Khó chịu vì phải chở 2 mẹ con, hành động của vị khách khiến tài xế xe ôm hối hận
Thấy hai mẹ con, cậu tài xế xe ôm khó chịu ra mặt. Tôi không vui nhưng vẫn phải ngồi lên xe.
Tôi có thói quen đặt đồ ăn trưa đến nhà cho tiện. Mỗi lần đặt, tôi đều dùng các mã ưu đãi để được giảm t.iền vận chuyển, giá đồ ăn. Nhưng tôi không hề ngại ngần cho shipper thêm vài nghìn khi thấy họ vất vả mưa nắng giao đồ cho mình.
Cách đây mấy hôm, trời Hà Nội mưa to, tôi không thể ra ngoài ăn nên đặt cơm về nhà cho hai mẹ con. Thật ra, tôi nghĩ trời mưa này rất khó có người nhận đơn. Nhưng một lúc sau có cậu tài xế trẻ nhận.
Lúc cậu đến nơi, mặt đầy nước mưa, quần và giày ướt sũng. Cậu đưa đồ cho tôi và nói: “Em vừa nhận đơn của chị thì trời mưa to”. Không phải vì câu nói ấy tôi mới cảm động. Mà trước khi xuống, tôi đã cầm sẵn 20 nghìn đồng để “bo” cho cậu.
“Chị gửi em thêm 20 nghìn nhé, vất vả quá, mưa thế này đi một ngày được bao nhiêu đơn?”, tôi hỏi. Cậu thanh niên trẻ nhìn tôi cười, rối rít cảm ơn, còn nói “chúc chị ngon miệng”. Đó là lần đầu tiên tôi nhận được câu chúc ấy từ một shipper.
Anh tài xế hối hận khi nhận được “món quà” từ vị khách. Ảnh minh họa: FP
Tôi kể chuyện cho cô con gái nhỏ học lớp 4. Con gái ríu rít hỏi sao mẹ cho chú thêm t.iền. Tôi nhắc con, thấy người ta vất vả mang đồ ăn đến cho mình, trời mưa ướt, trời nắng vã mồ hôi, con có thể dùng một chút tấm lòng đáp lại công sức của họ.
Nhiều người bảo tôi sao phải làm vậy. Họ có nghề, họ nhận lương để làm việc đó, với lại “chắc gì lương của bà đã hơn lương của người ta”. Tôi cười. Rất có thể thu nhập của tôi không hơn một người shipper, nhưng không vì thế tôi tiếc 20 nghìn.
Ngoài việc mang lại niềm vui cho những người vất vả vì mình, tôi cũng tin rằng với số t.iền ít ỏi 10 nghìn, 20 nghìn đồng ấy, có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của một con người.
Video đang HOT
Cách đây vài tháng, hai mẹ con tôi bắt xe máy công nghệ đến nhà bạn chơi. Thấy hai mẹ con, cậu tài xế xe ôm khó chịu ra mặt. Tôi không vui nhưng vẫn phải ngồi lên xe.
Hai mẹ con ngồi thì xe hơi chật và nặng, nhưng con gái nhỏ không thể đi một mình. Suốt quãng đường, tài xế có vẻ khó chịu, tôi hỏi chuyện, cậu ta cũng không đáp lời.
Trên đường, cậu càu nhàu hết người này đến người kia. Ai vượt qua mặt, cậu cũng cau có, mắng mỏ. Lúc dừng đèn đỏ, cậu liên tục kêu xe non hơi vì chở nặng.
Thái độ ấy thực sự khiến tôi khó chịu. Nhưng tôi vẫn cố ngồi đến nhà bạn và không nói thêm một câu nào. Lúc xuống xe trả t.iền, lẽ ra chỉ hết 35 nghìn nhưng tôi đã trả cho cậu ấy 70 nghìn.
