Khám phá chú chó robot Sony Aibo, món đồ chơi có giá 70 triệu mà mọi đứa trẻ đều mơ ước!
Nếu bạn quá “ngộp” với chú chó robot 1,7 tỷ đồng vừa làm mưa làm gió trên MXH, hãy ngó nghiêng chú chó robot giá chỉ 70 triệu đồng của Sony.
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng Việt Nam từng phát sốt khi chú chó robot 1,7 tỷ được nhiều KOL trong nước trải nghiệm review. Với mức giá cực kỳ đắt đỏ và không phải ai cũng có thể sở hữu được nó đã khiến không ít những bạn trẻ đam mê công nghệ cảm thấy hụt hẫng. Tuy nhiên, hiện nay ngoài chú chó Spot Robot trị giá 1,7 tỷ đó còn có một chú chó robot khác đến từ Sony cũng đáng yêu không kém với giá chỉ khoảng 70 triệu đồng.
Chú chó robot 1,7 tỷ mới gây sốt tại thị trường Việt Nam
Còn đây là chú chó với ngoại hình đáng yêu của Sony
1. Chú chó được sản xuất bởi Sony – tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, và là tập đoàn điện tử đứng thứ 5 thế giới với 81,64 tỉ USD (2011). Sony là một trong những công ty hàng đầu thế giới về điện tử, sản xuất tivi, máy ảnh, máy tính xách tay và đồ dân dụng khác.
2. Chú chó phù hợp với nhiều gia đình trẻ, thích công nghệ, trải nghiệm.
3. Sở hữu nhiều tính năng đột phá, tích hợp AI
Video đang HOT
4. Ra đời từ 20 năm trước, robot chó Aibo đã từng được yêu thích thậm chí trở thành biểu tượng văn hóa và có hẳn một lượng fan hâm mộ trung thành.
5. Ngoại hình bắt mắt, đáng yêu, kích thước nhỏ gọn, phù hợp “nuôi” trong gia đình.
Thực tế, Aibo là một chú chó đã được Sony sản xuất từ năm 1999. Đây là lần đầu tiên hãng công bố một chú chó robot. Thời gian đó, Aibo gây sốt trên toàn cầu, có một lượng fan hâm mộ nhất định, thậm chí trở thành biểu tượng văn hoá. Tuy nhiên, sau đó vì gặp một số khó khăn với các đối thủ sản xuất robot khác nên Aibo bị tạm ngưng sản xuất.
Đến năm 2018, Sony thông báo rằng chó Aibo sẽ được hồi sinh với một mô hình mới có khả năng hình thành nối kết tình cảm với người dùng thông qua trí thông minh nhân tạo AI.
Về thiết kế, chú chó Aibo gây thiện cảm cho mọi người ngay từ cái nhìn đấu tiền. Chú chó vẫn giữ nguyên thiết kế không có nhiều thay đổi từ năm 1999 – đây vốn là biểu tượng khó phai của Aibo. Với thiết kế như một giống chó săn nhỏ, màu trắng, nó nặng chỉ khoảng 2,3 kg, Aibo thích hợp như một “thú nuôi thực thụ” trong không gian nhà.
Aibo là chú chó đầu tiên của Sony được tích hợp công nghệ trí thông minh nhân tạo AI. Với công nghệ AI tiên tiến này sẽ giúp chú chó có thể qua thời gian tương tác, học từ những thành viên trong gia đình chủ và môi trường xung quanh để tự phát triển cá tính riêng. Do vậy, mỗi con Aibo sẽ là “độc nhất”, không có con nào giống nhau.
Những chú chó sẽ phát triển các “tính cách” khác nhau phụ thuộc vào môi trường
Chú chó robot được trang bị 2 camera, một ở mũi và một ở phía trên đuôi, đồng thời có một loạt các cảm biến xung quanh cơ thể và nó có hệ thống nhận biết sáu trục cho phần đầu và thân. Nhờ đó, người dùng có thể tương tác với Aibo thông qua các động chạm, vuốt ve trực tiếp lên phần lưng của chú chó này.
Tất cả các Aibo đều đi kèm với phần mềm AIBOLife mang đến cho robot một tính cách, khả năng đi lại, “nhìn” môi trường của nó xung quanh thông qua camera và nhận dạng lệnh nói (bao gồm tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Nhật).
Bên trong chú chó robot này là một CPU 4 nhân, tích hợp LTE và WiFi cũng như con quay hồi chuyển. Bên cạnh đó nó có loa và 4 micro để nhận lệnh bằng giọng nói. Thử nghiệm cho thấy nó vẫn có thể nghe và hiểu lệnh bất chấp âm thanh ồn ào tại những nơi đông người.
Điểm trừ lớn có lẽ chính vì thời lượng pin chưa được tối ưu hoá trên Aibo. Nó chỉ sử dụng và hoạt động được khoảng 2 tiếng sau đó cần sạc pin lên đến 3 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, Aibo không thể leo cầu thang, hoặc di chuyển nhanh trên những địa hình khó.
Tuy nhiên, với nhiều tính năng hay ho cùng với thiết kế cực kỳ đáng yêu như thế, nó vẫn là chú chó robot nhận được nhiều sự chú ý nhất hiện nay, đặc biệt là đối với trẻ em.
Robot sẽ thay thế thú cưng?
Robopet là một loại robot AI (trí tuệ nhân tạo) có vẻ ngoài đáng yêu, được lập trình để mô phỏng động vật từ cách di chuyển, tiếng kêu cho đến những tập tính.
Chó robot AIBO của Sony
Đến thời điểm hiện tại, phần lớn robopet là những món đồ chơi công nghệ đắt tiền chứ không ai xem chúng như thú nuôi thật, có thể kể đến chó robot AIBO của Sony. Nhiều người yêu động vật cho rằng họ thà không nuôi chó mèo còn hơn phải nuôi robopet. Dù có linh hoạt đến mức nào, con người vẫn có thể nhận ra những cử chỉ của robopet là sản phẩm của thuật toán lập trình. Theo Robert Sparrow - một triết gia người Úc quan tâm đến robopet từ gần 20 năm trước, sau một thời gian dài nghiên cứu, người này kết luận viễn cảnh robopet đạt được độ chân thật giống hệt vật nuôi gần như sẽ không bao giờ xảy ra.
Tuy không thể thay thế hoàn toàn thú cưng trong nhà, robopet vẫn đủ khả năng thế chỗ những chú chó dịch vụ chuyên dẫn đường, cảnh báo bệnh hoặc hỗ trợ vận động cho trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh nan y... Theo The Conversation , chỉ có 23 chú chó tốt nghiệp mỗi năm trong chương trình đào tạo chó dẫn đường ở Canada. Trung bình họ tiêu tốn hơn 74.300 USD để huấn luyện từng con. Những chú chó này không được xem là vật nuôi vì chúng được nhân giống và huấn luyện để giúp đỡ các nhóm đối tượng đặc biệt. Khi chủ nhân qua đời, chó dịch vụ sẽ được trả lại tổ chức thú y hoặc chuyển sang chủ mới.
Minh họa robot dẫn đường cho người mù
Tại sao ta không thay thế chó dịch vụ bằng robopet? Robopet sẽ là lựa chọn đỡ tốn kém hơn huấn luyện chó dịch vụ và có thể sản xuất hàng loạt. Nếu được trang bị thêm tính năng cảnh báo các tín hiệu như tiếng nước sôi, tiếng lò vi sóng, chuông cửa..., chúng có thể giúp người già neo đơn trông nhà. Chúng cũng thừa sức đảm nhận các chức năng của chó cảnh báo y tế như phát hiện co giật, tụt huyết áp, cảnh báo chất gây dị ứng trong thuốc hoặc đồ ăn thức uống.
Nếu có thể lập trình ô tô lái tự động, ta cũng có thể lập trình robopet hướng dẫn người khiếm thị đi quanh thành phố, tránh chướng ngại vật, hay lập trình chúng tương tác với các sinh vật sống xung quanh.
Không dừng lại ở đó, robopet còn có khả năng hỗ trợ người mắc bệnh thần kinh. Chẳng hạn, chú hải cẩu Paro của công ty AIST được giới thiệu là "robot trị liệu tương tác dùng để kích thích giác quan của bệnh nhân bị bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer và các rối loạn nhận thức khác". Cùng với Paro, robot mèo của hãng Hasbro cũng được xem là robot hỗ trợ xã hội. Cả hai đều có bộ lông mềm mại như thú bông, có thể phát ra tiếng, phản ứng lại khi được con người vuốt ve.
Robot hải cẩu giống như thú nhồi bông
Theo Gizmodo , đã có nghiên cứu cho thấy robopet hay robot hỗ trợ xã hội giúp giảm bớt phần nào lo lắng và cô đơn của bệnh nhân sa sút trí tuệ và người già neo đơn. Nhưng nghiên cứu cũng cảnh báo rằng chúng vẫn còn thiếu sót, không có tác dụng với nhiều người. Trong tương lai, tình hình sẽ khả quan hơn nếu các chuyên gia tìm ra cách khắc phục những thiếu sót hiện tại của robopet.
Con robot 4 chân này có thể chạy với tốc độ 23 km/h để giao hàng tới tận cửa nhà bạn Chỉ vài thập kỷ qua, chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển không ngừng của robot. Robot có nghĩa là người máy. Nguồn gốc đầu tiên của từ "robot" dựa trên từ tiếng Séc "robota" có nghĩa là "lao động hầu hạ". Thuật ngữ này được nghĩ ra bởi một nhà soạn kịch người Séc Karel Čapek từ năm 1922, khi...