trải qua tình trạng thiếu khí đốt thực sự nghiêm trọng nếu nhiều yếu tố bất lợi xảy ra cùng lúc.
Đức đang chuẩn bị bước vào mùa đông thứ hai không có khí đốt Nga. Nước này đã chuẩn bị tốt hơn nhiều so với năm mùa đông năm ngoái: Các kho dự trữ đã đầy, năng lực nhập khẩu thay thế đã được tăng lên và các kế hoạch khẩn cấp đã được thực hiện.
Giống như các nước châu Âu khác, Đức có thể rút kinh nghiệm từ mùa đông năm ngoái, khi nhiều người lo ngại về sự thiếu hụt lớn nhưng cuối cùng vẫn tránh được, phần lớn nhờ vào mùa đông ôn hòa.
Các nhà phân tích cho rằng Đức chỉ trải qua tình trạng thiếu khí đốt thực sự nghiêm trọng nếu nhiều yếu tố bất lợi xảy ra cùng lúc. Người Đức hiện đang rất lạc quan.
Vị thế tốt hơn
Trong mùa đông đầu tiên kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine, những lo ngại về nguồn cung năng lượng ở châu Âu đã không xảy ra nhờ các biện pháp quyết liệt của EU và thời tiết có phần ôn hòa. “Gã khổng lồ” năng lượng nhà nước Nga Gazprom đã tạm dừng toàn bộ nguồn cung khí đốt cho Đức qua đường ống Nord Stream ( Dòng chảy phương Bắc) vào cuối tháng 8 năm ngoái.
Nhưng hiện tại, theo một nghiên cứu gần đây do Hiệp hội Năng lượng Đức (BDEW) ủy quyền, chỉ 14% người Đức được khảo sát tin rằng tình trạng thiếu nguồn cung có thể xảy ra trong những tháng mùa đông sắp tới, trong khi 64% tin rằng họ sẽ vượt qua mùa đông năm nay mà không gặp bất kỳ vấn đề lớn nào – ngay cả khi tình hình nguồn cung vẫn còn “chắp vá”.
Trên thực tế, 18% người tham gia khảo sát cho rằng tình hình khá thoải mái và tin chắc rằng Đức sẽ vượt qua mùa đông mà không gặp vấn đề gì. Chỉ có 4% là cảm thấy không chắc chắn.
Điều đó có nghĩa là “4 trong số 5 người tham gia khảo sát tin rằng Đức đã chuẩn bị tốt cho mùa đông sắp tới”, BDEW nhận xét.
Video đang HOT
Các đường ống tại cơ sở tiếp nhận khí đốt từ đường ống Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức. Nga đã dừng cung cấp khí đốt cho Đức qua đường ống này kể từ tháng 8/2022. Ảnh: Al Arabiya
“Nhờ sự hợp tác ăn ý giữa ngành năng lượng và các chính trị gia về vấn đề an ninh nguồn cung trong hơn một năm rưỡi qua, giờ đây chúng ta có thể tương đối lạc quan về tình hình nguồn cung trong mùa đông này”, Giám đốc Điều hành BDEW Kerstin Andreae cho biết.
Đức đã tiến hành thử nghiệm khả năng xảy ra khủng hoảng nguồn cung khí đốt, nhằm mục đích thực hành điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp nguồn cung bị cắt luân phiên. Bộ Kinh tế Đức cũng đã cập nhật kế hoạch ứng phó khẩn cấp để tích hợp những kinh nghiệm đã thu được sau mùa đông vừa qua.
Ông Klaus Mller, Chủ tịch cơ quan quản lý năng lượng Đức Bundesnetzagentur (BNetzA), đồng ý rằng quốc gia Tây Âu đang ở vị thế tốt hơn nhiều khi bước vào mùa đông này, lưu ý rằng các cơ sở lưu trữ khí đốt của Đức đã “đầy ăm ắp” vào ngày 5/11 và việc nhập khẩu khí đốt vẫn ổn định.
Những dự báo lạc quan của ông Mller dựa trên 6 kịch bản mới về mô hình hóa nguồn cung khí đốt của Đức trong những tháng tới. BNetzA đã giới thiệu các mô hình này vào đầu tháng 11 và chỉ có 2 trong số 6 kịch bản này là đáng báo động.
Kịch bản tệ nhất
Nếu mùa đông vẫn lạnh vừa phải thì BnetzA tin rằng có rất ít nguy cơ nguồn cung bị thắt chặt. Điều này có thể thay đổi nếu nhiệt độ giảm đáng kể, như đã xảy ra vào mùa đông năm 2012.
Một thách thức khác có thể là nếu Nga cắt hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine vào cuối tháng này. Điều này sẽ buộc Đức, quốc gia hiện nắm giữ công suất lưu trữ khí đốt lớn nhất EU, phải tăng cường tái xuất khẩu khí đốt sang Áo và các nước Đông Nam Âu.
Vấn đề cuối cùng mà BnetzA dự đoán là liệu Đức không thể nhập đủ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thông qua các cảng ở Bỉ và Hà Lan. Trường hợp như vậy sẽ xảy ra nếu tiêu dùng nội địa ở chính các quốc gia láng giềng này tăng lên do nhiệt độ thấp hơn.
Tuy nhiên, ông Mller khuyến nghị người Đức nên tiếp tục tiết kiệm năng lượng. “Không thể để mình bị quá lạnh, nhưng chúng tôi yêu cầu mọi người tiếp tục suy nghĩ cẩn thận về những cách có thể để giảm mức tiêu thụ năng lượng”, ông nói.
