Khám phá bí ẩn của những bộ phim bị “quỷ ám”!
Là một trong số những bộ phim nổi tiếng của thập niên 50, Rebel Without a Cause kể về một thiếu niên nổi loạn ( James Dean) vừa chuyển tới sống ở một thị trấn mới, gặp một cô bạn gái ( Natalie Wood) hỗn láo với bố mẹ, đánh nhau với những kẻ bắt nạt ở trường và làm bạn với môt đứa trẻ nhỏ tuổi hơn nhưng cũng khó chịu không kém ( Sal Mineo). Bộ phim đã giúp rất nhiều diễn viên trẻ tham gia sau này trở thành các ngôi sao. Đen đủi thay, lời đồn về một lời nguyền lên bộ phim lan ra rằng: những diễn viên nổi tiếng nhất của phim đều đã chết trẻ, trong những trường hợp vô cùng kỳ quặc.
Nam diễn viên chính James Dean chết vì một tai nạn trong cuộc đua ô tô bằng chiếc xe Porsche 550 Spyder khi anh mới 24 tuổi. Natalie Wood chết năm 43 tuổi khi người ta tìm thấy xác cô nằm úp mặt và trôi lềnh bềnh ra khỏi hòn đảo Catalina vào năm 1981. Người ta gọi đó là tai nạn chết đuối, nhưng cũng có người nghi ngờ đây là một vụ tự tử hoặc bị giết. Sal Mineo thì bị một tên cướp dùng dao đâm vào tim ngay bên ngoài căn hộ của anh ở Tây Hollywood vào năm 1974, khi đó anh 37 tuổi. Nick Adams chết vì dùng quá liều thuốc phiện ngay trong nhà của anh với tư thế ngồi dựa vào tường, mắt mở vô hồn. Cảnh sát không tìm thấy chai lọ hay ống tiêm nào cho liều thuốc mà Nick đã dùng trong nhà anh ta. Rất nhiều người, trong đó có cả con gái anh đều cho rằng anh đã bị giết.
Riêng về chiếc xe mà James Dean đã sử dụng khi anh bị tai nạn, nó được gọi là Little Bastard. Chiếc xe này cũng nằm trong một lời nguyền kỳ quái khác. Sau khi được một chuyên gia độ xe ở Hollywood mua về, nó đã khiến 2 thợ cơ khí gãy chân khi họ cố gắng tháo tung chiếc xe ra. Về sau, 2 người đàn ông khác nhau đã mua 2 bộ phận riêng lẻ của chiếc xe và lắp vào xe của họ. Và ngay lần đầu họ dùng chiếc xe của mình với bộ phận của Little Bastard, một người đã mất lái và chết ngay tại chỗ sau khi đâm vào một thân cây, người còn lại bị thương nặng sau khi cố rẽ lái.
Cái chết của Brandon Lee, con trai siêu sao võ thuật Bruce Lee, có nhiều điểm tương đồng với kịch bản của chính bộ phim mà anh đã đóng đến độ người ta không thể không nghĩ có điều gì đó ma quái. Lee chết trên phim trường của The Crow vì nhận một phát đạn từ khẩu súng lẽ ra phải được nhồi đạn giả, trong khi nhân vật của anh trong phim sẽ chết bằng chính phát đạn đó.
Brandon Lee
Không chỉ vậy, nhân vật đó chết vào đêm ngay trước đám cưới của mình, trong khi chính Lee cũng đang chờ bộ phim đóng máy để tổ chức lễ thành hôn với ý trung nhân của anh.
Hầu hết những ai đã xuất hiện trong 3 phần phim của The Poltergeist đến nay đều đã chết, chỉ còn lại Nancy Allen là người duy nhất còn sống (nhưng sự nghiệp của cô cũng đã chết). 4 trong số những diễn viên tham gia 3 phần phim đều đã chết trong vòng 6 năm sau bộ phim đầu tiên, lời nguyền về The Poltergeist từ đó được lan ra.
Trong những diễn viên đã chết có cả diễn viên nhí Heather O”Rourke, từng tham gia cả 3 phần của bộ phim và đã qua đời ngay khi phần 3 được ra mắt. Trải qua một cơn cảm cúm, cô bé được đưa tới bệnh viện và sau đó không qua khỏi được cuộc phẫu thuật. Julian Beck, người sắm vai ông già đáng sợ ở phần 2, chết vì ung thư.
Diễn viên Will Sampson chết trong một cuộc phẫu thuật (ông ta khi đó đang bị truy nã vì cố ý hãm hại diễn viên Jack Nicholson và phá hoại của công). Rồi tới Dominique Dunne, người đóng vai đứa trẻ lớn nhất trong bộ phim đầu tiên, đã bị bạn trai bóp cổ chết trong cùng năm mà bộ phim được ra rạp.
Video đang HOT
Tới đây người ta tự hỏi liệu đoàn làm phim đã phạm húy một vấn đề tâm linh nào đó hay không. Câu trả lời có lẽ chính là vì họ đã sử dụng thân thể người thật để làm đạo cụ trong bộ phim Poltergeist đầu tiên, một sự báng bổ nghiêm trọng tới thế giới tâm linh.
Một điều khó hiểu là, nhưng người được cho là nạn nhân của lời nguyền kinh dị nói trên lại chẳng hề liên quan gì đến việc đoàn làm phim quyết định sử dụng bộ phận cơ thể người thật trên phim trường. Theo một số nguồn đáng tin cậy khác, JoBeth Williams, người đóng vai Diane Freeling, khẳng định rằng trong quá trình làm phim, ngày nào về nhà cô cũng thấy các bức tranh trên tường nhà mình bị nghiêng đi, dù có sửa cho chúng thẳng lại thì đến hôm sau mọi chuyện lại tiếp tục tái diễn như vậy!
Superman
Lời nguyền của Superman đã khiến cho những người tham gia vào thương hiệu điện ảnh Superman từ trước tới giờ đều gặp phải vận rủi, từ việc thất bại trong sự nghiệp cho tới cái chết.
Người đầu tiên là George Reeves, vào vai Superman trong series truyền hình Những cuộc phiêu lưu của Superman trong những năm 50 của thế kỷ trước. Người ta tìm thấy ông khi ông đã chết bởi 1 phát đạn vào đầu. Các cuộc điều tra đều dẫn tới kết luận rằng ông tự tử, nhưng chỉ có vân tay của ông trên khẩu súng là không bao giờ được tìm thấy, thế nên nhiều người cho rằng trừ phi ông có khả năng bắn súng bằng chân (rõ ràng là phi lý).
Sau ông là Christopher Reeve, người thành công nhất với vai Superman trong lịch sử điện ảnh, họ của ông khá giống với người tiền nhiệm George (chỉ khác chữ “s”). Liên tục 4 phần phim điện ảnh Superman của Christopher đều mang lại thành công vang dội cho cả ông lẫn tên tuổi nhân vật siêu anh hùng này trên màn ảnh rộng. Thật không may, vào năm 1995, ông gặp phải một tai nạn nghiêm trọng sau khi ngã khỏi ngựa, khiến cho ông bị bại liệt toàn thân cho tới hết cuộc đời.
Điều xui xẻo khác đỡ đau khổ hơn rơi xuống đầu Richard Pryor, diễn viên khác trong phim Superman III, sau này đã bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng đa diện. Rồi lại tới Margot Kidder (trong vai Lois Lane) đã bị mất kiểm soát hành vi, còn Marlon Brando (vai Jor-El) thì sống ẩn dật và trở thành người đàn ông béo nhất hành tinh.
Bên cạnh đó cũng có một số diễn viên từng tham gia các dự án Superman khác mà ngay sau đó sự nghiệp của họ liền xuống dốc không phanh. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng lời nguyền này chỉ là 1 loạt các sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.
Rosemary”s Baby
Đây là một trong những bộ phim của đạo diễn tai tiếng Roman Polanski vào năm 1968, kể về chồng của một người phụ nữ Manhattan đã ký kết một thỏa ước bí mật với giáo phái bí ẩn thờ quỷ Satan ở nhà bên. Tác giả kịch bản của phim đã chết vì u não chỉ một năm sau khi thực hiện bộ phim, giống hệt cách một trong số các nhân vật trong phim chết. Rồi đến nhà sản xuất William Castle bị suy thận ngay sau khi hoàn thành bộ phim.
