Khi bị ốm tốt nhất nên tránh xa những thực phẩm gì?
Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều, do đó bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng. Tuy nhiên, vẫn có một số thực phẩm liệt vào danh sách cần tránh khi bị sốt.
Nước lạnh
Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
Trứng
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.
Đường cô đặc
Theo nghiên cứu thực hiện vào những năm 1970 cho thấy tăng glucose sẽ giảm khả năng cô lập và phá hủy của các bạch cầu đối với vi khuẩn. Vì vậy, nên hạn chế đường trong thời gian bị cúm.
Trà
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Mật ong
Video đang HOT
Mật ong là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ và chất ngọt trong mật ong sẽ cản trở quá trình diệt vi khuẩn của bạch cầu.
Đồ ăn cay
Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.
Rượu, bia
Nếu bạn đang bị ốm sốt mà vẫn nạp vào cơ thể rượu bia thì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn vì chúng là thủ phạm khiến bạn khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon. Khi bị ốm, cơ thể rất cần nghỉ ngơi, nếu uống rượu bia trong thời gian này sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém đi vì cơ thể mệt mỏi.
Thực phẩm khó tiêu
Khi sốt, bộ máy tiêu hóa không khỏe như bình thường, trong khi đó cá loại thịt màu đỏ, cá, tôm, cua, sò, hên, các loại thịt khác có chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ gây khó tiêu.
Các loại nước nhiều đường
Khi bị sốt, bạn không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu… Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng caffeine và ngừng hút thuốc thời điểm này.
Thực phẩm tốt và nên ăn khi bị ốm
Người đang bị sốt: Nên ăn các món cháo loãng táo, dâu tây, cần nước, cà tím, rau chân vịt, kỷ tử, đậu tương …
Người bị sốt cao, cơ thể suy nhược, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, khó thở, sắc mặt vàng, ăn không ngon, trướng bụng, mạch yếu thì nên dùng các thực phẩm bồi bổ sức khỏe như thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.
Đối với những trường hợp bị sốt do xuất huyết sau sinh, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu… thì có thể ăn gan lợn, sữa ngựa, cá mực, vừng đen, ngó sen chín, long nhãn, đương qui…là những thực phẩm có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí, an thần, rất tốt cho người bệnh.
Đối với những người sốt do âm hư hoặc sau khi bị bệnh lâu ngày cơ thể suy yếu, sốt buổi sáng và sốt tăng vào trưa – đêm, bất an, ra mồ hôi nhiều vào đêm, miệng khô, đau nhức xương…thì nên ăn thịt chim bồ câu, thịt gà ác, thịt vịt, thịt ếch, thịt rùa, trai, ba ba, hàu, sò biển, bào ngư, hải sâm, yến sào, cá quả, hạt vừng đen…
Lưu ý: Khi sốt nên uống nhiều nước lọc, ăn nước ép rau và súp rau…Đặc biệt những người bị sốt nên ăn những thực phẩm nấu chín vì giúp tiêu hóa dễ dàng hơn so với các thực phẩm sống. Bạn cũng có thể uống nước trái cây pha loãng nhưng chỉ uống một vài ngày sau khi cơn sốt đã dứt hẳn hoặc khi cảm thấy cơ thể khỏe trở lại.
Theo PNO
Làm thế nào để hấp thu canxi tốt nhất?
Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Trẻ em và phụ nữ có thai đặc biệt cần bổ sung canxi. Mặc dù canxi có sẵn trong thức ăn nhưng không phải ai cũng dễ dàng hấp thu được khoáng chất này. Vậy làm thế nào để có thể nạp canxi vào cơ thể một cách khoa học nhất?
Thực tế ở cơ thể người trưởng thành thì mỗi ngày cần phải bổ sung 1.000mg canxi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của canxi, nhưng trong thực tế, ở nhiều quốc gia vì thói quen ẩm thực, phong tục tập quán mà không đảm bảo được tiêu chuẩn đó.
