Chuyên gia Viện Nghiên cứu Scripps (Hoa Kỳ) Kristian Andersen, cũng như một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, đã đi đến kết luận rằng coronavirus SARS-CoV-2 phát sinh do sự tiến hóa tự nhiên .
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine. Các nhà khoa học khẳng định rằng kết quả phân tích các dữ liệu công khai về trình tự bộ gen SARS-CoV-2 và các virus liên quan không phát hiện bằng chứng cho thấy virus này được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc được tổ hợp theo phương cách khác.
“Khi so sánh dữ liệu về trình tự bộ gen đối với các chủng coronavirus đã biết, chúng ta có thể xác định chắc chắn rằng SARS-CoV-2 phát sinh do kết quả của các quá trình tự nhiên ”, chuyên gia sinh học tiến hóa Kristian Andersen cho biết
Các chuyên gia sinh học đã thu thập dữ liệu về các gen mã hóa liên kết protein – các cấu trúc giúp virus bám vào tế bào và xâm nhập vào bên trong nó.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng miền liên kết thụ thể (Receptor-binding domain, RBD) đã tiến hóa một cách tự lập và không thể được hình thành bằng phương pháp nhân tạo. Họ cũng xác định rằng cơ chất của SARS-CoV-2 khác biệt đáng kể so với các loại virus đã biết trước đây ở người.
Dựa trên kết quả phân tích trình tự bộ gen, các nhà khoa học đã kết luận rằng rất có thể nguồn gốc hình thành SARS-CoV-2 tuân theo một trong hai khả năng như sau:
Theo khả năng đầu tiên, virus phát triển đến trạng thái gây bệnh như hiện nay do chọn lọc tự nhiên từ vật chủ không phải là người, sau đó truyền sang người.
Khả năng thứ hai giả định rằng phiên bản virus không gây bệnh truyền từ động vật sang người và sau đó tiến hóa trong cơ thể người đến trạng thái gây bệnh như hiện nay.
M.P
Theo Sputnik
Phát hiện đám mây hồng bí ẩn đang sinh ra "siêu mặt trời" mới
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã bắt được một đám mây khí và bụi mầu hồng sáng, nơi hàng loạt ngôi sao lớn hơn mặt trời rất nhiều đang ra đời.
Theo công bố từ NASA, đám mây kỳ ảo màu hồng sáng được gọi là LHA 120-N 150, nằm trong thiên hà Large Magellanic Cloud, hàng xóm của thiên hà chứa trái đất Milky Way.
Vật thể kỳ lạ đó không phải là một đám mây như mây ở trái đất, mà là một loại mây vũ trụ khổng lồ đầy bụi và khí, một "đám mây hình thành sao". Bên trong đám mây hồng, NASA tìm ra được hàng loạt ngôi sao non trẻ đang trong giai đoạn chào đời.
Cận cảnh đám mây hồng đang sinh ra hàng loạt sao khổng lồ - ảnh: NASA/ESA
Tuy non trẻ, nhưng đó là những ngôi sao khổng lồ, lớn hơn nhiều so với mặt trời của chúng ta, một dạng "siêu sao", "siêu mặt trời". Cũng như các ngôi sao khác được sinh ra trong vũ trụ, nó có thể trải qua một cuộc đời cô đơn hoặc làm sao mẹ của một hệ hành tinh như mặt trời.
Đám mây hồng bí ẩn này là một phần của Tinh vân Tarantula, một cấu trúc khổng lồ dài đến 1.000 năm ánh sáng, là "vườn ươm sao" gần trái đất nhất được biết đến, cách chúng ta 160.000 năm ánh sáng.
Theo NASA, việc phát hiện ra đám mây hồng và những đứa con khổng lồ đang ra đời của nó là cơ hội tuyệt vời cho các nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của những ngôi sao khổng lồ.
Những gì diễn ra bên trong đám mây hồng LHA 120-N 150 cũng rất mới mẻ. Theo lý thuyết thiên văn, các ngôi sao khổng lồ dạng đó nên hình thành trong các cụm sao, chứ không phải hình thành trong một đám mây lẻ, bị cô lập khỏi tinh vân chủ nhân.
