Indonesia tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng
Trong khuôn khổ nỗ lực củng cố hình ảnh và uy tín của chính phủ về việc tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono vừa yêu cầu các cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp cao trong Đảng Dân chủ (DP) đứng đầu liên minh 6 đảng cầm quyền hiện nay, có liên quan đến tham nhũng phải từ chức.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono. (Nguồn: TTXVN)
Thông cáo báo chí của DP cho biết trong cuộc họp ban lãnh đạo đảng hôm 13/6, Tổng thống Yudhoyono đã nhấn mạnh đến sự cấp thiết phải củng cố uy tín của đảng đang có chiều hướng giảm sút trong nhân dân, và DP với tư cách là đảng đứng đầu liên minh cầm quyền trong chính phủ hiện nay cần gương mẫu trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Video đang HOT
Tổng thống Yudhoyono cũng đã bác bỏ những thông tin trong dư luận cho rằng DP dung túng và cả nể đối với những thành viên lãnh đạo của đảng dính dáng đến tham nhũng, đồng thời khẳng định DP sẽ không bao giờ bảo vệ bất kỳ thành viên nào được chứng minh có liên quan đến tham nhũng, và kêu gọi tất cả những đảng viên nào tự thấy mình không trong sạch nên tự giác từ chức hay xin ra khỏi đảng.
Tổng thống Yudhoyono cũng khẳng định sẽ thực hiện các nguyên tắc quản lý nhằm đảm bảo một chính phủ hoạt động minh bạch, có trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả, nhất là trong giai đoạn chỉ còn khoảng hai năm tới cuộc bầu cử vào năm 2014./.
Theo TTXVN
Indonesia cải tổ nội các kiểu 'dậm chân tại chỗ'?
Người dân Indonesia và thậm chí cả bản thân các Bộ trưởng nước này cũng hy vọng có một nội các hiệu quả hơn để sát cánh cùng Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono trên con đường lãnh đạo đất nước nhưng rốt cuộc, tất cả những gì họ có được là một bộ máy chính quyền chưa có sự thay đổi đáng kể.
Theo East Asia Forum, ông Susilo Bambang Yudhoyono thay đổi nội các bằng cách tuyển chọn và dường như chỉ để đảm bảo lợi ích chính trị của các đảng phái trong liên minh. Dấu hiệu rõ ràng nhất là việc Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono "không đủ can đảm" cách chức bộ trưởng của các lãnh đạo đảng. Kết quả là, Suryadharma Ali, Bộ trưởng Tôn giáo, người được dư luận đánh giá là thiếu năng lực cuối cùng vẫn giữ được chiếc ghế Bộ trưởng của mình. Tương tự, Bộ trưởng Lao động và Di cư Muhaimin Iskandar, nhân vật đình đàm trong các bê bối tham nhũng mới đây cũng không bị "rớt" khỏi vị trí quyền lực.
Cũng theo East Asia Forum, những đồng minh thân cận của ông Yudhoyono cũng tiếp tục được làm "vệ tinh" quanh ông, điển hình trong số đó là Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Andi Mallarangeng, người bị chỉ trích rất nhiều trong công tác chuẩn bị cho Sea Games 26 sắp diễn ra tại đất nước này.
Tuy nhiên, quyết định bổ nhiệm gây tranh cãi nhất của Tổng thống Yudhoyono có lẽ là "cất nhắc" cựu Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Jero Wacik, một đồng minh của ông Yudhoyono trong đảng Dân chủ, làm Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản, một vị trí mà ông Bộ trưởng không hề có chút chuyên môn.
Như vậy, hầu hết các gương mặt trong nội các đều không có gì mới mẻ, ngoại trừ một số thành viên nội các thuộc đảng Công lý thịnh vượng (PKS), những người "chơi" với cả phe Chính phủ và phe đối lập.
East Asia Forum cho rằng, Indonesia cải tổ nội các kiểu "dậm chân tại chỗ". Ảnh: indonesia.gr.
East Asia Forum khẳng định, với cuộc cải tổ nội các kiểu "dậm chân tại chỗ" này, những lời hứa thay đổi phong cách lãnh đạo và xây dựng một bộ máy chính quyền hiệu quả hơn của ông Yudhoyono dường như chỉ là những lời nói suông. Ví dụ, để cho thấy sự nghiêm túc trong công cuộc chống lại nạn tham nhũng, ông Yudhoyono thừa nhận trong buổi ra mắt nội các mới của mình, tiền công quỹ của dân đã bị ăn cướp một cách trắng trợn. Tuy nhiên, trên cương vị Tổng thống, đáng ông nên điều tra những người có liên quan và luận tội họ. Điều đó có lẽ có giá trị hơn bất cứ lời nói nào.
Với một nội các không khá hơn trước, chính quyền của ông Yudhoyono không biết sẽ phải "trở tay" thế nào với những thách thức thực tại. Cụ thể, tính hiệu quả của Chính phủ giảm sút rõ rệt do hệ thống quản lý cấp địa phương ngày càng mất tập trung. Những quy định của cấp dưới thường "đá" với cấp trên.
Theo thống kê, ở khoảng 60% trong số 524 quận của Indonesia, bộ máy chính quyền địa phương đang bị chia rẽ thành hai phe, Thị trưởng và Phó Thị trưởng. Có ba lý do cho sự mâu thuẫn này, đó là, quan chức hàng đầu các quận và cấp phó của mình thường đến từ hai đảng phái khác nhau. Ngoài ra, có một nghịch lý thường xảy ra là những đóng góp về tài chính và chính trị của Phó Thị trưởng lại lớn hơn so với của Thị trưởng. Cuối cùng, giới hạn quyền lực của những người cấp phó lại không được quy định rõ ràng.
Những vấn đề mà chính quyền Indonesia đang phải đối mặt quả thực hết sức nan giải và sẽ được giải quyết phần nào nếu Tổng thống Yudhoyono thiện chí cải tổ nội các theo hướng tích cực hơn.
Theo Báo Đất Việt
Indonesia sắm chuyên cơ cho tổng thống Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono sẽ sớm thực hiện các chuyến công du của mình trên chiếc chuyên cơ mới có trị giá lên tới 58 triệu USD. Việc mua chiếc máy bay đặc biệt này được thông qua sau khi Indonesia thương lượng thành công với nhà sản xuất Boeing của Mỹ, Xinhua đưa tin. "Chúng tôi đã thương lượng được...