Kháng nghị vụ cựu Phó bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái được tuyên vô tội
Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Yên Bái vừa quyết định kháng nghị bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Yên Bái đã bỏ lọt người phạm tội khi tuyên bị cáo Đinh Tiến Hùng không phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
Ngày 17/11, Viện KSND tỉnh Yên Bái đã có quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm, xét xử từ ngày 2/11/2023 đến ngày 4/11/2023 và 7/11/2023 của TAND tỉnh Yên Bái đối với vụ án Lăng Đức Hân và đồng phạm, phạm các tội “Vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ” quy định tại khoản 4 Điều 305 của BLHS và “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” quy định tại khoản 2 Điều 227 của BLHS.
Viện KSND tỉnh Yên Bái đã đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội căn cứ điểm a khoản 2 Điều 357, điểm a khoản 2 Điều 358 BLTTHS để xét xử lại vụ án hình sự nêu trên.
Liên quan đến vụ án trên, trước đó, ngày 7/11, TAND tỉnh Yên Bái đã đưa vụ án trên ra xét xử. Tại phiên toà, TAND tỉnh Yên Bái đã đưa ra nhiều căn cứ bác bỏ cáo buộc của VKSND và tuyên bị cáo Đinh Tiến Hùng không có tội.
Theo Viện KSND tỉnh Yên Bái, trên cơ sở kết quả điều tra có trong hồ sơ vụ án, kết quả tranh luận công khai tại phiên tòa, xác định: Bản án sơ thẩm đã bỏ lọt người phạm tội khi tuyên bị cáo Đinh Tiến Hùng không phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”. VKSND tỉnh cho rằng, bản án sơ thẩm không khách quan, toàn diện khi đánh giá: Cáo trạng chỉ dựa vào lời khai duy nhất của Nguyễn Văn Hậu để xác định Đinh Tiến Hùng có lời nói khởi xướng việc khai thác quặng trái phép tại mỏ núi Ngàng.
Ông Đinh Tiến Hùng (áo trắng).
Video đang HOT
Viện KSND tỉnh Yên Bái khẳng định, với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và lời khai của Hậu, Nguyễn Trọng Tuấn (Phó giám đốc Công ty Tuyên Huy) tại tòa, hoàn toàn có đủ căn cứ để kết luận ngày 18/10/2020, Tuấn, Hậu và Đinh Tiến Hùng đã bàn bạc, thống nhất khai thác khoáng sản trái phép.Việc hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định cho rằng có lời nói khởi xướng, ăn chia lợi nhuận về việc khai thác quặng trái phép tại mỏ núi Ngàng là không khách quan, toàn diện.
Cùng với đó, Viện KSND tỉnh Yên Bái cho rằng, bản án sơ thẩm đã sai lầm khi nhận định Đinh Tiến Hùng không phải là người thúc đẩy hoạt động khai thác quặng trái phép ở mỏ núi Ngàng, việc khai thác chưa được triển khai trong thực tế, Đinh Tiến Hùng chưa được hưởng lợi gì nên không phạm tội.
Đồng thời, bản án sơ thẩm đã bỏ lọt hàng loạt tài liệu, chứng cứ khi nhận định, Đinh Tiến Hùng không tham gia và không có vai trò gì trong hoạt động khai thác mỏ trái phép cũng như đối phó với cơ quan chức năng khi hành vi phạm tội bị phát hiện.
Viện KSND tỉnh Yên Bái khẳng định, trong vụ án này Đinh Tiến Hùng là người khởi xướng việc phạm tội, rủ rê lôi kéo, thúc đẩy các bị cáo trong vụ án thực hiện hành vi phạm tội, tham gia chỉ đạo hoạt động phạm tội. Việc HĐXX cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo Đinh Tiến Hùng không phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” là bỏ lọt người phạm tội giữ vai trò tổ chức…
Theo cáo trạng, từ tháng 10/2020 đến cuối tháng 12/2020, lợi dụng hợp đồng nổ mìn sửa chữa, nâng cấp đường lên mỏ chì – kẽm Núi Ngàng (xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình), Công ty Tuyên Huy do ông Nguyễn Văn Hậu làm giám đốc hợp tác cùng Lăng Đức Hân (giám đốc Công ty TNHH thương mại Ngọc Tâm) tổ chức sử dụng trái phép hơn 2,7 tấn thuốc nổ, hơn 3.300 kíp nổ để khai thác trái phép hơn 1.000 tấn quặng chì – kẽm, giá trị hơn 2 tỉ đồng.
Trong vụ án này, cựu Phó bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái Đinh Tiến Hùng bị cáo buộc là người khởi xướng, đặt vấn đề và đưa ra mức hưởng lợi nhuận.
Viện kiểm sát xác định, tại cuộc gặp ngày 18/10/2020 ở quán cà phê, Đinh Tiến Hùng đặt vấn đề với bị cáo Nguyễn Văn Hậu và Nguyễn Trọng Tuấn (Giám đốc và Phó giám đốc Công ty Tuyên Huy).
Người liên quan vụ bà Nguyễn Phương Hằng tiếp tục đề nghị xem xét là bị hại
Không đồng tình với bản án sơ thẩm, bà Đinh Thị Lan đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét tư cách tố tụng của mình là bị hại.
Sau khi bị cáo Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) cùng 3 nhân viên của bà Nguyễn Phương Hằng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, thì một trong những người liên quan đến vụ án là bà Đinh Thị Lan cũng có đơn kháng cáo toàn bộ bản án.
Về lý do kháng cáo, bà Lan cho rằng TAND TP.HCM đã ra bản án hình sự sơ thẩm không khách quan, không có căn cứ và đúng pháp luật. Qua đó, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà.
"Kính đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xem xét tư cách tham gia tố tụng của tôi là bị hại trong vụ án và xem xét yêu cầu bồi thường thiệt hại của tôi", bà Lan trình bày.
Bà Nguyễn Phương Hằng tại phiên sơ thẩm
Trước đó, tại phiên sơ thẩm ngày 21/9, ngoài mức án 3 năm tù, tòa còn buộc bà Nguyễn Phương Hằng và các bị cáo liên đới bồi thường tổn thất tinh thần cho bà Đinh Thị Lan và bà Đặng Thị Hàn Ni, mỗi người 18 triệu đồng.
Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Hằng sử dụng các nền tảng mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok... để thực hiện các buổi livestream.
Bà Hằng đã phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của 10 người, gồm: Nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, bà ặng Thị Hàn Ni, ca sĩ àm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển và các bà inh Thị Lan, Lê Thị Giàu, Trương Việt Hà.
Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng khai rằng, đã nằm mơ, tham khảo trên mạng không rõ nguồn gốc... thông tin liên quan đến đời tư của các cá nhân. Bà Hằng cũng thừa nhận các thông tin này chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực.
Quá trình mở rộng điều tra, Công an TP.HCM đã khởi tố thêm Đặng Anh Quân cùng 3 người là Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân.
Hai con nghiện vận chuyển gần 5kg ma túy lĩnh án tử hình Nhận thấy dấu hiệu khả nghi, cơ quan công an tiến hành kiểm tra thì Long và Kỳ vứt ba lô bỏ chạy. Long chạy thoát nhưng đánh rơi điện thoại. Còn Kỳ bị bắt giữ ngay sau đó. Ngày 17/11, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai bị cáo Đào Ngọc Long (SN 1988, trú...