Đa phần những "siêu mặt trời" này còn trong giai đoạn mà nếu nhìn vào, bạn chỉ thấy một khối bụi khổng lồ và dày đặc, là sự pha trộn của một số vật thể sao trẻ, các loại bụi vũ trụ và cả nhiều thứ không được phân loại. Hiện các nhà thiên văn học đang phân tích kỹ hơn các hình ảnh ngoạn mục mà Hubble chụp về đám mây hồng để hy vọng tìm ra bản chất thật của những ngôi sao lớn đến không tưởng này.
A. Thư (Theo NASA, Daily Mail, Hubble Site)
Phát hiện mới: Một trong những khu định cư cổ nhất của loài người bị tiêu diệt bởi một mảnh thiên thạch Dựa trên vật liệu khảo cổ, các nhà khoa học xác định ngôi làng cổ xưa của loài người đã bị nung chảy bởi một mảnh vỡ thiên thạch. Vào thập kỷ 1970, tại miền đông Syria, con đập Taqba được xây dựng để ngăn dòng chảy của con sông Euphrates. Sau khi hoàn thành, con đập hình thành nên hồ Assad và...
Tin mới nhất
Những điều chưa biết về cây bạch quả
19:58:31 21/04/2021
Theo Đông y, bạch quả tính bình, vị ngọt, đắng, chát. Tác dụng chính là thu liễm cố sáp, giúp liễm phổi, chỉ khái định suyễn.
Hội chứng trypophobia: Làm gì để thoát khỏi những “vòng tròn” ám ảnh?
19:55:11 21/04/2021
Người mắc hội chứng trypophobia có cảm giác ghê sợ và ám ảnh. Có cảm giác buồn nôn, chóng mặt khi nhìn thấy hình ảnh nhiều lỗ tròn như tổ ong, gương sen, lỗ trên thân cây, hình xăm lỗ trên cơ thể người.
3 tháng, hơn 500 người ngộ độc thực phẩm trong quý I năm 2021
19:52:30 21/04/2021
Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong quý I năm 2021, toàn quốc ghi nhận 20 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 531 người mắc và 3 trường hợp tử vong. Số vụ và số người mắc đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Thuốc an thần cũng có thể gây hại
19:49:07 21/04/2021
Thuốc ngủ đề cập ở đây là thuốc an thần hay thuốc an thần gây ngủ, có tác dụng an thần, nếu dùng liều thấp.
Cảnh giác nhiễm chì trong thuốc cai sữa đông y
19:42:10 21/04/2021
Mặc dù đã được cảnh báo nhiều về mối nguy nhiễm độc kim loại từ các loại thuốc gia truyền chữa bách bệnh, nhưng vẫn không ít người vẫn tìm đến loại thuốc này với hy vọng “thuốc đông y không độc”.
4 thực phẩm vừa ngon, vừa rẻ lại có công dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả
19:40:26 21/04/2021
Dưới đây là các loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng để ngăn ngừa bệnh ung thư và các bệnh khác, bạn không nên bỏ qua.
Bí quyết khỏe, vui trong kỳ nghỉ lễ
19:24:16 21/04/2021
Vào các kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhiều gia đình chọn lựa đi du lịch. Làm sao để có một chuyến đi trọn vẹn? Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để có một kỳ nghỉ khỏe mạnh - an toàn.
Rắn lục tre nguy hiểm sao khiến bé trai 10 tuổi nguy kịch
19:19:57 21/04/2021
Vừa qua, một bé trai 10 tuổi tại Bến Tre đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch, máu chảy thành dòng không thể cầm do bị rắn lục cắn. Đây là một loài rắn vô cùng nguy hiểm xuất hiện phổ biến trên cả nước.
Bé gái 2 tuổi bị viêm dạ dày và thủng ruột, nguyên nhân là do sờ vào trứng không rửa tay, sau đó bốc thức ăn
19:12:30 21/04/2021
Vài ngày trước, bệnh nhi xuất hiện triệu chứng viêm dạ dày, tiêu chảy, mặc dù được đưa đến phòng khám nhưng tình trạng không cải thiện.
Cà tím là "siêu thực phẩm" của người Nhật, có 13 hợp chất chống ung thư nhưng đừng ăn trong 4 trường hợp lưu ý này
19:11:08 21/04/2021
Cà tím là thực phẩm rất ngon lành, bổ dưỡng. Cà tím có chất chống ung thư, phòng bệnh huyết áp. Tuy nhiên lưu ý 4 trường hợp không nên ăn cà tím để tránh các tác dụng phụ.
Chuyên gia nói về 6 triệu chứng của bệnh viêm mạn tính, chớ xem thường!