Với người dân châu Á thì mọi chỉ số về sức khỏe như chiều cao, thể lực, độ bền... đều có một khoảng cách rất lớn so với các nước phát triển. Điều này ngoài nguyên nhân do di truyền thì một nguyên nhân quan trọng nữa là lượng canxi bổ sung cho cơ thể bị thiếu.
Một số loại thực phẩm khi ăn cùng sẽ làm cản trở việc hấp thụ canxi
Chế độ ăn uống phải khoa học và cân bằng các dưỡng chất. Vì các bữa ăn nhiều đạm có thể sẽ làm gia tăng lượng bài tiết canxi. Cứ đưa vào 1g protein thì cần đến 10mg canxi.
Nếu uống các loại đồ uống có chứa caffeine và nicotin cũng là một tác nhân làm tăng lượng thải canxi qua đường nước tiểu. Trẻ em sử dụng nhiều đồ uống loại này sẽ cản trở việc hấp thụ canxi vì hàm lượng phospho ở đồ uống đóng chai rất cao.
Chất xơ có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc và nguồn gốc và bản chất của chất xơ. Các chất xơ cản trở việc hấp thụ canxi điển hình là chất xơ trong vỏ lúa mạch, vỏ ngũ cốc. Các chất xơ này đặc biệt cản trở việc hấp thụ canxi khi được kết hợp với các thực phẩm giàu axit oxalic và axit phytic.
Cơ chế bài tiết cũng có thể làm thất thoát một lượng không nhỏ canxi trong cơ thể. Chế độ ăn quá nhiều chất đạm, nhiều natri làm tăng bài tiết canxi. Tiêu hóa chất béo không thỏa đáng có thể làm giảm sự hấp thụ canxi, nguyên nhân là do canxi kết hợp với axit béo không hấp thụ bị bài tiết ra ngoài theo phân. Không nên ăn quá nhiều chất béo, chất đạm, ăn mặn (dưa, cà muối, mắm...)
Ngoài ra, cần lưu ý rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi như chế độ ăn; một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, bệnh thận, bệnh nội tiết hay sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, sử dụng các chất kích thích khác cũng làm cản trở hấp thu canxi trong cơ thể.
Trong quá trình bổ sung canxi cần phải lưu ý những thực phẩm có chứa nhiều axit fitic như các loại hạt ngũ cốc, axit oxalic có trong một số loại rau như rau dền (lá to), đồ muối chua... ngăn cản quá trình đồng hóa canxi khiến canxi từ đường tiêu hóa không được hấp thu vào máu.
Lưu ý khi bổ sung canxi
Mọi người thường vô tình bỏ qua việc bổ sung vitamin D mà chỉ tập trung vào canxi. Thực ra để canxi hấp thụ tốt thì rất cần có thêm vitamin D. Trong bơ, sữa, trứng, gan...có một lượng vitamin D rất lớn. Ngoài ra vitamin D còn tồn tại dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy, những người bị bệnh loãng xương ngoài việc cần thiết bổ sung canxi và vitamin D trong bữa ăn thì nên thường xuyên tắm nắng, tăng cường các hoạt động ngoài trời.
Canxi trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dễ hấp thu hơn canxi có nguồn gốc từ thực vật. Những thực phẩm có nhiều canxi và dễ hấp thu nhất là sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, kem,... Trong các trường hợp không thể cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể qua thực phẩm, có thể phải bổ sung bằng thuốc canxi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo VNE
Bài thuốc Nam bảo vệ gan tốt nhất Trong dân gian có nhiều loại thảo dược được sử dụng để làm mát gan, giải độc gan, hạ men gan... Trong số đó, Diệp hạ châu đắng, Vọng cách và Nhân trần được đánh giá là 3 loại thảo dược hàng đầu có công dụng bảo vệ gan hiệu quả. iệp hạ châu đắng Cây Diệp hạ châu đắng Loại thảo dược...