Người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Đức nói thêm rằng sử dụng ít khí đốt hơn cũng sẽ tiết kiệm được tiền. Trung bình, mỗi hộ gia đình ở Đức đã tiết kiệm được khoảng 440 euro nhờ sử dụng ít khí đốt hơn trong khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023.
Tóm lại, nếu nước Đức cạn kiệt khí đốt vào mùa đông này thì cũng phải đến tháng 2 năm sau điều đó mới xảy ra, và chỉ khi kịch bản tệ nhất xảy ra:
Thứ nhất, mùa đông sắp tới sẽ phải đặc biệt lạnh. Thứ hai, các hộ gia đình và các ngành công nghiệp sẽ phải duy trì mức tiêu thụ năng lượng cao. Thứ ba, Nga sẽ ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào tháng 11. Thứ tư, Đức sẽ buộc phải tái xuất khẩu một lượng đáng kể khí đốt từ các cơ sở lưu trữ của mình sang Nam Âu. Và thứ năm, nhập khẩu khí đốt từ các cảng LNG của Bỉ và Hà Lan phải giảm đáng kể.
Tất nhiên, không thể loại trừ kịch bản như vậy, nhưng các chuyên gia cho rằng rất khó có khả năng tất cả những yếu tố bất lợi như vậy xảy ra cùng một lúc.
Thực tế, nhu cầu tiêu thụ giảm do tàn dư của cuộc khủng hoảng năng lượng và thời tiết ôn hòa đang giúp châu Âu tiết kiệm đáng kể khí đốt. Theo dự báo của Maxar Technologies, phần lớn “cựu lục địa” sẽ có nhiệt độ ấm hơn bình thường vào giữa tháng 11.
Tổng thống Nga Putin chỉ rõ nghi phạm hàng đầu phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho rằng các cơ quan tình báo Mỹ rất có thể đứng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vào tháng 9 năm ngoái, đồng thời nói thêm là ông đồng ý với kết luận liên quan của nhà báo kỳ cựu người Mỹ Seymour Hersh.
Một trong các vị trí xảy ra tình trạng rò rỉ khí đốt tại đường ống Dòng chảy phương Bắc trên biển Baltic ngày 29/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc trao đổi với nhà báo Pavel Zarubin của Russia 24 TV tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng "rất khó" để đưa toàn bộ sự thật (liên quan tới vụ phá hoại đường ống Nord Stream) ra ánh sáng. Tuy nhiên, ông Putin hy vọng là vào một thời điểm nào đó thì (vụ phá hoại) "rốt cuộc sẽ tiết lộ".
Theo Russia 24 TV, tại cuộc trao đổi, nhà lãnh đạo Nga gọi ông Hersh là "một nhà báo Mỹ, người gần đây đã nổi tiếng trên thế giới", "đã tiến hành một cuộc điều tra và... kết luận rằng vụ nổ này do tình báo Mỹ dàn dựng".
Ông Putin nhấn mạnh: "Tôi hoàn toàn đồng ý với những kết luận này", nhưng không nói rõ liệu Nga có bất kỳ bằng chứng nào của riêng mình để hỗ trợ quan điểm này hay không.
Vào đầu tháng 2/2023, Seymour Hersh, nhà báo điều tra từng đoạt giải Pulitzer, tuyên bố rằng các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 đã bị Mỹ phá hủy vào tháng 9 năm ngoái trong một hoạt động bí mật.
Ông Hersh trích dẫn một nguồn tin nắm trực tiếp về kế hoạch hoạt động và nói rằng chất nổ đã được các thợ lặn Hải quân Mỹ đặt tại các đường ống dẫn khí đốt vào tháng 6/2022 dưới vỏ bọc của cuộc tập trận BALTOPS 22 của NATO.
Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn các phóng viên ngày 8/2, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson gọi những thông tin từ nhà báo Hersh là những lời cáo buộc "sai sự thật và hoàn toàn hư cấu".
Trong một tuyên bố ngắn, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Thủy quân lục chiến Garron J. Garn cũng nói với tờ The New York Post rằng "Mỹ không liên quan đến vụ nổ Nord Stream".
Người phát ngôn thuộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Bộ Ngoại giao Mỹ đồng loạt bác bỏ các cáo buộc của ông Hersh.
Vụ nổ đường ống Nord Stream xảy ra ở vùng quyền kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch trên biển Baltic sau khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine kéo dài 7 tháng. Cả hai quốc gia này đều kết luận vụ nổ xảy ra là cố ý, nhưng chưa chỉ rõ ai đứng sau vụ việc.
Mỹ và NATO gọi vụ tấn công đường ống này là hành động phá hoại, trong khi Nga đổ lỗi cho phương Tây và kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập. Tuy nhiên, không bên nào đưa ra bằng chứng rõ ràng.
Cảnh báo về khả năng thiếu khí đốt tại Đức trong mùa Đông năm 2023-2024 Cơ quan quản lý năng lượng Đức cảnh báo không thể loại trừ nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa Đông năm 2023-2024 vì có nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Đường ống dẫn khí đốt tại trạm khí đốt ở Werne, miền tây nước Đức, ngày 24/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Klaus Mueller - Chủ tịch Cơ quan quản lý năng lượng...