Cầm t.iền, cậu ấy có vẻ rất ngạc nhiên. Tôi bảo: “Em cứ cầm lấy, chị đi hai người vất vả cho em, nhưng con chị không đi riêng được. Em thông cảm”.
Cậu tài xế có vẻ ái ngại và ăn năn về thái độ của mình. Cậu nhìn tôi cười hiền, khuôn mặt khác hẳn lúc đầu. Có lẽ tôi nên nói với cậu ngay từ đầu rằng mình sẽ trả gấp đôi t.iền để cậu vui vẻ trên đường. Nhưng tôi đã không làm vậy.
Trước đây, tôi từng gặp nhiều trường hợp tương tự nên muốn cậu ta nhận ra rằng, không phải ai bị đối xử không tốt cũng sẽ có thái độ tương tự với người khác.
Tôi có thể không cần trả thêm t.iền cho chuyến đi của hai mẹ con vì thái độ khó chịu của tài xế. Nhưng tôi đã lựa chọn cách khác.
Chiều hôm đó, cậu tài xế nhắn tin cho tôi: “Em cảm ơn chị, hôm nay chị mở hàng cho em tốt vía quá. Em nhận rất nhiều cuốc xe và ai cũng “bo” thêm cho em, chị ạ. Chúc hai mẹ con đi chơi vui vẻ chị nhé”.
Đọc dòng tin nhắn, tôi mỉm cười, hiểu rằng mình đã làm đúng. Và dù tài xế không nói xin lỗi nhưng tôi hiểu tin nhắn của anh ta đã thay cho tất cả.
Chồng nổi giận khi thấy người yêu cũ của tôi trả t.iền 4 bát phở
Việc tình cờ gặp lại nhau ở quán phở khiến chồng tôi không giấu nổi sự khó chịu, nhất là khi thấy Lâm ăn mặc bảnh bao, phong độ.
Suốt bữa ăn, anh luôn nhìn tôi thăm dò thái độ.
Tôi và chồng tôi vốn là người cùng làng, sau khi cưới mới chuyển vào miền Nam làm ăn và sinh sống. Chúng tôi có hai con trai, cuộc sống nhìn chung cũng chỉ đủ ăn, đủ mặc.
Vì Tết vừa rồi, con trai nhỏ của tôi ốm nhập viện nên cả nhà không thể về quê. Dịp lễ 30/4 -1/5 được nghỉ dài ngày, chúng tôi quyết định tranh thủ về thăm nhà.
Ở trên xe, hai đứa con của tôi kêu đói. Vậy nên vừa xuống xe, tuy đã gần nhà, tôi vẫn bảo chồng nên vào quán phở bên đường cho con ăn trước rồi hẵng về nhà. Không ngờ, vừa ngồi xuống ghế, tôi nhận ra Lâm ngồi ở bàn đối diện. Lâm là mối tình đầu của tôi, cũng là người ở cùng làng.
Đối với Lâm, tôi từng có rất nhiều kỷ niệm đẹp của mối tình trong sáng đầu đời. Nhà Lâm giàu có nhất nhì làng do bố mẹ có cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng lớn nhất thị xã. Đó cũng là lý do bố mẹ Lâm phản đối, không cho anh ấy yêu tôi - con nhà một hộ nghèo của xóm.
Chồng luôn nghĩ rằng, tôi còn luyến tiếc người cũ (Ảnh minh họa: Freepik).
Khi đó cả hai còn trẻ, phụ thuộc vào bố mẹ nên Lâm dù yêu tôi cũng không dám trái lời. Không muốn bố mẹ hai bên phiền lòng, chúng tôi đành chia tay nhau trong luyến tiếc.
