Israel lần đầu tiên sử dụng vũ khí ‘Ngòi Sắt’ trong chiến đấu
Iron Sting ( Ngòi Sắt) đã được đơn vị Maglan của IDF sử dụng để bắn trúng các bệ phóng tên lửa của Hamas ở Gaza.
Lắp đặt “Ngòi sắt” lên súng cối Cardom của Israel. Ảnh: Breakingdefense
Hỏa lực chính xác là một khía cạnh quan trọng của chiến tranh hiện đại. Việc triển khai đạn dược trực tiếp tới mục tiêu sẽ hạn chế thiệt hại ngoài mong muốn, đồng thời tối đa hóa hiệu quả của lực lượng chiến đấu.
Việc sử dụng vũ khí có độ chính xác cao đặc biệt quan trọng đối với các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF, quân đội Israel), những người phải đối mặt với kẻ thù ẩn nấp trong môi trường dân sự, đô thị. Trong khi bom chính xác dẫn đường bằng laser thường xuyên được Không quân Israel sử dụng, các tiểu đoàn mặt đất của IDF lại thiếu hệ thống hỏa lực gián tiếp có độ chính xác hữu cơ để đáp trả các mục tiêu riêng lẻ khi có cơ hội. Và đó là lúc ‘Iron Sting” (Ngòi Sắt) xuất hiện.
Được tiết lộ vào ngày 14/3/2021, Iron Sting là loại đạn súng cối 120mm có độ chính xác cao và dẫn đường bằng GPS. Sự kết hợp này cho phép vũ khí có thể tấn công một mục tiêu cụ thể cách xa tới 12km đồng thời có thể xuyên thủng bê tông cốt thép kép. Trong thông cáo báo chí năm 2021, Bộ trưởng Quốc phòng Israel lúc đó là ông Benny Gantz tiết lộ về Iron Sting: “Công nghệ do các ngành công nghiệp Israel cung cấp cho IDF sẽ thay đổi chiến trường và cung cấp cho lực lượng của chúng ta các phương tiện chính xác và hiệu quả hơn”. “Nó cũng đáp ứng nhu cầu của IDF, điều chỉnh khả năng chiến đấu để đối phó với kẻ thù ẩn náu trong môi trường dân sự, đô thị, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức do Nhà nước Israel đặt ra.”
Iron Sting cung cấp hỏa lực chính xác cho lực lượng mặt đất. Ảnh: The Mighty
Trước khi được tiết lộ, Iron Sting đã trải qua những cuộc thử nghiệm cuối cùng tại một địa điểm thử nghiệm ở miền Nam Israel.
Đạn được bắn từ Hệ thống súng cối giật 120mm Cardom; một chiếc gắn trên xe M113 APC và một chiếc khác trên chiếc SUV Hummer 4×4. Cả Iron Sting và Cardom đều được phát triển bởi công ty quốc phòng Elbit Systems của Israel. Mười năm nghiên cứu và phát triển đã đạt đến đỉnh cao khi các cuộc thử nghiệm cuối cùng cho thấy vũ khí này tác động trực tiếp lên mục tiêu dự định của nó với độ chính xác chưa từng có. Sau khi thử nghiệm thành công, Iron Sting được đưa vào sản xuất hàng loạt để trang bị cho IDF.
Vũ khí “Ngòi sắt” đánh tới mục tiêu giả định trong cuộc thử nghiệm của Israel. Ảnh: The Mighty
Sau cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10, IDF đáp trả bằng chiến dịch không kích mục tiêu của Hamas ở Dải Gaza.
Hôm 22/10, người phát ngôn của IDF xác nhận rằng Iron Sting đã được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên. Vũ khí này được đơn vị Maglan của IDF sử dụng để bắn trúng các bệ phóng tên lửa của Hamas ở Gaza.
Cùng với các cuộc không kích, cuộc giao tranh đã tiêu diệt hàng chục chiến binh Hamas theo báo cáo của IDF.
Video đang HOT
Một khẩu súng cối 120mm không dẫn đường có độ chính xác 136 mét, trong khi hệ thống định vị và nhắm mục tiêu chính xác có thể tăng độ chính xác lên 76 mét. IDF báo cáo rằng Iron Sting có mức độ lệch tối đa chỉ 10 mét trong 90% trường hợp.
Số phận cộng đồng Cơ đốc giáo ở Gaza
Cộng đồng Cơ Đốc giáo đang quay cuồng giữa khung cảnh chiến sự, nhưng hầu hết vẫn chưa rời khỏi thành phố bị bao vây, nơi mà họ khẳng định sở hữu một di sản Cơ Đốc giáo phong phú có từ hai thiên niên kỷ trước.
Các tín đồ Cơ đốc trong Nhà thờ Thánh Porphyrius ở khu Zeitoun, Thành cổ Gaza. Đây là một cộng đồng nhỏ nhưng có gốc rễ sâu xa ở Gaza và họ không muốn rời bỏ mảnh đất của mình bất chấp bom đạn. Ảnh: Al Jazeera
Một trong những thời điểm quyết định cho đến nay trong cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza là vụ nổ chết chóc tại bệnh viện Ahli Arab vào ngày 17/10, giết chết hàng trăm người. Hai ngày sau, Israel ném bom Nhà thờ Saint Porphyrius, nhà thờ lâu đời nhất Dải Gaza, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng.
Các cuộc tấn công chết người vào bệnh viện Ahli Arab - một cơ sở Anh giáo - và nhà thờ đã thu hút sự chú ý đến cộng đồng thiểu số theo đạo Cơ Đốc đang bị vây hãm trong khu vực này - giống như phần còn lại của Dải Gaza, đang bị tấn công bởi sự bắn phá không ngừng của Israel.
Tòa Thượng phụ Chính thống giáo Jerusalem mô tả cuộc tấn công vào nhà thờ là một "tội ác chiến tranh".
Cộng đồng Cơ Đốc giáo đang quay cuồng giữa khung cảnh chiến sự, nhưng hầu hết vẫn chưa rời khỏi thành phố bị bao vây, nơi mà họ khẳng định sở hữu một di sản Cơ Đốc giáo phong phú có từ hai thiên niên kỷ trước.
Các tín đồ Cơ đốc giáo ở Gaza là ai?
Số lượng người theo đạo Cơ đốc ở Gaza đã giảm dần trong những năm gần đây. Ngày nay chỉ còn khoảng 1.000 người, giảm mạnh so với con số 3.000 người đăng ký vào năm 2007, khi Hamas nắm quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực này.
Theo Kamel Ayyad, người phát ngôn của Nhà thờ Saint Porphyrius, phần lớn cộng đồng này gốc gác từ chính Gaza. Số còn lại chạy trốn đến đây sau khi nhà nước Israel ra đời, khiến khoảng 700.000 người Palestine phải di dời trong một sự kiện được gọi là Nakba, hay "thảm họa".
Việc Hamas lên nắm quyền ở Gaza đã dẫn đến một cuộc phong tỏa trên bộ, trên không và trên biển do Israel lãnh đạo, đẩy nhanh cuộc di tản của những người theo đạo Cơ Đốc khỏi vùng đất nghèo đói này. Ông Ayyad nói: "Mọi người sống ở đây trở nên rất khó khăn. Nhiều tín đồ Cơ Đốc đã rời Bờ Tây, sang Mỹ, Canada hoặc thế giới Arab, để tìm kiếm nền giáo dục và sức khỏe tốt hơn".
Trong khi hầu hết người Cơ Đốc giáo ở Gaza theo đức tin Chính thống Hy Lạp, một số lượng nhỏ hơn theo Nhà thờ Thánh Gia Công giáo và Nhà thờ Baptist Gaza. Baptist Gaza cũng chính là nơi đã công bố một video quay cảnh trẻ em giáo xứ đang cầu nguyện, phía sau là tiếng bom nổ.
Cộng đồng Cơ Đốc giáo ở Gaza, với nhiều gia đình bao gồm các thành viên thuộc các giáo phái khác nhau, có truyền thống tôn giáo khá linh hoạt. Fadi Salfiti, người có gia đình chạy trốn từ Nablus đến Gaza vào năm 1948, đã đi lễ ở tất cả các nhà thờ. "Vào các sáng Chủ nhật, chúng tôi đến nhà thờ Chính thống, vào buổi chiều, chúng tôi đến nhà thờ Công giáo, và buổi tối, chúng tôi đến nhà thờ Tin lành", Salfiti cho biết.
Người dân than khóc trong đám tang người Palestine thiệt mạng tại Nhà thờ Chính thống Hy Lạp Saint Porphyrius, ở thành phố Gaza vào 20/10/2023. Ảnh: Reuters
Lịch sử người Cơ Đốc giáo ở Gaza
Di sản Cơ Đốc giáo của Gaza trải dài từ thời mà đây còn là một giáo phái bị đàn áp, hứa hẹn sự cứu rỗi cho những người bị áp bức.
Trong Kinh thánh, sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, Tông đồ Philip đã đi dọc con đường sa mạc từ Jerusalem đến Gaza để truyền bá đạo Chúa. Theo thánh thư, Philip đã có mặt tại tiệc cưới Cana ở Galilê, nơi Chúa Giêsu biến nước thành rượu.
Nhà thờ Saint Porphyrius là nhà thờ lâu đời nhất trong khu vực. Ban đầu nó được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 sau cái chết của vị giám mục cùng tên, người đã cải đạo những người ngoại đạo ở thành phố sang Cơ đốc giáo, đốt các thần tượng và đền thờ. Sau cuộc chinh phục của người Ba Tư vào thế kỷ thứ 7, nhà thờ Saint Porphyrius được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo. Sau đó nó được xây dựng lại bởi quân Thập tự chinh vào thế kỷ thứ 12.