18:23:13 21/04/2021
Các chuyên gia đã nói về các dấu hiệu chính của chứng viêm cũng như các cách để đảo ngược nó.
Giảm mỡ đùi: Đây là những gì bạn nên làm hằng ngày
17:48:55 21/04/2021
Giống như bụng, đùi cũng được biết đến với xu hướng tích tụ chất béo và có thể là một vấn đề nghiêm trọng.
Bác sĩ cũng bó tay: Mắc bệnh lạ, cô bé chỉ ngủ được 90 phút/ngày
17:45:49 21/04/2021
Căn bệnh hiếm gặp khiến cô bé Ever Hisko (7 tuổi) ở Canada chỉ ngủ được 90 phút/ngày. Vì bé Ever thức cả ngày lẫn đêm nên bố mẹ cô bé phải thay nhau thức đêm để chăm con.
Nhận biết sớm bệnh tay chân miệng trở nặng
17:44:04 21/04/2021
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết đang chuyển sang mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.
Các dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư
17:38:40 21/04/2021
Các triệu chứng của bệnh tim, ung thư, COPD, đột quỵ và bệnh Alzheimer là những điều cần biết.
Bé trai không thể tiếp xúc ánh sáng mặt trời
17:02:37 21/04/2021
Từ 6 tháng tuổi, bé trai có biểu hiện sợ ánh sáng mặt trời, mỗi lần ra nắng da bắt đầu phồng rộp, kích ứng.
Hồi sinh sau đột quỵ
16:58:41 21/04/2021
Khi nhìn thấy vợ con, nhúc nhích được tay chân, ông Bùi Văn Thành 66 tuổi, mới tin mình còn sống sau cơn đột quỵ.
Đeo kính áp tròng an toàn
16:57:08 21/04/2021
Kính áp tròng có thể thay thế kính đeo do khúc xạ, cũng có thể sử dụng cho người muốn thay đổi màu mắt thẩm mỹ, song dùng đúng cách mới an toàn.
Nhồi máu cơ tim coi chừng đột tử
16:54:03 21/04/2021
Biến chứng nguy hiểm nhất của nhồi máu cơ tim là đột tử, do khi mạch máu tắc nghẽn, tim không có máu để nuôi dẫn đến tử vong đột ngột hoặc suy tim kéo dài.
Dấu hiệu viêm não, viêm màng não
16:50:53 21/04/2021
Sốt trên 38 độ C, nôn ói, đau đầu là dấu hiệu đặc trưng của viêm não và viêm màng não ở trẻ em.
Cách xử trí người ngất xỉu do nhồi máu cơ tim
16:49:21 21/04/2021
Nếu người bệnh ngất xỉu, tim còn đập thì để nằm yên, đưa đi cấp cứu. Bệnh nhân ngưng tim cần được sơ cứu hô hấp trong khi chờ xe.
Đau khớp háng 8 năm không tìm ra bệnh
16:47:05 21/04/2021
Bệnh nhân nữ 47 tuổi, quê Bắc Ninh, đau và hạn chế vận động khớp háng 8 năm nay nhưng không tìm ra bệnh.
Chết vì béo phì nhiều hơn chết do thuốc lá
16:45:00 21/04/2021
Theo Quỹ Tim mạch (BHF), 31.000 người chết do bệnh tim liên quan tới béo phì mỗi năm, so với 28.000 người chết vì bệnh tim do hút thuốc.
Uống bao nhiêu rượu sẽ viêm gan?
16:41:54 21/04/2021
Đàn ông uống trên 160 g cồn tương đương nửa lít rượu gạo hoặc 4 lon bia mỗi ngày, trong 7 ngày liên tục, sẽ bị viêm gan, uống trong 8 năm thì 40% tiến triển thành xơ gan.
6 điều cần làm để phòng tránh ung thư bàng quang
16:40:08 21/04/2021
Ung thư bàng quang là một trong những bệnh ác tính nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phòng tránh, phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể kiểm soát được.
Nguy hiểm tiềm ẩn bệnh lý tắc động mạch phổi
16:37:30 21/04/2021
Tắc động mạch phổi khiến cho người bệnh bị suy giảm hô hấp, đau tức ngực, khó thở, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán kịp thời.
Người phụ nữ bị bỏng vôi khi làm ruộng
16:36:01 21/04/2021
Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh (Nghệ An), bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nữ bị bỏng ở mặt trong 2 đùi.