Chồng tôi là người biết rõ mối tình của tôi và Lâm. Anh đơn phương tôi từ trước đó, đến khi tôi đang trong tình trạng chông chênh và trống vắng vì chia tay mối tình đầu. Thấy anh nhiệt tình theo đuổi, lại được hai gia đình vun vào, chúng tôi nhanh chóng làm đám cưới.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi theo một người bà con bên chồng vào Nam làm ăn rồi quyết định gắn bó luôn với mảnh đất ấy. Lâm sau đó cũng lấy vợ "môn đăng hộ đối" theo sắp xếp của bố mẹ mình. Chuyện tình của chúng tôi mau chóng trở thành dĩ vãng.
Vì cuộc sống tha hương nhiều khó khăn, chúng tôi ít về quê. Tôi và Lâm gần như không gặp nhau kể từ khi chia tay. Thế nhưng thỉnh thoảng, chồng tôi vẫn nói những lời móc mỉa, ghen tuông mỗi khi tôi than phiền gì đó. Ý anh ấy luôn là nếu tôi lấy Lâm thì không phải phiêu bạt, khổ sở. Anh còn cho rằng, tôi hối hận vì lấy anh, luyến tiếc mối tình xưa cũ.
Việc tình cờ gặp lại nhau ở quán phở khiến chồng tôi không giấu nổi sự khó chịu, nhất là khi nhìn Lâm ăn mặc bảnh bao, phong độ. Suốt bữa ăn, anh luôn nhìn tôi thăm dò thái độ.
Sau khi ăn sáng xong, chồng đưa ví bảo tôi thanh toán t.iền, anh vào nhà vệ sinh một chút. Tôi vừa tới quầy thanh toán thì Lâm cũng lại gần. Lâm vừa đưa t.iền cho chị chủ quán ,vừa nói nhỏ đủ để tôi nghe: "Anh gửi t.iền cho em luôn rồi nhé".
Tôi từ chối nhưng Lâm nói không đáng là bao, đừng ngại. Khi đó quán đông người, tôi cũng không muốn giằng co nên đành nhận, còn Lâm nhanh chóng rời đi.
Chồng tôi chứng kiến cảnh này và anh ấy lấy làm tức giận. Anh cho rằng, Lâm khinh anh nghèo, không đủ t.iền trả 4 bát phở, còn tôi thì để người ta trả t.iền khiến anh "mất mặt".
Anh nói rất to khiến nhiều người chú ý, trong đó có vài người quen khiến tôi xấu hổ. Tôi đã giải thích là không kịp trả lại, hơn nữa số t.iền đó cũng không đáng là bao. Là Lâm tự ý trả, có phải tôi xin đâu mà anh phải xấu hổ.
Tôi càng nói, chồng tôi càng khó chịu. Anh nói lớn: "Thích tiêu t.iền của nó lắm phải không? Tiếc lắm phải không?".
Hôm đó, sau khi về nhà, anh đã đích thân đến nhà tìm gặp Lâm để trả lại t.iền. Tôi không biết chồng tôi đã nói những gì. Nhưng sau đó Lâm nhắn qua chị dâu tôi, nói rằng xin lỗi vì đã vô tình làm phiền tôi. Càng xấu hổ với Lâm, tôi càng buồn vì chồng mình.
Mấy hôm nay, tôi và chồng không nói chuyện với nhau. Anh giận tôi, tôi cũng giận anh. Anh trách tôi không biết giữ thể diện cho chồng. Là tôi đã sai, hay sự mặc cảm vì thua kém người cũ của vợ đã khiến chồng tôi trở nên như thế?
Mới cưới đã phải chịu cảnh lẻ bóng vì chồng đi công tác xa, đêm nọ lỡ dại tâm sự chuyện buồn cùng anh hàng xóm thì chẳng ngờ lại làm ra việc tày đình Kết hôn được 1 tháng thì chồng tôi phải đi giám sát công trình tận trong Nam. Vì thế tôi khá buồn vì mới cưới nhau chẳng được tận hưởng cảnh vợ chồng son quấn quýt như nhiều đôi khác mà lại phải lẻ bóng một mình. Tôi và chồng kết hôn với nhau sau 3 năm tìm hiểu, yêu đương. Ngày kết...