Khám phá sức mạnh siêu tăng PL-01 và công nghệ tàng hình trên xe tăng
Công nghệ tàng hình cũng được nghiên cứu và áp dụng trên những chiếc xe tăng trong đó PL-01 là siêu tăng tàng hình có một không hai trên thế giới
Tại triển lãm công nghiệp quốc phòng quốc tế Kielce diễn ra vào ngày 3/9 vừa qua, giới công nghiệp quốc phòng Ba Lan đã giới thiệu mô hình thật của siêu tăng “tàng hình” PL-01 được giới thiệu là “có một không hai”. PL-01 là sản phẩm liên kết chế tạo của Công ty cổ phần các hệ thống phòng thủ của Ba Lan với Công ty hệ thống BAE (BAE Systems), được mệnh danh là xe tăng tàng hình số 1 thế giới, vượt qua các loại siêu xe tăng hiện đại như Abrams của Mỹ và Armata của Nga.
Thiết kế của PL-01 không giống với bất kỳ loại xe tăng nào từng được giới thiệu trên thế giới và đây có thể được xem là điểm khởi đầu cho thế hệ xe tăng mới của nhân loại được ra đời. PL-01 có thiết kế mang tính tương lai với chiều dài ngắn, khung gầm được bảo vệ bởi lớp giáp bọc kín xung quanh và một tháp pháo có thiết kế góc cạnh.
Chiếc xe tăng có trọng lượng 5 tấn, sử dụng động cơ diesel đốt trong F-54. Khi chạy trên đường đất, xe tăng PL-01 có thể đạt tốc độ lên tới 50km/giờ và nhanh hơn khi chạy trên đường nhựa, tới 70km/giờ.
Xe tăng PL-01 là sự kết hợp của một khung gầm module đa nhiệm với tháp pháo tự động không người lái sử dụng pháo nòng trơn 105mm hoặc 120mm cho phép bắn cả đạn pháo và tên lửa. Tháp pháo có bộ nạp đạn ở phía sau với 16 viên sẵn sàng trong tổng số 29 viên đạn có thể mang theo. Pháo có tốc độ bắn 6 phát/phút và có góc nâng từ âm 10 độ tới dương 20.
Các bộ phận hỏa lực khác bao gồm một súng máy đồng trục 7,62mm bên trái pháo chính, một bệ vũ khí điều khiển từ xa trang bị súng 7,62mm hoặc 12,7mm và 2 giàn ống phóng lựu 40mm tự động, mỗi dàn có thể mang tới 6 ống phóng.
Hệ thống điều khiển hỏa lực là sự kết hợp giữa camera quang học, kính ngắm hồng ngoại hoạt động ngày đêm và thiết bị đo xa bằng laser gắn bên phải pháo chính hoạt động ở chế độ “thợ săn-sát thủ” cung cấp thông tin về vị trí và mục tiêu cần phá hủy mà không cần có xạ thủ.
Video đang HOT
Quanh tháp pháo là các hệ thống cảm biến và cảnh báo khi bị chiếu laser. Hệ thống thông tin liên lạc, bảo vệ và quản lý chiến trường tích hợp cũng có một bộ quang điện tử, laser tác chiến ngày đêm tương tự trên tháp pháo, nó cung cấp cho kíp lái cái nhìn gần như toàn cảnh với góc quét 350 độ. PL-01 cũng có thể được trang bị bộ dẫn đường vệ tinh, thiết bị phân biệt bạn-thù. Ngoài ra, PL-01 còn được giới thiệu là áp dụng các biện pháp trinh sát âm thanh – hình ảnh – hồng ngoại hết sức tiên tiến, hệ thống điều khiển hỏa lực, thông tin chiến trường hoàn toàn tự động làm cho nó khả năng phát hiện sớm và tấn công trước khi địch kịp phản ứng, nâng cao khả năng tồn tại trên chiến trường.
Công nghệ tàng hình trên xe tăng
Chúng ta mới chỉ nghe đến công nghệ tàng hình được trang bị trên các chiến đấu cơ thế hệ mới, tuy nhiên công nghệ này cũng đã được nghiên cứu và áp dụng đối với xe tăng. Giúp những cỗ chiến xa có thể tiếp cận mục tiêu, đánh lạc hướng các loại tên lửa cũng như khả năng đánh lừa tầm nhìn của các xạ thủ trang bị tên lửa cá nhân.
BAE Systems là công ty nghiên cứu công nghệ vũ khí, quân sự của Anh. Mới đây công ty này đã công bố 2 công nghệ mới nhất giúp chiếc xe tăng có thể vô hình trước radar hồng ngoại cũng như mắt thường.
Một dự án nghiên cứu của BAE có thể giúp phương tiện cơ giới quân sự thay đổi nhiệt độ vỏ theo môi trường xung quanh. Họ chế tạo một loại vật liệu nhiệt điện có khả năng thay đổi nhiệt độ cực nhanh. Vật liệu nhiệt điện là những chất có khả năng biến nhiệt thành điện. Từ vật liệu mới nhóm nghiên cứu tạo ra các tấm có hình lục giác đều. Khoảng 1.000 tấm lục giác, mỗi tấm có đường chéo 14 cm, có thể phủ kín một xe tăng cỡ nhỏ. Trong trường hợp cần thiết, bộ vi xử lý sẽ điều chỉnh nhiệt độ của vỏ xe tăng bằng nhiệt độ của các vật thể khác, nhờ đó người quan sát bằng ống nhòm hồng ngoại sẽ không thể phát hiện ra mục tiêu là xe tăng.