Nhưng bên cạnh những câu chuyện này, lời nguyền về bộ phim chủ yếu xoay quanh số phận quá mức đen đủi của đạo diễn Roman Polanski. Năm 1969, Polanski và người vợ mang thai 8 tháng mua một ngôi nhà từ nhà sản xuất âm nhạc Terry Melcher. Thật không may, Terry lại là người từng từ chối thu âm nhạc của Charles Manson, vốn là một kẻ bị tâm thần. Vào một ngày, Manson tới ngôi nhà nay là của Polanski kéo theo băng đảng của hắn, rồi giết chết người vợ mang thai cùng 4 người khác trong gia đình Polanski. Polanski khi đó đang ở London và thoát khỏi vụ thảm sát ở nhà mình. Trở thành một trong số những đạo diễn bậc thầy và thành công nhất Hollywood, nhưng rồi ông lại không thoát khỏi vụ cáo buộc lạm dụng trẻ em.
Điều kinh dị nhất, đó là việc gia đình nhà Manson đặt tên cho các vụ giết người của chúng là “Helter Skelter”, theo tên một bài hát của ban nhạc The Beatles. John Lennon, một thành viên nổi tiếng của The Beatles, sau đó đã bị giết ngay tại khách sạn The Dakota, một trong số những địa điểm mà bộ phim Rosemary”s Baby đã sử dụng làm trường quay.
The Omen
Chưa từng có bất cứ bộ phim nào, thậm chí chưa từng có sự kiện gì lại đem tới sự đen đủi khủng khiếp như phim The Omen. Trong quá trình quay phim, các máy bay chở nhà viết kịch David Seltzer, diễn viên Gregory Peck và nhà đồng sản xuất Mace Neufeld đều đã bị sét đánh. Rồi sau đó, khách sạn nơi lẽ ra mà Neufeld và nhà hàng mà đạo diễn và một số diễn viên đặt chỗ đã bị đánh bom.
Một trợ lý cố vấn hiệu ứng hình ảnh John Richardson thì lại không được may mắn như vậy. Thứ 6 ngày 13 tháng 8/1976, Richardson gặp một tai nạn giao thông ở Hà Lan. Trợ lý của ông bị bánh trước cán ngang qua người còn Richardson trong khi cố gắng thoát khỏi đống đổ nát, đã nhìn thấy một tấm biển trên đường với dòng chữ: Ommen, 66.6 km (theo Kinh Thánh thì 666 là con số biểu tượng của quỷ Satan).
Một trong số những nhà huấn luyện hổ cho bộ phim cũng đã không thoát khỏi cái chết. Con trai diễn viên Gregory Peck tự sát bằng một phát súng. Một chiếc máy bay lẽ ra được dùng cho bộ phim, nhưng sau đó đổi lịch cho một chuyến bay quảng cáo khác, đã gặp tai nạn và tất cả những người trên chuyến bay đều chết. Một diễn viên đóng thế trong The Omen nhập viện trong khi thực hiện phim A Bridge Too Far, và sau đó anh ta nhảy lầu tự tử.
The Exorcist
Có tới 9 người chết trong quá trình thực hiện The Exorcist. Phim trường The Exorcist bị cháy thành tro trong quá trình sản xuất và khiến bộ phim bị tạm ngưng trong 6 tuần. Khi được công chiếu, bộ phim đã khiến hàng loạt người mắc chứng điên loạn. Có nhiều báo cáo về tình trạng ngất xỉu, trầm cảm, và ít nhất một người bị sảy thai. Điều này khiến bộ phim bị cấm ở Phần Lan.
Những người đã gặp nạn sau khi tham gia bộ phim là Linda Blair bị suy nhược thần kinh trong khi quay phim, ông của Linda Blair chết. Jack McGowen chết vì trụy tim sau khi hoàn thành vai diễn cho bộ phim. Anh trai của Max Von Sydow chết, một người gác đêm chết, một chuyên gia hiệu ứng hình ảnh chết và đứa con mới sinh của một nhà quay phim bị chết non.
