Khắc phục tình trạng giảm cân xong rồi tăng trở lại
Tất cả chế độ ăn kiêng đều có tác dụng, nhưng chỉ trong vòng hai tháng. Sau thời điểm đó, chúng sẽ không còn hiệu quả với nhiều người.
Ảnh minh họa. Nguồn: DPMI.
Có tới 45 triệu người Mỹ trưởng thành (khoảng 23% dân số) thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân mỗi năm. Tuy nhiên, dựa trên con số 40% dân số trưởng thành mắc béo phì, và vẫn tiếp tục tăng, thì rõ ràng là điều đó không thành công cho lắm.
Với nỗ lực nhằm xác định chế độ ăn kiêng nào hiệu quả nhất, Nghiên cứu Giảm cân Từ A đến Z được thực hiện vào năm 2007 của Christopher Gardner đã đánh giá bốn chế độ ăn kiêng riêng biệt gồm: chế độ ăn Atkins (nhiều chất béo, ít carb), chế độ ăn LEARN (ít calo), chế độ ăn Ornish (rất ít chất béo, nhiều chất xơ) và chế độ ăn Zone (carb được chế biến ở mức thấp, protein nạc).
Nghiên cứu này cho thấy hai điều: Tất cả chế độ ăn kiêng đều có tác dụng, nhưng chỉ trong vòng hai tháng. Sau thời điểm đó, chúng sẽ không còn hiệu quả nữa. Nói cách khác, hầu hết mọi người không đủ cảnh giác để tiếp tục gắn bó với nó và dần quay trở lại với thói quen ăn uống ban đầu. Tới năm 2018, Gardner tiếp tục đào sâu vấn đề bằng nghiên cứu DIETFITS, trong đó so sánh chế độ ăn ít chất béo (48% card, 29% chất béo) với chế độ ăn ít carb (30% carb, 29% chất béo).
Bất chấp những hạn chế nêu trên, ông đã chỉ ra rằng, nhìn chung vấn đề không nằm ở việc bạn lựa chọn áp dụng chế độ ăn kiêng nào, ít chất béo hay ít carb, miễn sao bạn ăn thực phẩm thật và không quay trở lại với thực phẩm tiện lợi, đã được chế biến sẵn thì bạn đều sẽ giảm được cân nặng như nào. Điều quan trọng cần lưu ý là cả hai chế độ ăn kiêng này đều có chung hai ưu điểm: ít đường và nhiều chất xơ.
Bạn cũng phải tính đến các tình trạng bệnh tật cũng như yếu tố di truyền khác để xác định chế độ ăn nào hiệu quả nhất cho từng đối tượng cụ thể. Ví dụ, nếu bạn mắc bệnh tăng cholesterol máu có tính gia đình (tỷ lệ mắc là 1/500 người) hoặc bệnh tăng chylomicron máu có tính gia đình (còn được gọi là tăng lipoprotein máu loại 5; với tỷ lệ mắc là 1/20.000 người), bạn cần thực hiện chế độ ăn ít chất béo và dùng thuốc statin, nếu không nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên rõ rệt, bất kể cân nặng của bạn là bao nhiêu.
Ngược lại, nếu bị kháng insulin (cứ hai người thì có một người mắc), bạn có thể cần hạn chế đường và carbohydrate tinh chế để giảm nguy cơ mắc bốn trong tám loại bệnh lý nội bào (phản ứng glycation, stress oxy hóa, rối loạn chức năng ty thể và kháng insulin). Tuy nhiên, nếu đang mắc tiểu đường tuýp 2 (cứ 10 người có một người mắc), bạn có khả năng phải tránh hoàn toàn carbohydrate trong một khoảng thời gian, hoặc có thể chọn nhịn ăn gián đoạn.
Nhưng bất kể trận chiến giữa carb và chất béo trong các chế độ ăn ra sao chăng nữa, vấn đề thực sự vẫn nằm ở cuộc chiến giữa thực phẩm tiện lợi và thực phẩm thật.
Các chế độ ăn đều hiệu quả nếu bạn dùng thực phẩm thật. Bởi chúng ít đường và nhiều chất xơ, giúp làm giảm insulin; nó giữ gan khỏe và đường ruột tốt. Lưu ý là mỗi người trong chúng ta đều có khuynh hướng di truyền, hệ vi sinh vật đường ruột và gan khác nhau, vì vậy sẽ có chế độ ăn hiệu quả với người này mà không hiệu quả với người kia.
6 loại trà tốt nhất cho người đái tháo đường
Trà là thức uống rất phổ biến có lợi cho sức khỏe. Một số loại trà còn hỗ trợ giảm đường máu, tốt cho người bệnh đái tháo đường...
Người bệnh đái tháo đường thường được khuyên nên tránh các đồ uống có nhiều đường như soda, nước trái cây, hay đồ uống thể thao có đường... Tuy nhiên, một số loại nước uống như trà lại có lợi ích đáng kể cho những bệnh nhân này.
Video đang HOT
Trà là một thức uống tuyệt vời không chứa carb, cung cấp nước và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp chống lại các gốc tự do (có thể làm hỏng tế bào). Khi có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể, dẫn đến stress oxy hóa, góp phần gây ra các tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim.
Một phân tích tổng hợp về trà và tác động của nó đối với nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường cho thấy, uống ba tách trà trở lên mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Người đái tháo đường nên thêm trà vào luân phiên đồ uống hàng ngày để có những lợi ích tiềm năng như giảm cân và giảm A1C.
