Kết nối giao thông thủy, bộ đồng bằng sông Hồng
Tuyến đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 (tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa) và cụm công trình đường thủy kênh nối Đáy – Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định vừa tổ chức động thổ gói thầu xây dựng cầu vượt kênh đào thuộc cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ (địa phận xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định).
Không có cảng biển, khó giàu
Cụm công trình này thuộc dự án phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc Bộ – dự án WB6), có 4 hạng mục (gói thầu) xây dựng chính: tuyến kênh dài khoảng 1 km nối giữa sông Đáy và sông Ninh Cơ, chiều rộng đáy kênh 90-100 m; âu tàu có kích thước trong buồng âu rộng 17 m, dài 179 m và cao độ đáy -7,0m; cầu bê-tông cốt thép, tĩnh không 15 m, dài 778 m, đường dẫn 1.497 m, nằm trên đường tỉnh 490 C và vượt kênh nối sông Đáy – Ninh Cơ; hệ thống phao tiêu báo hiệu, trồng cây, đê hoàn trả, hệ thống thủy lợi, điện và thông tin liên lạc… Dự kiến, cụm công trình hoàn thành vào giữa năm 2022.
Đại diện chủ đầu tư, ông Dương Thanh Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý các dự án đường thủy (Bộ GTVT), cho biết dự án WB6 được thực hiện trên phạm vi 14 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Bắc Bộ gồm: Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Đây là dự án đầu tư phát triển lớn nhất về hạ tầng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc. Dự án có tổng mức đầu tư 200 triệu USD, gồm vốn vay WB 170 triệu USD và đối ứng trong nước; đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2016.
Phối cảnh cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ
Cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) thuộc dự án WB6 đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng, giúp tàu có trọng tải đến 2.000 tấn đầy tải, tàu 3.000 tấn giảm tải đi qua cửa sông Ninh Cơ dễ dàng vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, cửa sông Đáy phía tỉnh Ninh Bình bị bồi lắng thường xuyên, khó cải tạo để tàu lớn ra vào. Vì thế, để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, Chính phủ Việt Nam và WB đã ký Hiệp định bổ sung vốn cho dự án WB6 để đầu tư cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ với tổng mức đầu tư hơn 107 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của WB là 78,74 triệu USD.
Theo ông Hưng, sau khi đưa cụm công trình vào khai thác sẽ phát huy hiệu quả cao nhất của cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang, giúp tàu có trọng tải 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải có thể đi sâu vào đất liền đến cụm cảng Ninh Phúc, Ninh Bình, thúc đẩy phát triển vận tải thủy tại khu vực.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng những tỉnh không có cảng, phần lớn là nghèo, rất khó giàu. Ngược lại, như tỉnh Hà Tĩnh trước đây cũng rất nghèo nhưng sau khi có cảng Vũng Áng lớn nhất cả nước, tàu 300.000 tấn vào được thì khác hẳn. Năm 2020, cảng đón khoảng 40 triệu tấn hàng và tỉnh Hà Tĩnh dự kiến thu ngân sách 15.000 tỉ đồng. Từ đó, ông Nhật mong muốn tỉnh Nam Định quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng đường thủy, cảng biển, cảng sông; khai thác hiệu quả cụm công trình kênh đào nối 2 sông Đáy – Ninh Cơ, cũng như cửa Lạch Giang, góp phần phát triển vận tải thủy trên địa bàn.
Kết nối Bắc Bộ và Trung Bộ
Ngày 19-11, Bộ GTVT cũng phối hợp tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa đồng loạt triển khai thi công 3 gói thầu đường cao tốc Bắc – Nam, đoạn Mai Sơn – Quốc lộ (QL) 45, thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, tuyến cao tốc Mai Sơn – QL45 đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, có chiều dài tuyến khoảng 63,37 km, quy mô 6 làn xe, trong đó phân kỳ giai đoạn 1 là 4 làn xe; tổng mức đầu tư 12.111 tỉ đồng.
“Dự án sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn hành trình từ tỉnh Ninh Bình đến Thanh Hóa, mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực miền Bắc, miền Trung, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm thiểu ta.i nạ.n trên QL1; giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với khu vực miền Trung cũng như từ Bắc vào Nam; tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến, của Ninh Bình, Thanh Hóa” – ông Thọ nhận định.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, dự án tuyến cao tốc Mai Sơn – QL45 có ý nghĩa quan trọng và tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, kết nối Ninh Bình, Thanh Hóa với các trung tâm kinh tế, chính trị trong vùng kinh tế trọng điểm trên trục Bắc – Nam. Ông Thạch khẳng định: “Chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án ngay trong năm 2020, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà thầu trong quá trình thi công dự án. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công”.