Ngoài ra, bộ phim thu được hàng trăm triệu đô la The Dark Knight cũng bị nghi ngờ “dính líu” tới một lời nguyền nào đó, khi mà Heath Ledger qua đời sau khi hoàn thành vai diễn Joker gian ác, nhân viên kỹ thuật Conway Wickliffe cũng tử nạn trong một cảnh hành động, còn Morgan Freeman thì suýt qua đời sau một tai nạn xe hơi nghiêm trọng! Những lời nguyền trên phim ảnh có thể chỉ là sự trùng hợp hay các tin đồn bị thêu dệt, tuy nhiên, việc tại sao có sự trùng hợp lạ kỳ tới như vậy thì chưa từng có một báo cáo nào dám khẳng định.
Theo PLXH
Quả vải - Thức ăn, vị thuốc
Theo Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc).
Cùi vải vị rất ngọt không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.
Quả vải thường được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Để ăn dùng cả hai dạng, để làm thuốc thường dùng dạng khô. Cả hai cách dùng để ăn và làm thuốc, tươi hay khô, đều phải có liều lượng. Dùng có chừng mực, thì mới đem lại lợi ích và tránh được điều không mong muốn.
Nếu cho thuốc nhiệt (vải) vào bệnh nhiệt, là lửa đỏ đổ dầu thêm, nên có hại! Vải chỉ gây hại cho cơ thể thường là do người khỏe, ăn quá nhiều hoặc không biết tạng mình nhiệt không thể hợp tính nóng của vải và người bệnh không biết kiêng kỵ khi đang có bệnh thuộc dương, có hỏa nhiệt, âm hư hỏa vượng đường huyết cao (thì không nên ăn vải).
Như chúng ta đã biết "vải nóng" nếu ăn nhiều sẽ phát ra các bệnh viêm nhiệt như trẻ em ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo. Người dân Trung Quốc có câu ví "Một quả vải bằng 3 bó đuốc". Giới y dược Đông phương nói, vải gây "bốc hỏa", có thể dẫn đến "chứng bệnh lệ chi" (say vải) với các chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu... thường xảy ra ở những người khỏe mạnh ăn quá nhiều vải một lúc. Có trường hợp co giật. Sách Bản thảo tụng tân đã viết: Ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, phiền khát... sưng chân răng, chảy máu mũi... Người tạng nhiệt có bệnh nhiệt không nên ăn vải.
Một số công dụng chữa bệnh từ vải:
1. Suy nhược thần kinh và thể lực kể cả liệt dương
- Vải tươi 500g-1.000g ngâm vào một lít rượu 7-10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.
- Vải khô 10 quả: ăn vào chiều tối trong một thời gian 1-2 tháng. Tốt nhất vào các mùa mát lạnh thu đông.
2. Đau bụng, tiêu chảy cấp mạn, tỳ hư gây ngũ canh tiết tả (đi ngoài lỏng sáng sớm). Nấu cháo vải khô 5-10 quả. Có thể cho thêm các vị như hoài sơn, hạt sen 10g, bạch biển đậu 10g.
3. Sa dạ con. Dùng cùi vải tươi 500g sắc uống, hoặc ngâm rượu uống.
Dạ con sau đẻ lâu co: Cùi vải khô 10 quả sắc uống.
4. Đậu, sởi không mọc - cùi vải khô 16g sắc uống.
5. Hôi mồm: Cùi vải khô nhai ngậm.
6. Mụn nhọt sưng tấy: Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp.
7. Nấc lâu không khỏi: 7 quả vải đốt tồn tính nghiền nát uống với nước nóng (loại trừ nấc hàng tuần trong một số bệnh nan y...).
8. Khô cô khản họng ở ca sĩ, giáo viên: Hàng ngày nhai ngậm vài cùi vải khô để bảo dưỡng thanh đới. Không dùng khi có viêm nhiệt, kèm răng lợi chảy máu.
9. Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức: ngâm cùi vải khô hoặc vải khô nấu nước để uống.
10. Đau mỏi vai, lưng, đau bụng do lạnh: Sắc vải tươi hoặc vải khô để uống.
Chữa các chứng bệnh do ăn vải gây ra: Lấy vỏ quả vải sắc uống hoặc uống cốc nước chanh nóng.
Theo BS. Phó Thuần Hương
SKDS
"Đau đầu" vì thi cử Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, nhiều học sinh đã tự đến hoặc được cha mẹ đưa đến các bệnh viện, trung tâm tham vấn tâm lý vì có biểu hiện stress kéo dài, suy nhược thần kinh, cơ thể, rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh lý tâm thần. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của bác sĩ Lê...