Iceland tuyên bố tình trạng khẩn cấp về nguy cơ núi lửa phun trào, khoảng 800 trận động đất trong ngày 10/11
Nhà chức trách Iceland ngày 10/11 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về nguy cơ núi lửa phun trào sau khi một loạt trận động đất mạnh làm rung chuyển bán đảo Reykjanes, Tây Nam nước này.
Núi lửa phun trào gần Thủ đô Reykjavik, Iceland ngày 10/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh giới chuyên gia đánh giá đây có thể là điềm báo trước một vụ phun trào núi lửa, Cục Bảo vệ dân sự và quản lý tình trạng khẩn cấp Iceland cho biết: “Cảnh sát trưởng quốc gia đã ban bố tình trạng khẩn cấp để phòng vệ dân sự do động đất dữ dội tại Sundhnjukagigar, phía Bắc thị trấn Grindavik. Các trận động đất tiếp theo có thể mạnh hơn những cơn địa chấn vừa xảy ra và chuỗi sự kiện này có thể dẫn đến một vụ phun trào”. Cơ quan Khí tượng Iceland (IMO) dự báo một vụ phun trào núi lửa có thể diễn ra “trong vài ngày tới” tại nước này.
Thị trấn Grindavik – nơi có khoảng 4.000 cư dân – nằm cách khu vực xảy ra trận động đất ngày 10/11 khoảng 3 km về phía Tây Nam. Chính quyền Grindavik đang lên kế hoạch sơ tán tại chỗ cho người dân trong trường hợp núi lửa phun trào.
Video đang HOT
Theo IMO, ngày 10/11, hai trận động đất mạnh đã làm rung chuyển Grindavik, trong đó cơn địa chấn mạnh nhất có độ lớn 5,2 xảy ra ở phía Bắc thị trấn này. Tác động của những trận động đất có thể cảm nhận được tại thủ đô Reykjavik, cách đó khoảng 40 km và dọc bờ biển miền Nam Iceland, làm rung chuyển cửa sổ và đồ đạc trong nhà.
Cảnh sát đã buộc phải phong tỏa một tuyến đường Bắc – Nam tới Grindavik do khu vực này bị hư hại nghiêm trọng sau trận động đất ngày 10/11.
Dữ liệu của IMO cho thấy khoảng 24.000 trận động đất đã xảy ra tại bán đảo Reykjanes kể từ cuối tháng trước, trong đó có khoảng 800 cơn địa chấn ghi nhận trong ngày 10/11. IMO cũng lưu ý sự tích tụ magma dưới lòng đất ở độ sâu khoảng 5 km. Nếu lượng magma này di chuyển hướng lên mặt đất, điều này có thể dẫn đến một vụ phun trào núi lửa. IMO nêu rõ: “Sẽ mất vài ngày để magma nổi lên bề mặt đất. Nếu một vết nứt xuất hiện ở nơi hoạt động địa chấn đang ở mức cao nhất hiện nay, dung nham sẽ chảy về phía Đông Nam và phía Tây, nhưng không chảy về phía Grindavik”.
Cục Bảo vệ dân sự và quản lý tình trạng khẩn cấp Iceland cho biết cơ quan này đã điều tàu tuần tra Thor đến Grindavik “vì mục đích an ninh”. Các nơi trú ẩn khẩn cấp và trung tâm trợ giúp sẽ được mở tại Grindavik vào tuần tới, cũng như 3 địa điểm khác ở miền Nam Iceland, nhằm mục đích cung cấp thông tin và hỗ trợ người dân khi di chuyển.
Ngày 9/11, Blue Lagoon – một địa điểm du lịch gần Grindavik, nổi tiếng với các spa địa nhiệt và khách sạn sang trọng, cũng đã thông báo đóng cửa tạm thời để đề phòng rủi ro.
Trong khi đó, nhà máy địa nhiệt Svartsengi – nhà cung cấp điện và nước chính cho 30.000 cư dân trên bán đảo Reykjanes – cũng đã lên kế hoạch dự phòng để bảo vệ nhà máy và công nhân trong trường hợp núi lửa phun trào.
Với vị trí địa lý nằm giữa các mảng kiến tạo thuộc lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ di chuyển ngược nhiều nhau, Iceland là điểm nóng về các hoạt động địa chấn và núi lửa trên thế giới. Nước này hiện có 33 hệ thống núi lửa đang hoạt động – nhiều nhất trong số các quốc gia châu Âu. Kể từ năm 2021, bán đảo Reykjanes đã chứng kiến 3 vụ phun trào núi lửa, lần lượt vào tháng 3/2021, tháng 8/2022 và tháng 7/2023. Cả 3 vụ phun trào núi lửa này đều nằm cách xa các cơ sở hạ tầng hoặc khu vực đông dân cư. Trước đó, hệ thống núi lửa Reykjanes đã “ngủ yên” trong suốt 80 năm.
Các nhà nghiên cứu núi lửa dự đoán chu kỳ hoạt động lần này của hệ thống núi lửa Reykjanes có thể kéo dài trong vài thập kỷ hoặc thế kỷ.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Thổ Nhĩ Kỳ trấn áp nạn cướp bóc
Ngày 11/2, truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin chính quyền nước này đã bắt giữ 48 người vì tội cướp bóc sau trận động đất mạnh xảy ra ở nước này và nước láng giềng Syria.
Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các nghi phạm trên bị giam giữ ở 8 tỉnh khác nhau.
Cảnh đổ nát sau trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cùng ngày, Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc tế Đức (ISAR) và Cơ quan Cứu trợ Kỹ thuật Liên bang Đức (THW) thông báo đã tạm ngừng các hoạt động cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất, do các vấn đề an ninh và có tin về các vụ đụng độ giữa những nhóm người và cả các vụ nổ súng. ISAR và THW cho biết sẽ tiếp tục công việc cứu hộ ngay khi Cơ quan Ứng phó Thảm họa và Khẩn cấp (AFAD) của Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tình hình ở mức an toàn.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chưa ghi nhận các vụ đụng độ ở khu vực bị động đất, song Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan ngày 11/2 đã bình luận về tình hình an ninh chung, lưu ý rằng tình trạng khẩn cấp đã được ban bố và đã xảy ra một số vụ cướp bóc.
Trước đó cùng ngày, Đơn vị cứu trợ thảm họa của các lực lượng Áo (AFDRU) cũng tạm ngừng công tác cứu hộ và đã nối lại hoạt động sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhận việc bảo vệ các thành viên AFDRU. Trong khi đó, Thụy Sĩ cho biết nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình an ninh ở tỉnh cực nam Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ và các biện pháp an ninh đã được tăng cường phù hợp với tình hình thực tế.
Ngọn núi lửa có nguy cơ gây hỗn loạn toàn cầu Chỉ dài vài trăm km, nhưng một khi thảm họa thiên nhiên ập đến gần eo biển Malacca, hậu quả có thể ảnh hưởng đến toàn cầu. Núi lửa Semeru tại Indonesia. Ảnh: BBC Hàng năm, có khoảng 90.000 tàu thuyền đi qua tuyến đường biển hẹp là eo biển Malacca nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Lượng hàng hóa đi...