Khi con người phụ thuộc vào thiết bị di động
Trong những năm 1980, chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc. Vào năm 2013, số lượng người sử dụng điện thoại di động tại quốc gia này đã tăng lên 1,2 triệu. Sự phổ biến của điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác đã thay đổi toàn bộ xã hội.
Cách đây 30 hoặc 40 năm, con người chưa bao giờ nghĩ về “cuộc sống số” và bây giờ “kỷ nguyên máy tính” đã ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của đời sống. Cùng nhìn lại, chúng ta có thể thấy những kênh liên lạc, những thói quen và những cách giải trí của con người đã hoàn toàn bị thay đổi.
“Danh thiếp” và “ WeChat”
Ảnh trên: Bức ảnh cho thấy Zhao Changtian (người đầu tiên từ trái sang), một nhà văn tới từ Thượng Hải, đang trao đổi danh tiếp với Jian Zheng, một nhà văn tiểu luận tới từ Đài Loan vào tháng 8 năm 1992.
Ảnh dưới: Một nhóm thanh niên đang thêm địa chỉ của bạn bè thông qua phần mềm “WeChat” được cài trên điện thoại di động vào tháng 11 năm 2013.
“Khắc ghi những khoảnh khắc đáng nhớ bằng trái tim” và “ Chụp lại hình ảnh bằng điện thoại”
Trái: Một học sinh tiểu học đang quan sát lễ kéo cờ khi được kiệu trên vai cha vào ngày 1/10/1993.
Phải: Mọi người chụp ảnh lễ kéo cờ bằng điện thoại di động vào hôm 5/9/2013.
“Trò chuyện với đồng nghiệp” và “Làm bạn với điện thoại”
Ảnh trên: Các diễn viên đang trao đổi kinh nghiệp sau cánh gà vào tháng 10 năm 1959.
Video đang HOT
Ảnh dưới: Một diễn viên đang nghịch điện thoại di động sau cánh gà vào tháng 4 năm 2013.
“Nhìn con chơi” và “Chụp ảnh khi con chơi
Ảnh trên: Các bậc phụ huynh quan sát con mình chơi tại Công viên Zhongshan, Bắc Kinh vào tháng 3/1964.
Ảnh dưới: Các bậc phụ huynh chụp ảnh trong lúc bọn trẻ đang ngồi đu quay bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Chongwenmen, Bắc Kinh vào tháng 8/2013
Rạp chiếu phim ở mọi nơi
Ảnh trên: Tháng 88/1994: người dân tại Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh xem chiếu phim ngoài trời.
Ảnh dưới: Tháng 1/2013: Ba cô bé xem phim trên iPads trong lúc di chuyển trên tàu tại Quanzhou, tỉnh Phúc Kiến.
Lớp học mới
Ảnh trên: Một lớp học tại trường Jingshan, Bắc Kinh năm 1979.
Ảnh dưới: Hệ thống dạy học tương tác dựa trên iPads đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Thiên Tân, tháng 9/2013. Học sinh hoàn thành bài tập trên hệ thống này.
Văn hóa ăn tiệc thay đổi
Ảnh trên: Bức ảnh cho thấy mọi người đang ăn lẩu và trò chuyện vui vẻ tại một nhà hàng ở Bắc Kinh vào năm 1957.
Ảnh dưới: Trong ảnh là những cô gái đang bận rộn nghịch điện thoại trong lúc cùng nhau đi ăn tại một nhà hàng ở Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2013.
Chụp ảnh “tự sướng”
Ảnh trên: Các thợ ảnh đang chuẩn bị chụp các tấm hình cho khách hàng ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc vào năm 1981.
Ảnh dưới: Hai cô bé tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quảng Châu chụp ảnh “tự sướng” trong khi tham gia một kỳ nghỉ của trường vào năm 2011.
Tàu điện ngầm được “số hóa”
Ảnh trái: Hành khách trên một toa tàu điện ngầm tại Bắc Kinh năm 1984.
Ảnh phải: Các thanh niên sử dụng điện thoại di động để giết thời gian khi di chuyển trên tàu điện ngầm vào tháng 10 năm 2013.
Theo Vietnamnet
Snapchat, Vine, Candy Crush Saga được tải nhiều nhất trong năm 2013
Snapchat, Vine và Candy Crush Saga nằm trong số các ứng dụng được người dùng smartphone tải nhiều nhất trong năm 2013 vừa qua.
