‘Inside Out 2′ trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại
‘ Inside Out 2′ vượt qua ‘ Frozen 2′ ra mắt vào năm 2019, trở thành phim hoạt hình đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại với 1,46 tỷ USD.
Sau 6 tuần ra mắt, “Inside Out 2″ đã thu về 601 triệu USD ở nội địa và 861 triệu USD trên thị trường quốc tế, nâng tổng doanh thu toàn cầu lên con số 1,46 tỷ USD.
Trước đó, bộ phim hoạt hình rất thành công là “Forozen 2″ đã mang về 1,45 tỷ USD vào năm 2019. Bản làm lại “The Lion King” (2019) của Disney thu về 1,65 tỷ USD, về mặt kỹ thuật bộ phim được tạo trên máy tính, nhưng hãng phim phân loại là phim người đóng (live-action). Vì vậy, bộ phim không nằm trong danh sách những bộ phim hoạt hình có doanh thu hàng đầu.
Inside Out 2 là phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại
Về doanh thu bán vé toàn cầu, “Inside Out 2″ vượt qua cả “Barbie” (1,44 tỷ USD) để trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu cao thứ 13 trong lịch sử. “Inside Out 2″ chỉ cần 19 ngày để cán mốc doanh thu 1 tỷ USD. Đây cũng là bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024 tính đến thời điểm hiện tại và là bộ phim duy nhất trong năm nay gia nhập “câu lạc bộ tỷ USD”.
“Inside Out 2″ có doanh thu khủng một phần nhờ thành công từ phần 1 vào năm 2015 và hiệu ứng truyền miệng. “Inside Out 1″ đã thắng lợi và thu về 858 triệu USD trên toàn cầu.
“Inside Out 2″, được gã khổng lồ hoạt hình Pixar đầu tư tới 200 triệu USD, còn giúp hãng phim thoát khỏi tình trạng trì trệ về doanh thu phòng vé. Các nhà phê bình và khán giả đều đán.h giá cao tác phẩm, do đó sự truyền miệng mang lại hiệu ứng tích cực, thúc đẩy doanh số bán vé. Trên trang Rotten Tomatoes, phim nhận được đán.h giá tích cực từ cả giới phê bình (91%) và khán giả (96%). “Inside Out 2″ được coi là “bàn đạp” để hãng phim Pixar trở lại cuộc đua điện ảnh và tiếp tục với những bộ phim ăn khách khác sau thời gian chật vật với nhiều tác phẩm liên tiếp không thành công về mặt doanh thu.
Các nhân vật trong Inside Out đại diện cho cảm xúc con người. Ảnh: Pixar
“Inside Out” ra mắt lần đầu năm 2015, do Pete Docter đạo diễn, thành công về mặt chất lượng lẫn thương mại. Bộ phim đoạt tượng vàng Oscar 2016 hạng mục “Phim hoạt hình xuất sắc”. Phần 2 của “Inside Out” được dự đoán là ứng viên giải Oscar 2025 ở hạng mục “Phim hoạt hình hay nhất”.
Gần một thập kỷ sau phần 1, “Inside Out 2″ tái hiện lại tâm trí của Riley, lúc này đang ở tuổ.i thiếu niên, chuẩn bị bước vào cấp 3. Những hormone tuổ.i dậy thì khiến cô rơi vào cảm giác lạc lõng và mất phương hướng. Trong đầu Riley có nhiều cảm xúc như Joy (niềm vui), Sadness (nỗi buồn), Anger (giận dữ) điều khiển tâm trí. Khi Riley đến trại hè, một loạt những cảm xúc mới xuất hiện như Anxiety (lo lắng), Envy (đố kỵ), Embarrassment (xấu hổ), Ennui (chán nản) và Nostalgia (nỗi nhớ). Những cảm xúc xung đột kéo theo những tình huống bi hài, giúp khắc họa sinh động tâm lý của một cô bé 13 tuổ.i.
'Inside Out 2': 8 chi tiết thú vị không thể bỏ lỡ
Các tựa phim nhà Pixar luôn ghi điểm trong mắt khán giả không chỉ ở nội dung cảm xúc, ý nghĩa hay phần hình ảnh chăm chút đến từng chi tiết mà còn là vô số ẩn ý được cài cắm trong từng khung hình.
Inside Out 2 (tựa Việt: Những mảnh ghép cảm xúc 2) cũng không ngoại lệ khi đạo diễn Kelsey Mann và ê-kíp đã khéo léo đưa những chi tiết nhỏ xíu nhưng vô cùng thú vị để các fan tha hồ mà soi.
Con số A113 đặc biệt
A113 là căn phòng quen thuộc của các sinh viên hoạt họa nhân vật tại Học viện Nghệ thuật California. Nhiều người trong số họ trở thành nhà đồng sáng lập ra Pixar sau này. Do đó mà theo truyền thống, bộ phim nào của hãng cũng có sự xuất hiện của con số A113. Trong Inside Out 2, các cảm xúc Vui Vẻ (Amy Poehler), Chán Ghét (Liza Lapira), Sợ Hãi (Tony Hale), Giận Dữ (Lewis Black) và Buồn Bã (Phyllis Smith) bị tống giam trong căn phòng có số hiệu ACXIII - phiên bản số La Mã của A113.
Mã số 28 của Riley
Phim mở đầu với cảnh Riley (Kensington Tallman) thi đấu hockey cho Foghorns - đội tuyển mà cô bé gia nhập sau khi chuyển đến San Francisco. Số áo của Riley là 28 nhằm gợi nhắc Inside Out 2 là bộ phim thứ 28 của Pixar.
Tưởng nhớ Bing Bong
Bing Bong (Richard Kind) là người bạn tưởng tượng thời thơ ấu của Riley trong Inside Out (2015). Khi lớn lên, cô bé dần lãng quên cậu. Bing Bong đã giúp Vui Vẻ và Buồn Bã quay trở lại Đầu Não với lời hứa Vui Vẻ sẽ làm Riley nhớ lại mình. Thế nhưng, Bing Bong đã hy sinh thân mình giúp Vui Vẻ thoát khỏi Vực Quên Lãng và chính thức biến mất. Trong Inside Out 2, Vui Vẻ có một hình gấp giấy Bing Bong và chiếc xe tên lửa để tưởng nhớ người bạn.
Gợi nhắc Toy Story
Trong một cảnh phim, các Đảo Cá Tính của Riley đã thay đổi nhiều đến mức Buồn Bã không tìm thấy hòn đảo dành cho gia đình. Vui Vẻ đã phải đưa cô một chiếc ống nhòm để nhìn cho kỹ. Chiếc ống nhòm này giống y hệt món đồ chơi Lenny trong Toy Story (1998).
Chương trình thiếu nhi quen thuộc
Trong lúc bị giam trong hầm, các cảm xúc gặp một loạt nhân vật thú vị. Một trong số đó là hoạt hình Bloofy đến từ chương trình thiếu nhi mà Riley yêu thích thời bé. Bloofy có khả năng phá vỡ bức tường thứ tư, giống như các nhân vật thiếu nhi như Nhà thám hiểm Dora. Đi kèm với Bloofy là chiếc túi có tri giác tên Pouchy chuyên cung cấp các công cụ giải quyết tình huống khó, giống hệt balo của Dora hay Toodles của Câu lạc bộ Chuột Mickey. Ngoài ra, ngoại hình và tên của Bloofy cũng gợi nhắc đến Goofy của Disney.
Nhân vật game thú vị
Một trong số các nhân vật nhóm cảm xúc gặp là Lance Slashblade trong tựa game đối kháng Riley từng thích. Fan không khó nhận ra đây chính là phiên bản "nhái" của Cloud Strife trong loạt game Final Fantasy. Điều thú vị là Yong Yea - diễn viên lồng tiếng cho Lance - cũng từng góp giọng trong nhiều phần game Final Fantasy.
Dàn "cờ rút" của Riley
Trên đường trở về Đầu Não gặp phải Núi "Cờ Rút" (Mount Crushmore) với tượng của bốn chàng trai được tạc vào đá, phỏng theo Núi Rushmore của Mỹ. Đây là những người mà Riley thích thầm, trong đó có Lance Slashblade và Jordan - cậu nhóc mà Riley hẹn hò trong Riley's First Date?
Cách chơi chữ thú vị
Ngoài các hình ảnh, Inside Out 2 còn sử dụng cách chơi chữ để thể hiện các khái niệm quen thuộc nhưng khó nắm bắt. Như mỉ.a ma.i (sarcasm) được thể hiện dưới dạng một vực sâu (chasm) nơi mọi lời nói từ bên này sang bên kia sẽ biến thành "c.à khị.a". Xấu Hổ (Embarrassment) mặc hoodie che hết cơ thể nhưng lại để lộ mông (ass).
Động não (brainstorm) là một cơn bão (storm) nơi rất nhiều ý tưởng xuất hiện dưới hình dạng các bóng đèn. Ý tưởng chủ đạo (big idea) thì là một bóng đèn thật sự to lớn (big).
Inside Out 2 - Những mảnh ghép cảm xúc 2 đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Ngôi vua phòng vé 2024 có chủ mới, nắm chắc danh hiệu phim tỷ USD đầu tiên trong năm Bộ phim này hiện tại đang "làm mưa, làm gió" tại phòng vé toàn cầu và nhận về nhiều lời khen ngợi từ khán giả. Theo Hollywood Reporter, bộ phim hoạt hình Inside Out 2 tiếp tục có thành tích ấn tượng tại phòng vé trong tuần thứ 2. Tính đến ngày 21/6, doanh thu của phim vượt mốc 283 triệu USD tính...