Khám phá phía trong tàu ngầm Kilo Hà Nội
Tất cả các tàu ngầm được xây dựng trên cùng một nguyên tắc, đó là quả dưa chuột bằng thép. Thiết kế của tàu ngầm Kilo cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.
Sự kiện tàu ngầm Kilo Hà Nội về tới Cam Ranh vào ngày 31/12/2013 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của Hải quân Nhân dân Việt Nam .
Để hiểu rõ hơn về sức mạnh của “hố đen đại dương” sẽ đảm nhận nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vinh quang là góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi xin giới thiệu những chi tiết cơ bản trong cấu tạo của tàu ngầm nói chung vàtàu ngầm Kilo nói riêng.
Tất cả các tàu ngầm được xây dựng trên cùng một nguyên tắc, đó là quả dưa chuột bằng thép (người Mỹ gọi là điếu xì-gà), được phân chia thành các khoang bởi các vách ngăn dọc theo boong tàu. Các vách ngăn có các cửa vách ngăn để kết nối các khoang với nhau.
Mô hình tàu ngầm Kilo với các ngăn bên trong.
Video đang HOT
Phần mũi thường được bố trí trong một khoang chứa ngư lôi, thủy lôi, mìn và tất nhiên là chúng ta sẽ không thể ra vào bằng cửa khoang này trừ một vài trường hợp đặc biệt. Ở giữa, thường là khoang trung tâm nơi đặt hệ thống điều khiển và là trung tâm chỉ huy của tàu ngầm. Phía sau, tùy vào ý tưởng thiết kế, có thể có nhiều ngăn bố trí hệ thống động cơ, nguồn điện, khoang thoát hiểm…của tàu ngầm.
Tất cả các khoang của tàu ngầm đều có nhiệm vụ, số hiệu và tên gọi riêng. Tàu ngầm có thể có 6, 7 hoặc thậm chí 8 khoang tùy theo thiết kế. Ở mỗi phần của con tàu (phía mũi, trung tâm và phía sau) đều có một khoang được bố trí cửa thoát hiểm ở phía trên. Đây là nơi các thủy thủ tập trung lại để thoát ra khỏi tàu ngầm trong trường hợp tàu ngầm gặp tai nạn. Các khoang này đều được trang bị các bộ máy thở, bộ đồ lặn và …. quần lót chì; nước uống và thực phẩm dự phòng.
Sơ đồ các bộ phận chính của tàu ngầm Kilo
Không nằm ngoài kết cấu này, tàu ngầm Kilo được thiết kế chia thành nhiều khoang kín nước nhằm tăng khả năng sống sót. Khoang vũ khí của tàu ngầm Kilo có thể chứa 12 quả ngư lôi, 4 tên lửa 3M-54E hoặc 24 mìn chống ngầm.
Vây lái giúp tàu cân bằng khi di chuyển dưới nước, khi tàu đi nổi, các vây lái này có thể gập lại. 2 cửa thoát hiểm phía trước và phía sau là nơi kết nối với các thiết bị cứu hộ khi tàu bị chìm như chuông cứu hộ, tàu ngầm cứu hộ…
Phao phát tín hiệu khẩn cấp được sử dụng khi tàu bị chìm, khi đó tàu sẽ thả phao cứu hộ nổi lên mặt nước, trên phao được sơn 2 màu đỏ, trắng cùng với đèn phát tín hiệu giúp xác định vị trí chính xác khi tàu chìm (phao được kết nối với tàu thông qua dây dẫn), ngoài ra phao này còn như là một ăng-ten liên lạc của tàu.
Theo Soha
Lễ tiếp nhận Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội
Sáng 15/1, tại Quân cảng Lữ đoàn Tàu ngầm 189, Căn cứ Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ tiếp nhận tàu ngầm HQ-182 Hà Nội.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng-Tư Lệnh Hải quân chủ trì buổi lễ. Cùng tham dự còn có Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó Tư lệnh-Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và các cơ quan chức năng, đơn vị trực thuộc Quân chủng Hải quân.
Sự kiện tiếp nhận và chính thức đưa chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên, số hiệu HQ 182 - tàu ngầm vinh dự được mang tên Thủ đô Hà Nội vào biên chế của Lữ đoàn 189 Hải quân là thành công bước đầu rất quan trọng trong lộ trình xây dựng và phát triển lực lượng tàu ngầm hiện đại của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đây là thành quả minh chứng sự quan tâm sâu sắc và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Phát biểu tại buổi lễ, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nhấn mạnh: Với vị thế và vinh dự được là đơn vị tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển và khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng tàu ngầm hiện đại của Hải quân nhân dân Việt Nam, mỗi sĩ quan, thủy thủ tàu HQ 182 - Hà Nội cần luôn thấu suốt niềm vinh dự đặc biệt và trách nhiệm lớn lao của mình; có nhận thức sâu sắc về tình hình, nhiệm vụ; mục tiêu, yêu cầu đối với mỗi sĩ quan, thủy thủ đơn vị tàu ngầm hiện đại. Tập trung làm thật tốt công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng tập thể Tàu luôn là một khối đoàn kết thống nhất cao về ý chí và hành động. Coi đây là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định kết quả xây dựng đơn vị và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Xây dựng đội ngũ sĩ quan, thủy thủ trên tàu luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, phẩm chất, đạo đức tốt, ý chí quyết tâm cao; có tinh thần trách nhiệm và thái độ, động cơ phấn đấu đúng đắn; yêu tàu, yêu biển, gắn bó xây dựng đơn vị, nỗ lực phấn đấu hết mình; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Trung tá Nguyễn Văn Quán, Thuyền trưởng Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội, Lữ đoàn 189 Hải quân khẳng định: Mỗi cán bộ, chiến sĩ của Tàu sẽ tích cực huấn luyện, rèn luyện để làm chủ và khai thác hiệu quả con tàu; xứng đáng với truyền thống "đoàn kết, kỷ luật, bí mật, quyết thắng" và sự quan tâm, niềm tin yêu, mong đợi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân dành cho cán bộ, thủy thủ trên Tàu.
Báo QĐND Online xin gửi tới bạn đọc hình ảnh về buổi Lễ tiếp nhận tàu ngầm HQ-182 Hà Nội.
Toàn cảnh buổi lễ tiếp nhận Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng-Tư Lệnh Hải quân trao quốc kỳ cho đại diện cán bộ, thủy thủ Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội
Trung tá Nguyễn Văn Quán, Thuyền trưởng và trung tá Phạm Quang Hoan, Chính trị viên Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội kéo cờ trên đài chỉ huy tàu.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng-Tư Lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho thuyền trưởng Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội.
Lá cờ Tổ quốc và cờ Hải quân tung bay trên đài chỉ huy của Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội.
Theo Phạm Quang Tiến
Quân đội nhân dân
Việc bàn giao tàu ngầm không có gì trục trặc Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc". Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin...