Khách du lịch đến Hà Nội tăng trở lại
Theo số liệu của Sở Du lịch Hà Nội, tháng 11/2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 715,2 nghìn lượt khách, tăng 29,1% so với tháng 10/2020.
Một đoàn khách nước ngoài tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: Quang Thái.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2019, lượng khách giảm 70,4%. Trong đó khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 21.000 lượt khách, giảm 96,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 5% so với tháng 10/2020; khách du lịch nội địa ước đạt 694,2 nghìn lượt khách, giảm 61,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 30% so với tháng 10/2020. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, giảm 80,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 40,9% so với tháng 10/2020.
Như vậy, trong 11 tháng năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 7,99 triệu lượt khách, giảm 69,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 1,07 triệu lượt khách, giảm 81,4% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa ước đạt 6,91 triệu lượt khách, giảm 65,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 26,62 nghìn tỷ đồng, giảm 70,6% so với cùng kỳ năm trước (giảm 63,79 nghìn tỷ đồng).
Tháng 11/2020, lượng khách du lịch đến Hà Nội đã bắt đầu tăng dần, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1- 5 sao ước đạt khoảng 39.0%, tăng 10.4% so với tháng 10/2020 và giảm 28,7 % so với cùng kỳ 2019. Cộng dồn 11 tháng năm 2020, công suất trung bình khối khách sạn ước đạt khoảng 29,1%, giảm 40,5% so với cùng kỳ năm 2019.Trong tháng này, Thủ đô Hà Nội có nhiều hoạt động diễn ra, tiêu biểu như các hoạt động kích cầu du lịch, thương mại (Hội chợ du lịch quốc tế VITM), sự kiện văn hóa, thể thao (Chương trình “ Khởi động cùng SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11″), Ngày di sản văn hóa Việt Nam, Lễ hội hoa dã quỳ cùng trải nghiệm khinh khí cầu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, …do đó cũng góp phần làm cho lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 11 tiếp tục đà tăng trưởng khá.
Nghề nuôi mực lá mùa rong biển
Bộ ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" ở vùng biển Nhơn Hải của Trần Bảo Hòa vừa đạt giải Ảnh Nghệ thuật Việt Nam 2020.
Video đang HOT
Bộ ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" do nhiếp ảnh gia người Bình Định, Trần Bảo Hòa thực hiện, ghi lại quá trình thả lưới lấy mực giống từ tự nhiên, bắt cá sống về làm thức ăn cho mực, nuôi mực tại lồng bè và mực trưởng thành được xuất đi.
Trên hình là cảnh thả lưới bắt mực giống tại khu vực tập trung nhiều rong biển ở xã Nhơn Hải, cách trung tâm phố biển Quy Nhơn, Bình Định khoảng 30 km.
Quá trình kéo lưới bắt mực giống về nuôi tại bè được thực hiện cẩn thận để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái rong. Đây là loại rong mơ, sinh sản và phát triển tự nhiên tại vùng biển Nhơn Hải. Cây rong mơ thường sống bám vào các rạn san hô, tảng đá ngầm dưới biển, khi cây rong phát triển dài và già nổi lên mặt nước tạo thành bãi lớn.
Ngư dân lặn sâu dưới nước để gỡ lưới tránh làm hư hại tới rong. Các loại cá như cá kình, cá giò được đánh bắt đem về chế biến làm mồi ăn cho mực.
Đa số mực giống sống nhiều dưới những tán rong, san hô.
"Mùa rong biển từ tháng 4 - 8 hàng năm là thời điểm thích hợp nhất để nuôi mực lá. Mực giống bằng các đốt ngón tay được bắt từ môi trường tự nhiên phải hết sức cẩn thận", anh Quân, một người có nhiều năm kinh nghiệm đưa mực giống từ tự nhiên về nuôi thành công, chia sẻ.
Công đoạn bắt cá sống về làm thức ăn cho mực. Công việc nuôi mực đòi hỏi rất nhiều công và hết sức tỉ mỉ, mực nuôi được cho ăn vào 7h và 17h nên việc làm thức ăn cho mực phải thực hiện trước đó một vài giờ.
Công việc thả thức ăn vào lồng nuôi mực. Trước khi cho mực ăn phải quan sát xem lồng mực có gặp trục trặc để sửa hoặc dọn lồng sạch sẽ. Mực ăn mồi tầng mặt nên khi cho ăn phải thả mồi từ từ và thường xuyên kiểm tra, vớt thức ăn cặn lắng dưới lồng.
Mực được nuôi trong lồng với số lượng từ khoảng 40 - 80 con. Môi lưa mưc nuôi lông khoảng 70 - 80 ngày.
Nụ cười tươi của ngư dân với thành quả nuôi mực giống thành công.
"Bộ ảnh là trải nghiệm thú vị về đề tài mới trong sáng tác, không đơn thuần là quá trình tác nghiệp chụp ảnh mà bản thân được hiểu nhiều hơn về công việc nuôi mực mà trước giờ ít người nghe tới. Quá trình thể hiện sự tương hỗ giữa con người với thiên nhiên, con người bảo vệ thiên nhiên sẽ được đền đáp bằng những sản vật tuyệt vời của tạo hóa ban tặng, truyền cảm hứng cho tôi sáng tác. Tôi cảm thấy thích thú và hài lòng với bộ ảnh này", anh Hòa chia sẻ.
Bộ ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" của tác giả Trần Bảo Hòa đã đạt Huy chương bạc hạng mục ảnh hiện thực của cuộc thi Ảnh Nghệ thuật Việt Nam 2020. Cuộc thi được tổ chức bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vừa trao giải và khai mạc triển lãm ngày 14/10 tại Hà Nội. Triển lãm ảnh diễn ra tại Khu Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội từ 14 - 23/10/2020.
BTC nhận được 12.480 tác phẩm của 1.516 tác giả trên cả nước gửi về dự thi ở 2 thể loại ảnh hiện thực và ảnh ý tưởng. Kết quả, 33 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải thưởng, gồm 3 Huy chương vàng, 6 Huy chương bạc, 9 Huy chương đồng và 15 giải khuyến khích.
Ba giải vàng thuộc về ảnh đơn "Ở nhà tránh dịch"của Lê Tuệ (TP HCM); ảnh đơn Không ngừng phát triển của Huỳnh Phạm Anh Dũng (TP HCM) và bộ ảnh "Nhiệm vụ HVN68" của Nông Việt Linh (Hà Nội), chụp chuyến bay giải cứu người Việt mắc kẹt ở Vũ Hán diễn ra vào đêm 9/2/2020.
Quang cảnh hiếm thấy tại các khu di tích ở Hà Nội Trong giai đoạn Covid-19 đang diễn biên phức tạp, tại các di tích của Thủ đô d ù có mở cửa nhưng dường như không có du khách qua lại. Theo ghi nhận của PV, tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vắng vẻ dù vẫn mở cửa, lác đác một vài du khách thăm quan. Không có một khách...