Hy Lạp đàm phán để thành lập chính phủ liên minh
Các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ liên minh tại Hy Lạp đã bắt đầu từ ngày 18/6 và sẽ tiếp tục trong ngày 19/6.
Ông Antonis Samaras. (Nguồn: AP)
Thủ lĩnh đảng trung hữu bảo thủ Dân chủ Mới, đảng về nhất với 129 ghế trong Quốc hội Hy Lạp 300 ghế, ông Antonis Samaras ngày 18/6 đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc đàm phán về thành lập chính phủ với thủ lĩnh đảng Dân chủ Cánh tả (DL) Fotis Kouvelis.
Theo các nhà quan sát, đảng Dân chủ Mới đang tìm cách thành lập liên minh với đảng Xã hội Pasok trung tả, đứng thứ ba với 33 ghế và đảng Dân chủ Cánh tả, giành được 17 ghế trong Quốc hội, để hoàn thành sứ mệnh thành lập chính phủ liên minh.
Nếu làm được điều này, Hy Lạp sẽ có một chính phủ liên minh với 179 ghế trong Quốc hội 300 ghế, với đa số đủ để Aten tuân thủ các cam kết đã thoả thuận với các nhà cho vay quốc tế để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều hiển nhiên là các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ liên minh sẽ không hề dễ dàng. Thủ lĩnh các đảng Xã hội Pasok và cánh tả DL đều chưa khẳng định sẽ tham gia chính phủ liên minh cùng với đảng Dân chủ Mới. Ông Kouvelis khẳng định việc DL có tham gia chính phủ liên minh hay không phần nhiều phụ thuộc vào những thỏa thuận giữa các chính đảng.
Còn thủ lĩnh đảng Xã hội Evangelos Venizelos đã đề xuất thành lập một liên minh rộng rãi gồm 4 đảng, bao gồm các đảng Dân chủ Mới, Pasok, Dân chủ Cánh tả và Liên minh các lực lượng cực tả (Syriza), đảng giành được 71 ghế. Tuy nhiên, thủ lĩnh của Syriza, Alexis Tsipras đã từ chối tham gia chính phủ liên minh, với lý do không ủng hộ các gói cứu trợ dành cho Hy Lạp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) kèm theo các điều kiện khắc khổ.
Theo kế hoạch, nếu trong vòng ba ngày, thủ lĩnh đảng Dân chủ Mới Samaras thất bại trong việc đàm phán để thành lập chính phủ liên minh, Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias sẽ trao nhiệm vụ này cho ông Alếchxít Siprát, thủ lĩnh Syriza, đảng về nhì trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua. Dư luận hy vọng kịch bản các chính đảng đều thất bại trong việc thành lập chính phủ liên minh sẽ không tái diễn./.
Theo TTXVN
Thái Lan: Kết quả bầu cử chính thức dọn đường cho nữ thủ tướng đầu tiên
Chiều qua, Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử hôm 3/7, theo đó, đảng Puea Thai thừa số ghế đứng ra thành lập chính phủ, mở đường cho thủ lĩnh đối lập Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.
Kết quả chính thức: Puea Thai được 265 trong tổng số 500 ghế tại Hạ viện
Kết quả chính thức không khác nhiều so với kết quả sơ bộ được công bố trước đó: đảng Puea Thai được 265 trong tổng số 500 ghế tại Hạ viện, đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva chỉ được 159 ghế. 4 đảng dự kiến sẽ tham gia chính phủ liên minh với Puea Thai được tổng số 34 ghế.
Như vậy, chính phủ liên minh mà bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, lập ra chiếm 299 ghế trong Hạ viện.
Trong 7 ngày kể từ khi loan báo kết quả chính thức, Ủy ban bầu cử Thái Lan vẫn nhận và xem xét các ý kiến phản hồi trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong 30 ngày kể từ hôm qua, các tân nghị sĩ Thái Lan sẽ phải tiến hành họp bầu Chủ tịch Hạ viện và 30 ngày nữa để bầu thủ tướng mới.
Ngay chiều hôm qua, ban lãnh đạo Puea Thai đã bàn thảo về cơ cấu của chính phủ mới, vạch kế hoạch hành động tiếp theo. Theo tin trước đó, Puea Thai muốn giữ các vị trí bộ trưởng quốc phòng, nội vụ và tư pháp.
Dư luận cho rằng, trong cuộc bầu cử quốc hội lần này, ông Thaksin đã giành chiến thắng từ xa khi em gái của ông nhờ vào uy tín ông mà chiếm được cảm tình của cử tri nông thôn. Báo giới nước ngoài cũng gọi Yingluck Shinawatra là hiện tượng "đáng chú ý".
Gia đình Shinawatra là một gia đình tư sản Thái Lan gốc Hoa, trú ngụ tại thành phố Chiang Mai thuộc miền nam Thái Lan. Bà Yingluck là con út. Trong chín anh chị em, bà là người có tính kín đáo và hòa nhã nhất. Đặc biệt, tên tuổi bà cũng ít được biết đến nhất nếu tính đến trước thời gian bà tuyên bố ra tranh cử.
Theo truyền thống gia tộc bắt nguồn từ Trung Quốc, mỗi thành viên trong gia đình đều đảm nhận một vị trí nào đó ở công ty của gia đình. Bà Yingluck, sau khi trở về từ Mỹ với tấm bằng Thạc sỹ quản trị công, đã đến làm việc ở Shin Corp. Dần dần, bà đã làm đến vị trí chủ tịch của công ty điện thoại di động lớn nhất nước, công ty AIS. Trong khi đó, anh trai bà là ông Thaksin bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng Thái Lan.
Báo Pháp Le Figaro chú ý đến sức hút riêng của em gái Thaksin, dù nét tính cách của hai anh em có vẻ trái ngược nhau: Trong khi ông Thaksin tỏ vẻ mạnh bạo với những lời lẽ cứng rắn khi nói về phe đối lập, thì bà lại tỏ ra tinh tế, nhẹ nhàng hơn. Bà sẽ giữ vai trò một người "dung hòa" và sẽ có thể tiết chế bớt sự mạnh bạo của anh bà, thậm chí còn có thể cho ông Thaksin những lời khuyên quý giá.
Ủng hộ viên của bà Yingluck tràn xuống đường vui mừng và chúc tụng chiến thắng của bà Yingluck. Họ tin rằng bà không những giải quyết được những vấn đề của riêng người Thái mà cả vấn đề của đất nước.
Nhưng cũng có những ngờ vực về khả năng chiến thắng của bà Yingluck mang lại sự ổn định cho Thái Lan, trong đó có những tranh cãi về sự trở về của anh trai bà, ông Thaksin.
Theo Dân Trí
Thái Lan: Nữ Thủ tướng tương lai tuyên bố lập chính phủ liên minh Đảng Puea Thai với nữ thủ lĩnh Yingluck Shinawatra hôm nay thông báo đã thành công trong việc lập một chính phủ liên minh với 4 đảng nhỏ hơn để lãnh đạo đất nước sau chiến thắng trong cuộc bầu cử 3/7. Bà Yingluck Shinawatra và lãnh đạo tham gia chính phủ liên minh. "Tất cả 5 đảng đã đồng ý hợp tác...