Iran hoàn thiện mô hình tàu sân bay Mỹ để tập bắn
Mô hình tàu sân bay lớp Nimitz được Iran hoàn thiện và sẵn sàng rời cảng, trở thành mục tiêu cho một đợt diễn tập bắn đạn thật.
Ảnh vệ tinh được công ty Maxar công bố hôm qua cho thấy mô hình tàu sân bay lớp Nimitz được Iran chế tạo đã tách khỏi cầu tàu ở cảng Bandar Abbas, trên sàn đáp còn có 15 mô hình tiêm kích Mỹ. Mô hình dài khoảng 200 m và rộng 50 m, có kích thước bằng hai phần ba tàu sân bay lớp Nimitz thật.
Tehran không xác nhận thông tin liên quan tới mô hình, nhưng giới chuyên gia nhận định Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) có thể dùng nó cho các đợt diễn tập bắn đạn thật trong năm nay nhằm hoàn thiện năng lực tiến công tàu sân bay Mỹ.
Hạm đội 5 hải quân Mỹ, đơn vị đặc trách các vùng biển tại Trung Đông, chưa bình luận về thông tin này.
Mô hình tàu sân bay tại cảng Bandar Abbas hôm 7/6. Ảnh: Maxar.
Mô hình tàu sân bay Mỹ được phát hiện lần đầu hồi tháng 1 năm nay, có vẻ ngoài tương tự mục tiêu nổi được Iran sử dụng trong cuộc tập trận “Nhà tiên tri Vĩ đại 9″ năm 2015. Hải quân Iran và IRGC khi đó sử dụng lượng lớn xuồng cao tốc để bắn phá mục tiêu bằng súng máy và rocket, trước khi tên lửa chống hạm phá hủy mô hình.
Video đang HOT
“Hàng không mẫu hạm có kích thước rất lớn. Tên lửa hành trình phải đánh chính xác vào những vị trí hiểm yếu trên tàu. Nếu không tàu sân bay sẽ chỉ chịu thiệt hại không quá nặng và khó lòng bị đánh chìm”, Bryan Clark, cựu cố vấn đặc biệt của hải quân Mỹ, nhận xét.
Clark cho rằng Iran có thể tháo đầu dò tên lửa diệt hạm, lắp đầu dò lên tiêm kích và bay xung quanh con tàu nhằm nghiên cứu khả năng bám bắt mục tiêu của tên lửa. Các phi cơ cũng có thể tiếp cận mô hình theo quỹ đạo của tên lửa hành trình để xây dựng đường bay và kế hoạch tác chiến.
Đợt tập trận năm 2015 diễn ra trong bối cảnh Iran và các cường quốc vẫn đang đàm phán về thỏa thuận hạt nhân. Quan hệ giữa Tehran và Washington trở nên căng thẳng từ khi Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran hồi năm 2018.
Nguy cơ xung đột lên đến đỉnh điểm hồi tháng 1 khi Mỹ dùng máy bay không người lái hạ sát tướng đặc nhiệm Iran Qassem Soleimani ở Iraq. Iran sau đó phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ có lực lượng Mỹ ở Iraq để trả đũa.
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ – Iran gần đây bắt đầu có một số dấu hiệu tích cực. Washington đầu tháng 5 rút bớt lá chắn phòng không Patriot khỏi Trung Đông, cho rằng mối đe dọa từ Tehran đã giảm bớt.
Iran hôm 5/6 phóng thích Michael White, cựu lính hải quân Mỹ bị bắt từ năm 2018, để đổi lấy việc Washington cho phép nhà vật lý Majid Taheri tới Iran để thăm gia đình. Taheri mang quốc tịch Mỹ và Iran, bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran. Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó lên tiếng cảm ơn Tehran, cho rằng hai nước có thể cải thiện quan hệ.
Mỹ triển khai lực lượng đa nhiệm đặc biệt ứng phó Trung Quốc
Quân đội Mỹ sẽ mở rộng các nỗ lực đối phó Trung Quốc bằng cách triển khai một lực lượng đặc nhiệm đến Thái Bình Dương. Lực lượng này có khả năng tiến hành các hoạt động thông tin, điện tử, chiến tranh mạng và tên lửa chống lại Bắc Kinh.
Lực lượng đặc nhiệm có khả năng sẽ đóng tại các hòn đảo phía Đông Philippines và Đài Loan và sẽ được trang bị các vũ khí chính xác tầm xa như tên lửa siêu thanh để tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển.
Hoạt động này có thể dọn đường cho các tàu hải quân trong trường hợp xảy ra xung đột. Lực lượng sẽ vô hiệu hóa các ý định của Trung Quốc và Nga khi các nước này muốn các nhóm tàu sân bay của Mỹ tránh xa lục địa châu Á.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy Ảnh: REUTERS
Theo trang Bloomberg, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy trình bày chi tiết về đơn vị mới tại một sự kiện ở Washington trong ngày 10-1(theo giờ Mỹ). Động thái này nhằm "vô hiệu hóa sự bao vây mà Trung Quốc và Nga đã thực hiện", theo lời ông McCarthy.
Kế hoạch triển khai lực lượng đặc nhiệm sẽ được thúc đẩy bởi một thỏa thuận mới với Cơ quan Trinh sát Quốc gia (NRO) trong việc phát triển và quản lý các vệ tinh gián điệp Mỹ. Theo thỏa thuận đó, các đơn vị chiến thuật của quân đội sẽ có khả năng khai thác thông tin tốt hơn từ các vệ tinh quỹ đạo thấp hiện tại và tương lai.
Chiến lược "xoay trục" quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương này sẽ giúp Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đạt được mục tiêu lâu dài của Mỹ là chuyển thêm nhiều lực lượng từ châu Âu, Trung Đông và châu Phi sang Thái Bình Dương, tạo nên vị thế vững chắc hơn với Trung Quốc và Nga.
Theo ông McCarthy, động thái này sẽ cho phép quân đội Mỹ tạo ra một mô hình mới ở Thái Bình Dương. Lực lượng đặc nhiệm Mỹ đồn trú ở mặt đất sẽ hỗ trợ tích cực cho lực lượng không quân và hải quân.
Binh lính Mỹ tại Căn cứ Camp Lemonnier của Djibouti ngày 5-1. Ảnh: REUTERS
Học thuyết quân sự của Trung Quốc hướng tới chống tiếp cận/chống xâm nhập, được hỗ trợ bởi các tên lửa chống hạm tầm xa và khả năng giám sát trên không gian, giữ cho các nhóm tàu sân bay và nhóm tàu tấn công đổ bộ bên ngoài Chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai ở Thái Bình Dương.
Chuỗi đảo thứ nhất kéo dài từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, tới Đài Loan, đảo Borneo và Natuna Besar. Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ phía Đông Nhật Bản đến đảo Guam và kéo xuống New Guinea.
H.Bình (Theo Bloomberg)
Theo nld.com.vn
Mỹ mang vũ khí đặc trị khi 20 tàu Iran bám đuôi Khi di chuyển qua eo biển Hormuz, nhóm tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Hải quân Mỹ đã bị 20 tàu cỡ nhỏ Iran bám sát. Trang Defence Blog dẫn nguồn tin quân sự Mỹ đăng tải, tình huống trên diễn ra hôm 4/12, hãng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln cùng nhóm tàu hộ tống của Hải quân Mỹ đã bị...