Dưới đây là một số loại trà mang lại lợi ích cho người bệnh đái tháo đường hoặc cho những người đang tìm cách giúp ngăn ngừa căn bệnh này:
1. Trà xanh có thể giúp bạn giảm cân, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Trà xanh và chiết xuất trà xanh có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Một đánh giá của các nghiên cứu cho thấy rằng, trà xanh và chiết xuất trà xanh có thể giúp giảm lượng đường trong máu, đóng vai trò ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2 và béo phì.
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 của một người ít nhất gấp sáu lần. Những người uống trà xanh thường xuyên trong hơn 10 năm, có lượng mỡ trong cơ thể thấp hơn và vòng eo nhỏ hơn so với những người không uống, theo một nghiên cứu công bố vào năm 2020 cho thấy.
Một trong những lý do trà xanh có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh đái tháo đường là chứa một hợp chất mạnh gọi là epigallocatechin gallate (EGCG). EGCG đã được phát hiện là có tác dụng làm tăng sự hấp thu glucose vào các tế bào cơ. Quá trình EGCG kích thích glucose đi vào tế bào cơ cũng có thể hữu ích để điều trị bệnh béo phì.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một tách trà xanh có 0 carbohydrate, 0g đường hoặc chất béo và chỉ 2,5 calo, khiến nó trở thành một lựa chọn lành mạnh tốt cho sức khỏe.
2. Trà đen có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin
Trà đen có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin cũng như giảm bớt phản ứng viêm.
Trà đen có nguồn gốc cùng một loại cây với trà xanh, nhưng khác nhau ở cách xử lý, chế biến. Do đó, cũng như trà xanh, trà đen cũng mang lại lợi ích tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Một đánh giá được công bố năm 2019 cho thấy, uống trà đen, trà xanh hoặc trà ô long có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường hoặc các biến chứng của bệnh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng trà (bao gồm cả trà đen) có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin cũng như giảm bớt phản ứng viêm.
Những người uống trà, bao gồm cả những người uống trà đen, có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 thấp hơn.
3. Trà hoa cúc có thể giúp ngủ ngon hơn
Uống trà hoa cúc thảo dược không chứa caffeine, có thể hỗ trợ giấc ngủ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh (CDC) Hoa Kỳ, chỉ một đêm ngủ không ngon giấc, có thể khiến cơ thể sản xuất insulin kém hiệu quả, làm tăng lượng đường trong máu.
Uống trà hoa cúc thảo dược không chứa caffeine, có thể hỗ trợ giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, khi phụ nữ ngủ kém (mới sinh con), uống trà hoa cúc trong hai tuần, gặp ít vấn đề về chất lượng giấc ngủ và triệu chứng trầm cảm hơn so với nhóm đối chứng không uống trà.
Bệnh đái tháo đường được coi là một tình trạng viêm và cùng với việc ăn uống hợp lý, giấc ngủ chất lượng tốt là điều quan trọng để giảm viêm.
Trà hoa cúc cũng có liên quan đến việc cải thiện độ nhạy insulin và quản lý glucose, đồng thời có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, khi những người tham gia nghiên cứu mắc bệnh đái tháo đường type 2, uống trà hoa cúc ba lần một ngày (sau mỗi bữa ăn) trong 8 tuần, nhận thấy lợi ích trong cả tình trạng kháng insulin và các dấu hiệu viêm.
4. Trà gừng làm giảm lượng đường huyết lúc đói trong các nghiên cứu
Đây cũng là một loại trà mà người đái tháo đường nên bổ sung vào chế độ ăn uống. Một đánh giá năm 2015 cho thấy, bổ sung gừng làm giảm mức đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cũng như A1C.
Những người mắc bệnh tiểu đường (không dùng insulin) đã bổ sung gừng trong ba tháng có sự cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và kết quả rất đáng kể giữa nhóm dùng gừng và nhóm đối chứng.
Gừng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể bằng cách ức chế các enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate cũng như tăng độ nhạy insulin.
5. Trà dâm bụt có thể giúp hạ huyết áp
Trà dâm bụt có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Loại trà có vị chua và thơm này không chỉ mang lại hương vị sảng khoái mà còn giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường và các vấn đề khác liên quan đến căn bệnh này.
Trà dâm bụt có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia, khi mắc bệnh đái tháo đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn.
Trong một nghiên cứu, những người uống khoảng 230ml trà dâm bụt, hai lần mỗi ngày được phát hiện là làm giảm huyết áp tâm thu, ở những người mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian một tháng. Trà dâm bụt giúp giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
6 . Trà bạc hà giúp giảm căng thẳng
Trà bạc hà giúp làm dịu, giảm căng thẳng... do đó, giúp cải thiện mức đường huyết.
Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường có mức độ căng thẳng cao hơn. Theo Đại học Califfornia (Hoa Kỳ), căng thẳng có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến chúng khó kiểm soát hơn. Trà bạc hà giúp làm dịu, giảm căng thẳng... do đó, giúp cải thiện mức đường huyết.
Lưu ý, dù bạn chọn loại trà nào, điều quan trọng cần nhớ là phải giữ đồ uống không có đường. Sử dụng các loại trà xanh, thảo dược hoặc đen thông thường và theo dõi thời điểm bạn nên cắt giảm lượng caffeine, để giúp bạn có giấc ngủ ngon nhất.
6 cách đơn giản giúp bạn giảm cân vào mùa đông Mùa đông thường tạo cảm giác dễ ăn dễ ngủ nhưng đây lại là thời điểm giảm cân lý tưởng cho bạn. Bên cạnh chế độ vận động và ăn uống, quá trình giảm cân có thể được thúc đẩy nhanh hơn nhờ những mẹo vặt đơn giản. Ăn uống lành mạnh và đúng giờ Người ta đã chứng minh rằng mùa đông...