Những người theo đạo Cơ đốc ở Palestine, với tổng số 50.000 người trên khắp các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, đôi khi được gọi là 'những viên đá sống', một phép ẩn dụ lần đầu tiên được Thánh Phêrô Tông đồ, môn đệ của Chúa Giêsu, sử dụng để mô tả vai trò của các tín hữu trong việc xây dựng ngôi nhà thiêng của Thiên Chúa. Ngày nay, thuật ngữ này dùng để chỉ địa vị đặc biệt của họ với tư cách là người gìn giữ một đức tin ra đời trên mảnh đất của họ.
Mối quan hệ giữa người Cơ Đốc giáo và người Hồi giáo ở Gaza
Sống trong cảnh bị bao vây, các tín đồ Cơ Đốc ở Gaza đã chứng tỏ tinh thần đoàn kết trong cuộc đấu tranh sinh tồn và giấc mơ tự do của họ.
"Tất cả chúng tôi đều là người Palestine. Chúng tôi sống trong cùng một thành phố, với cùng nỗi đau khổ. Tất cả chúng tôi đều bị bao vây và tất cả đều giống nhau", Ayyad nói.
Nói chung, cộng đồng Cơ Đốc giáo luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người Palestine, sản sinh ra những ngôi sao sáng như Issa El-Issa, nhà sáng lập tờ báo Falastin có trụ sở tại Jaffa, người có ảnh hưởng lớn đến chủ nghĩa dân tộc Arab Palestine trong thời kỳ Anh cai trị; hay Edward Said, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chủ nghĩa phương Đông.
Ở Gaza cũng vậy, các thành viên của cộng đồng nhỏ bé Cơ Đốc giáo đóng một vai trò to lớn. Salfiti cho biết: "Họ thường có trình độ học vấn cao, hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh và hoạt động tình nguyện".
Bị cắt đứt khỏi thế giới dưới sự phong tỏa do Israel lãnh đạo, cộng đồng Cơ Đốc giáo đôi khi cảm thấy dễ bị tổn thương. Năm 2007, cộng đồng này rung chuyển bởi vụ sát hại Rami Ayyad, người quản lý Hiệu sách Giáo viên, một cửa hàng do Nhà thờ Baptist điều hành. Không có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ giết người, trong khi nhóm Hamas lên án vụ việc, nói rằng họ "sẽ không cho phép bất cứ ai phá hoại" mối quan hệ Hồi giáo-Cơ Đốc giáo ở Gaza. Nhưng các sát thủ không bao giờ được đưa ra công lý.
Tuy vậy, nhìn chung, các cộng đồng đều đoàn kết chống lại sự phong tỏa nhằm vào họ tại một nơi được ví như nhà tù ngoài trời lớn nhất thế giới.
Một người đàn ông Palestine hét lên khi anh và những người khác cố gắng tìm kiếm người thân đã chết của họ giữa các thi thể của người Palestine nằm trên mặt đất bên ngoài Bệnh viện al-Shifa vào ngày 27 tháng 12 năm 2008, tại Thành phố Gaza, Gaza [Abid Katib/Getty Images]
Giống như người Hồi giáo đã bị cấm đến Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa của Jerusalem, những người theo đạo Cơ Đốc cũng không thể đến thăm những địa điểm linh thiêng như Nhà thờ Giáng Sinh ở Bethlehem, nơi sinh của Chúa Giêsu. Cả hai cộng đồng đều bị cắt đứt khỏi các thành viên gia đình họ ở Bờ Tây.
Tình hình hiện tại của người Cơ Đốc giáo ở Gaza
Dưới các cuộc bắn phá gần đây của Israel, những người theo đạo Thiên chúa cũng như người Hồi giáo đều tìm nơi ẩn náu tại Nhà thờ Saint Porphyrius.
Sau vụ đánh bom, tất cả họ chuyển đến Nhà thờ Holy Family gần đó. Nisreen Anton, tổng giám đốc dự án của nhà thờ cho biết hiện có khoảng 560 người đang trú ẩn ở đó.
Linh mục giáo xứ Gabriel Romanelli đã bị mắc kẹt ở Bethlehem kể từ khi chiến tranh bắt đầu và vẫn giữ liên lạc với con chiên của mình. Trong thông điệp ghi ngày 24/10, ông kêu gọi chấm dứt ném bom và mở hành lang nhân đạo.
Cũng như nhiều người Palestine ở Gaza, Nisreen Anton quyết tâm ở lại. Quanh quẩn trong nhà thờ cùng ba cô con gái 8, 9 và 12 tuổi, cô cho biết tình hình ngày càng tồi tệ hơn. "Những người theo đạo Thiên chúa đang đau khổ như bao người dân Gaza khác. Đây là đất của chúng tôi và chúng tôi sẽ không rời đi", Anton nói.
Xung đột Israel-Hamas: Trung Quốc có thể làm gì vì hòa bình ở Trung Đông? Bắc Kinh có thể sử dụng ảnh hưởng ngày càng tăng của mình trong khu vực để ngăn chặn xung đột lan rộng. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) cùng với Ali Shamkhani (phải), Thư ký hội đồng an ninh Iran, và Musaad al-Aiban, Ngoại trưởng Saudi Arabia tại Bắc Kinh vào tháng 3/2023. Ảnh: Tân Hoa/AP Sự khác biệt giữa xung...