Ngày nay, có hàng triệu ứng dụng trên App Store và Google Play với hàng tỉ lượt tải mỗi năm. Năm 2013, các ứng dụng được ưa chuộng nhất thuộc lĩnh vực liên lạc, trò chơi và giải trí. Theo Giám đốc Chiến lược Craig Palli của Fiksu, một hãng tiếp thị di động của Mỹ, 2013 mang tới sự trưởng thành, những dấu mốc và xu hướng mới.
"Những ứng dụng được tải nhiều nhất thuộc danh mục quen thuộc nhưng vẫn có cơn gió mới", Palli cho biết.
Dù vài "người quen" cũ như Instagram, Facebook, Twitter vẫn chứng tỏ sự phổ biến trong người dùng di động, Snapchat - ứng dụng nhắn tin có tính năng tự hủy hình ảnh/video sau thời gian nhất định - lại qua mặt tất cả xét về lượt tải năm 2013, trở thành phần mềm miễn phí được tải nhiều nhất trên App Store theo thống kê của Apple. Snapchat từ một chương trình "ngách" đã chạm tới lượng người dùng rộng lớn hơn nhiều, khiến Facebook phải thèm muốn và sẵn lòng chi hàng tỉ USD để thu nạp nhưng không thành công.
Ra mắt năm 2011, theo ước tính của hãng Nielsen, số người dùng ứng dụng tiếp tục tăng mạnh trong năm vừa qua với hơn 13 triệu người đang sử dụng tính đến tháng 10/2013. Còn theo Snapchat, chỉ riêng tháng 12/2013, đã có hơn 400 triệu mẩu dữ liệu được chia sẻ qua ứng dụng.
Vine, ứng dụng chia sẻ video được Twitter tung ra đầu năm 2013 là phần mềm miễn phí được tải về nhiều thứ ba. Nó cho phép người dùng chia sẻ video dài 6 giây. Nielsen ước tính hơn 6 triệu người Mỹ đang dùng Vine vào tháng 10.
Snapchat và Vine thuộc danh mục mà hãng phân tích di động Flurry gọi là "nhắn tin hình ảnh nâng cao". Một số ứng dụng khác cũng thuộc danh mục này là Line, Kakao Talk, WeChat.
Game cũng là danh mục phổ biến với Candy Crush Saga xếp hạng nhất về lượt tải cũng như doanh thu. Theo nhà sản xuất, game này chạm mốc hơn 500 triệu lượt tải, kể từ khi xuất hiện vào năm 2013. Nielsen thống kê hơn 20 triệu người Mỹ đang chơi game này, tính tới tháng 10/2013.
Trong hạng mục giải trí, Pandora tiếp tục dẫn đầu trong phân khúc đài phát thanh Internet với lượt tải nhiều thứ 9 và doanh thu đứng thứ 3.
Tuy nhiên, theo Palli, xu hướng lớn nhất năm 2013 chính là sự nổi lên của các ứng dụng cộng tác mà ông tin rằng sẽ "làm nên chuyện" trong năm 2014. Ví dụ, vào ngày Giáng sinh, các ứng dụng "cặp" với thiết bị nằm trong số ứng dụng được tải nhiều nhất trên App Store. Ứng dụng Fitbit kết nối iPhone, Android với đồng hồ đeo tay điện tử để theo dõi các thông số như số bước đi được, khoảng cách di chuyển, lượng calo bị đốt cháy. Một vài cái tên khác là Chromecast, UP, GoPro.
Simon Khalaf, Giám đốc Flurry tiên đoán ứng dụng dành cho tivi cũng là xu hướng đáng theo dõi trong năm nay. "Tôi nghĩ 2014 có thể là năm ngành truyền hình bị di động tấn công", ông nói. Mỗi người Mỹ chi hơn 100 USD/tháng cho dịch vụ truyền hình không được cá nhân hóa và không di động. Đây là lĩnh vực đã chín muồi và sẵn sàng chờ đón sự đột phá. Nội dung mới, thiết bị mới hay quan trọng hơn là mô hình kinh doanh tốt hơn sẽ là những yếu tố quan trọng trong cuộc cách mạng truyền hình này.
Theo ICTnews
Line, WeChat "bắt tay" các đại gia ra dịch vụ mới Không chỉ dừng ở việc cung cấp tính năng nhắn tin, gọi điện miễn phí hay bán một vài sticker vui nhộn, các ứng dụng OTT như Line và WeChat vừa tung ra những dịch vụ "mới toanh", mở rộng cơ hội phát triển cho các ứng dụng OTT trong năm 2014. Nhà cung cấp ứng dụng OTT WeChat vừa ra mắt dịch...