Kế hoạch khoan thẳng đứng cứu 41 công nhân Ấn Độ mắc kẹt nguy hiểm ra sao?
Nỗ lực kéo dài nhiều tuần để cứu 41 công nhân mắc kẹt trong đường hầm bị sập dưới dãy Himalaya đã bước vào giai đoạn mới đầy nguy hiểm khi lực lượng cứu hộ tìm cách khoan thẳng đứng từ đỉnh núi xuống với độ cao 86 m.
Hoạt động cứu hộ được thực hiện nhằm nỗ lực giải cứu 41 công nhân mắc kẹt sau vụ sập đường hầm cao tốc tại bang Uttarakhand, Ấn Độ, ngày 26/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình CNN, 41 công nhân Ấn Độ bị mắc kẹt kể từ ngày 12/11, khi họ đang xây dựng một đường hầm ở bang Uttarakhand phía Bắc Ấn Độ thì bất ngờ một phần đường hầm bị sập. Lối ra duy nhất đã bị bịt kín bằng đất đá, bê tông và các mảnh kim loại xoắn với chiều dài 60m.
Trước đó, nhóm cứu hộ đã khoan ngang đoạn đường 60m toàn đất đá này nhưng khi chỉ còn cách nhóm công nhân mắc kẹt vài mét nữa thì chiếc máy khoan lại hỏng vào ngày 24/11.
Trước tình hình trên, các nhà chức trách hiện cố gắng đào thủ công vài mét cuối cùng đồng thời khoan thẳng đứng xuống từ đỉnh núi cách nhóm nạn nhân 86 m.
Theo Bộ trưởng Giao thông, Đường bộ và Đường Cao tốc Ấn Độ Mahmood Ahmed, tính đến ngày 27/11, các kỹ sư đã khoan thẳng đứng đã đạt đến độ sâu 35m và ước tính công việc có thể hoàn thành vào ngày 30/11.
Tuy nhiên, các nhà địa chất cảnh báo việc khoan thẳng đứng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể làm suy yếu ngọn núi vốn dĩ mỏng manh, khiến thêm nhiều mảnh vụn rơi vào khoang đường hầm đã bị sập một phần.
Video đang HOT
“Các loại đá ở dãy Himalaya rất yếu. Việc khoan thẳng đứng sẽ làm xáo trộn quá trình hình thành lớp đất đá và gây ra rung chấn cho ngọn núi”, Yaspal Sundriyal, Giáo sư địa chất từ Đại học H.B. Garhwal ở Uttarakhand giải thích với CNN.
“Các tảng đá ở dãy Himalaya cần được xử lý hết sức thận trọng và có sự hỗ trợ rất chắc chắn. Tôi sợ việc khoan sẽ làm xáo trộn đất đá phía trên đường hầm”, chuyên gia địa hình địa phương Sundriyal cho hay.
Hình ảnh công nhân bị mắc kẹt trong đường hầm đổ nát. Ảnh: CNN
Tại hiện trường, giới chức cho biết cả hai phương án giải cứu đều được coi là phương án an toàn, nhưng không thể biết phương án nào được cho là hiệu quả nhất.
Harpal Singh, cựu Giám đốc Tổ chức Đường biên giới Ấn Độ, cơ quan duy trì mạng lưới đường bộ của đất nước, cho biết: “Cả khoan dọc và khoan ngang đều an toàn. Tuy nhiên, thật khó để nói phương pháp nào trong hai phương pháp sẽ giúp chúng tôi tiếp cận những công nhân bị mắc kẹt trước tiên”.
Những người đàn ông bị mắc kẹt đều là công nhân nhập cư từ một số bang nghèo nhất Ấn Độ. Trong hớn 2 tuần chờ đợi giải cứu, những công nhân này đã được tiếp nhận thực phẩm, nước uống và oxy qua một đường ống có đường kính 15 cm khoan qua đống đổ nát.
Tình hình sức khỏe của họ hiện vẫn ổn định. Các bác sĩ vẫn giữ liên lạc thường xuyên với những người bên trong, khuyên về giữ thái độ tích cực và bình tĩnh.
Đường hầm trên là một phần của tuyến đường cao tốc Char Dham, một dự án trị giá hàng triệu USD gây tranh cãi nhằm nâng cấp mạng lưới giao thông của đất nước và cải thiện khả năng kết nối với các địa điểm hành hương quan trọng của đạo Hindu trong khu vực.
Dự án đã nhận được sự chỉ trích từ các nhà bảo vệ môi trường vì họ cho rằng việc xây dựng nặng nề có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho khu vực Himalaya. Theo báo cáo năm 2020 của Tòa án Tối cao Ấn Độ, một nhóm chuyên gia đã phàn nàn việc xây dựng đường cao tốc sẽ dẫn đến lở đất và xói mòn đất thêm trong một môi trường vốn đã nhạy cảm.
Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ sập đường hầm và có khả năng sẽ xem xét tác động của việc khoan trên núi.
Ngày 24/11, chuyên gia đào hầm Anrold Dix, một kỹ sư người Australia đã bay tới Ấn Độ để tư vấn về công tác cứu hộ cho biết họ đặt sự an toàn của con người lên hàng đầu trong hoạt động cứu hộ.
“Với mỗi lựa chọn, chúng tôi đang xem xét làm thế nào để đảm bảo rằng 41 người đàn ông trở về nhà an toàn và chúng tôi không làm tổn thương ai. Tôi tin tưởng rằng tất cả họ sẽ về nhà trước lễ Giáng sinh. Nếu chúng ta vội vàng, chúng ta có thể gặp vấn đề”, ông Dix lý giải.
Vụ sập đường hầm ở Ấn Độ: Vẫn chưa thể đưa 41 công nhân ra ngoài sau 2 tuần mắc kẹt
Sau 2 tuần xảy ra vụ sập đường hầm cao tốc tại bang Uttarakhand của Ấn Độ, các nỗ lực hộ đã đến giai đoạn cuối nhưng vẫn chưa thể đưa 41 công nhân bị mắc kẹt ra ngoài.
Hoạt động cứu hộ tại hiện trường vụ sập đường hầm ở bang Uttarakhand, Ấn Độ, ngày 22/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 25/11, lực lượng cứu hộ đã triển khai tới hiện trường máy đào mới nhằm tạo một trục thẳng đứng xuống phía dưới đường hầm, sau những nỗ lực mở đường khác gặp chướng ngại vật khi chỉ còn cách những người mắc kẹt vài mét.
Theo tính toán của các kỹ sư, trục thẳng đứng nói trên cần sâu khoảng 89m để đảm bảo an toàn cho những người mắc kẹt bên dưới, trong bối cảnh nền đất này đã bị sập lún. Vụ sập xảy ra ở khu vực núi Himalaya nên địa hình rừng núi cũng là một cản trở đối với công tác cứu hộ.
Các kỹ sư đã điều khiển đặt một đường ống kim loại xuyên qua 57m đất đá, xi măng, các thanh kim loại và máy móc xây dựng bị chôn vùi dưới đất. Ở vị trí cách nơi những người công nhân đang mắc kẹt khoảng 9m, hoạt động đào bằng máy khoan khổng lồ đã phải tạm dừng, trong khi rất khó thao tác các thiết bị khoan cắt để tạo khoảng trống đủ rộng cho một người bò qua giữa các dầm kim loại ngổn ngang. Một nhóm cứu hộ cũng đã triển khai đào ở vị trí thứ ba xa hơn, cách khoảng 480m.
Ông Arnold Dix, Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về đường hầm và không gian dưới mặt đất cho biết máy đào chính đã bị hỏng khiến việc đào bới bị gián đoạn, tuy nhiên ông tin tưởng vẫn còn nhiều cách để tiếp cận được vị trí của những người công nhân và đưa họ ra ngoài an toàn.
Kể từ khi đường hầm bị sập ngày 12/11, các nỗ lực giải cứu diễn biến chậm, phức tạp khi đất đá tiếp tục sập xuống, các máy khoan hạng nặng quan trọng liên tục bị trục trặc hoặc hỏng.
Lực lượng không quân đã 2 lần thả hàng cứu trợ xuống cho những người mắc kẹt. Xe cứu thương vẫn túc trực tại hiện trường, trong khi một bệnh viện dã chiến đã được bố trí để sẵn sàng tiếp nhận những người mắc kẹt.
Hôm 21/11, lực lượng cứu hộ đã lần đầu tiên nhìn thấy những người công nhân mắc kẹt phía dưới nhờ hình ảnh ghi lại bởi máy quay nội soi mà lực lượng này thả xuống dọc theo đường ống hẹp chuyên dùng để chuyển khí oxy, thực phẩm, nước uống cho những người ở dưới. 41 công nhân vẫn sống sót trong đoạn đường hầm bị sập dài khoảng 2km, cao khoảng 8,5m.
Từ đó đến nay, lực lượng chức năng nhiều lần hi vọng có thể tạo đột phá trong vài giờ. Tuy nhiên, một tuyên bố của chính quyền nêu rõ, các kế hoạch có thể thay đổi bất cứ lúc nào, do lỗi kỹ thuật, địa hình vùng núi và các tình huống khẩn cấp khó lường khác.
Vụ sập đường hầm ở Ấn Độ: Sử dụng thiết bị khoan mới để giải cứu người mắc kẹt Ngày 16/11, nhà chức trách Ấn Độ cho biết lực lượng chức năng đang tập trung khoan xuyên qua một tảng đá rơi để lắp đặt một đường ống có thể đưa các nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập đường hầm ở bang Uttarakhand, miền Bắc nước này, ra ngoài an toàn. Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn đang bị cản...