Một công nghệ khác có thể giúp lớp vỏ bên ngoài của chiếc xe tăng đổi màu như tắc kè để ngụy trang. Với những cảm biến điện tử gắn bên ngoài vỏ, loại xe tăng mới sẽ có khả năng ghi lại hình ảnh môi trường xung quanh. Sau đó nó phân tích dữ liệu để tái tạo màu sắc, hình dạng, họa tiết phổ biến nhất của môi trường trên vỏ nhờ một loại mực điện tử có khả năng đổi màu. Những hình ảnh, màu sắc trên vỏ xe thay đổi liên tục theo môi trường xung quanh nên xe tăng sẽ luôn ở trong tình trạng “tàng hình” ngay cả khi nó di chuyển từ rừng ra sa mạc.
Xe tăng tự ngụy trang là một trong những phương tiện quân sự được nghiên cứu trong một chương trình mang tên Future Protected Vehicle. Mục tiêu của chương trình là tạo ra 7 loại phương tiện cơ giới quân sự. Các nhà khoa học tham gia chương trình tin rằng sự ra đời của chúng sẽ làm thay đổi cách thức tiến hành chiến tranh trong tương lai. Chẳng hạn, những phương tiện cơ giới quân sự không người lái, hay còn gọi là robot chiến trường, có thể thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm như gỡ mìn, cứu binh sĩ bị thương.
Bên cạnh đó các hệ thống laser thế hệ mới có khả năng đánh lạc hướng các loại tên lửa cá nhân. Giúp chiếc xe tăng có thể vô hình đối với các loại tên lửa thế hệ mới này. Mặc dù vậy, những chiếc xe tăng được trang bị công nghệ tiên tiến nhất cũng khó có thể sống sót trước những loại súng phọng lựu đơn giản như RPG-7 hay RPG-30 có khả năng xuyên phá lớp giáp phản ứng nổ.
Theo PLXH
Nghi án Trung Quốc nhái trực thăng Apache của Mỹ
Những bức ảnh về một chiếc Apache xuất hiện ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại rằng công nghệ tân tiến này của Mỹ đã bị sao chép.
Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc xuất hiện những hình ảnh của một chiếc trực thăng Apache AH-64D, một trong những vũ khí tấn công có sức hủy diệt lớn nhất và thành công nhất từ trước tới nay của Mỹ, giờ đây lại xuất hiện ở Trung Quốc.
Chiếc trực thăng AH-64D này được chằng buộc sau một chiếc xe tải mà không hề có bạt che phủ. Người ta có thể nhìn thấy rõ ràng các hệ thống kỹ thuật điện tử hàng không tích hợp, vũ khí và hệ thống thông tin liên lạc, những công nghệ tối mật được sử dụng trên chiếc trực thăng này.
Trực thăng Apache của Mỹ xuất hiện ở Trung Quốc
Hiện không rõ những bức ảnh này được chụp vào thời điểm nào, tuy nhiên chúng mới xuất hiện gần đây trên trang blog China Defense.
Những bức ảnh này đã khiến nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc đã tìm được cách sao chép loại máy bay quân sự nổi tiếng này. Trước đây Trung Quốc cũng đã từng sao chép thành công những hệ thống vũ khí tân tiến nhất của quân đội Mỹ.
Chiếc Apache được buộc vào sau một chiếc xe tải
Năm 2011, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc đã có khả năng chế tạo chiếc máy bay ném bom tàng hình đầu tiên sử dụng công nghệ học mót được từ một chiếc máy bay của Mỹ bị bắn rơi ở nước khác.
Tháng 4/2011, Bắc Kinh trình làng chiếc máy bay chiến đấu hiện đại nhất mang tên Thành Đô J-20. Vào thời điểm đó, nhiều quan chức quân sự cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc đã phát triển được công nghệ tàng hình dựa trên các bộ phận của chiếc máy bay Nighthawk F-117 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Serbia vào năm 1999.
Một giả thuyết khác được đặt ra là chiếc máy bay trực thăng Apache trên chỉ là một mô hình dùng để đóng phim, hoặc là một trong những chiếc Apache của quân đội Mỹ bị bắn hạ hoặc rơi ở Iraq, sau đó được sửa chữa và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trực thăng AH-64D của quân đội Mỹ là một trong những loại vũ khí thành công nhất trong lịch sử
Apache AH-64 của hãng Boeing là loại trực thăng tấn công 4 cánh quạt có động cơ kép, được sản xuất vào năm 1975 và được trang bị cho quân đội Mỹ từ năm 1986. Hiện Trung Quốc không nằm trong danh sách các nước được phép nhập khẩu công nghệ này.
Một giả thuyết nữa là chiếc trực thăng AH-64 này chính là chiếc trực thăng bị bắn rơi trong một cuộc tấn công vào thành phố Karbala ở Iraq vào năm 2003. Hai phi công của chiếc trực thăng này đã bị bắt sống và bị đưa lên truyền hình cùng chiếc trực thăng bị bắn rơi này, tuy nhiên Lầu Năm Góc lại cho rằng chiếc Apache này bị phá hủy trong một cuộc không kích trong ngày hôm sau.
Theo Daily Mail)