Trước đó, ngày 30-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công 2 gói thầu trong dự án tuyến cao tốc Mai Sơn – QL45 tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Nhấn mạnh “không có giao thông thì khó phát triển được đất nước”, Thủ tướng lưu ý các địa phương sau khi có đường cao tốc, cần triển khai ngay các biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tính toán việc kết nối đường cao tốc các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Siêu phẩm "Tứ Linh hội tụ" kết từ 1 tạ nông sản, người dân đến đây ai cũng muốn check-in
Ngày 9/10, tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND TP Hà Nội khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH).
Thủ đô Hà Nội thích thú với tác phẩm "Tứ linh hội tụ" được giới thiệu tại sự kiện OCOP các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng năm 2020.
Ngoài sự kiện Trưng bày, giới thiệu, quảng bá hơn 150 gian hàng sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền các tỉnh ĐBSCH và một số tỉnh, thành khác, người dân Thủ đô còn được thưởng thức các màn trình diễn văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc vùng miền; nghe hát ca trù, hát xẩm, viết thư pháp, nặn tò he, trải nghiệm làm gốm Bát Tràng...,
Sau thời gian 3 ngày, 3 đêm, tác phẩm "Tứ Linh hội tụ" đã được hoàn thành và trưng bày tại sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng.
Đặc biệt, lần đầu tiên tại khu phố đi bộ Trinh Công Sơn cũng trưng bày các tác phẩm sinh vật cảnh tiêu biểu, trong đó tác phẩm được mong đợi nhất là "Tứ linh hội tụ" và trình diễn hơn 200 tác phẩm hoa lan quý hiếm, đột biến có giá trị lớn; trưng bày 66 bức tranh nhân kỉ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô và các hoạt động xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP...
Trong đó, tác phẩm "Tứ linh hội tụ" được nhiều người dân Thủ đô chờ đợi. Mặc dù, 19 giờ mới diễn ra chương trình khai mạc, nhưng ngay từ sáng nhiều du khách đã đến thăm quan, mua sắm tại các gian hàng, đặc biệt rất ấn tượng với tác phẩm "Tứ Linh hội tụ".
Sau khi được chiêm ngưỡng tận mắt tác phẩm "Tứ Linh hội tụ", nhiều du khách tỏ ra bất ngờ và ngạc nhiên, bởi tác phẩm được các nghệ nhân chế tác hoàn toàn bằng các sản phẩm từ nông nghiệp, như: gạo nếp cẩm, đỗ, ớt, cau, tỏi và trên 10 loại hoa cúc...
Tác phẩm "Tứ Linh hội tụ" được chế tác 100% từ các sản phẩm nông nghiệp như: ớt, tỏi, cau, đỗ, gạo nếp cẩm và trên 10 loại hoa cúc.
Để hoàn thành tác phẩm này, đơn vị chế tác đã phải nhập ớt từ Đà Nẵng.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Giang - Phó Giám đốc Học viện đào tạo Hoa Tráp Nghệ thuật (đơn vị thực hiện tác phẩm "Tứ linh hội tụ") cho biết, để hoàn thành xong tác phẩm này, các nghệ nhân phải mất thời gian 3 ngày, 3 đêm.
"Do các chất liệu đều làm từ nông sản tươi nên thời gian không giữ được lâu. Để khắc phục hạn chế này, đơn vị đã phải nhập ớt từ trong Đà Nẵng" - bà Giang chia sẻ.
Tác phẩm "Tứ Linh hội tụ" được người dân Thủ đô Hà Nội rất thích thú.
Theo Ban tổ chức, tác phẩm "Tứ linh hội tụ" mang một ý nghĩa rất lớn nhằm chào mừng kỷ niệm 1010 Thăng Long - Hà Nội, kỷ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10 và Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ông Vương Xuân Nguyên - Chánh Văn phòng Hiệp hội Sinh vật cảnh Hà Nội cho biết, tác phẩm "Tứ linh hội tụ", với sắc thái riêng về văn hoá, nghề nghiệp, đặc biệt là thông điệp về sản phẩm OCOP, trong đó hội tụ tất cả những đặc sản của vùng ĐBSH và những tỉnh tham gia chương trình này.
Thậm chí, trên tác phẩm độc đáo này, Ban tổ chức còn gắn mã truy xuất nguồn gốc để khách thăm quan có thể trải nghiệm, biết được quy trình làm ra tác phẩm.
Khởi công tuyến đường ven biển Nam Định 2.700 tỷ đồng Ngày 18-9, tại xã Giao An, huyện Giao Thủy, UBND tỉnh Nam Định đã khởi công tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư xấp xỉ 2.700 tỷ đồng. Tuyến đường dài gần 66km với 3 cây cầu trên tuyến, đi qua địa bàn 24 xã, thị trấn thuộc địa bàn 3 huyện ven biển của...