HS lớp 11 sáng tác truyện tranh để… bảo vệ nguồn nước
Với đề tài “Sáng tác truyện tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước”, nhóm học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Thái Nguyên giành giải cao nhất cuộc thi quốc gia “Cải thiện sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 9.
Ngày 11/6, lễ trao giải cuộc thi quốc gia “ Cải thiện sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 9 do Hội thiên nhiên Bảo vệ môi trường Việt Nam tổ chức đã diễn ra ở Hà Nội với 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Với 22 đề tài tham dự cuộc thi “Cải thiện sử dụng và bảo vệ nguồn nước”, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên đã giành 7 giải trong đó có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích.
Ba nữ sinh trường THPT Chuyên Thái Nguyên nhận giải nhất cuộc thi
Giải Nhất cuộc thi năm nay thuộc về đề tài: “Sáng tác truyện tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước” do nhóm tác giả Nguyễn Thu Hà, Đăng Hương Quỳnh, La Thùy Dung – đều là HS lớp 11 Sinh, khóa 22 trường THPT Chuyên Thái Nguyên.
Video đang HOT
Thầy trò của Trường THPT An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, Sóc Trăng mặc dù gặp nhiều khó khăn về chi phí đi lại nhưng với sự quan tâm của bạn đọc báo điện tử Dân trí đã có mặt ở Hà Nội để nhận giải Ba với đề tài “Xử lý nước thải bằng hệ thống lọc đa năng” và giải khuyến khích cho đề tài “Lọc nước bằng vỏ than gòn”.
Thầy Nguyễn Ngọc Hải – giáo viên môn Sinh học Trường THPT An Lạc Thôn, người hướng dẫn nhóm học sinh thực hiện các đề tài khoa học môi trường tâm sự: “Năm nay thời gian chuẩn bị cho cuộc thi này chưa được kỹ càng nên kết quả chưa thực sự tốt. Hiện thầy trò chúng tôi còn 2 đề tài ấp ủ và sẽ thực hiện trong thời gian tới”.
Nhóm thầy trò Sóc Trăng nhận 1 giải ba và 01 giải khuyến khích.
Giải 3 còn lại được dành cho nhóm tác giả Nguyễn Nam Phương, Nguyễn Tuấn Hùng – HS lớp 11 trường THPT Mộc Lỵ, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La với đề tài “Áp dụng bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục tiểu học”.
Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo, cuộc thi năm nay chưa có đề án nào thực sự xuất sắc, hoàn hảo như mong muốn, hầu như bài nào cũng bộc lộ nhưng khiếm khuyết chúng đó là thời gian tiến hành quá gấp gáp, chưa có ý tưởng độc đáo, chưa giải quyết triệt để được các vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó, do bận học, do thiếu kinh phí… nên các em không có điều kiện đưa những mô hình, ý tưởng ra thử nghiệm ở thực tế, tính thuyết phục chưa cao.
Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Ngọc Sinh cho biết thêm: Kể từ khi Hội tiếp nhận làm Ban tổ chức cuộc thi cho đến nay chưa có tài trợ. Chúng tôi đã kêu gọi nhưng không nhận được sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp. Vì thế, để duy trì giải 9 năm liên tục là điều không dễ dàng. Việc duy trì thường xuyên liên tục giải thưởng đã là cố gắng rất lớn.
Được biết cuộc thi lần thứ 9 này có 474 bài thi đến từ 10 trường trong 10 tỉnh, thành phố. Con số này giảm so với các năm trước. Giải thích về sự tụt giảm này, Ban tổ chức cho rằng do những năm qua không có chi phí để làm công tác truyền thông cho cuộc thi. Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, với việc thiếu kinh phí tổ chức như vậy nên tất các các đoàn đều phải tự túc kinh phí đi lại, ăn ở… để ra Hà Nội nhận giải thưởng.
Cũng tại buổi lễ trao giải này, Ban tổ chức cũng phát động cuộc thi cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước lần thứ 10. Thời gian cuối cùng nhận bài dự thi là ngày 15/5/2013.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Đà Nẵng: Ô nhiễm nguồn nước do khai thác vàng
Gần hai tháng nay, 160 hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng phải sử dụng nguồn nước suối ô nhiễm do quá trình khai thác vàng trái phép từ đầu nguồn đổ về.
Khai thác vàng trái phép trên thượng lưu làm ô nhiễm nguồn nước dưới hạ lưu. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Từ trước tới nay, các hộ dân của hai thôn này đều sử dụng nguồn nước suối tự nhiên từ suối Khe Áo, bởi nước suối rất trong và sạch. Suối Khe Áo được chặn dòng bằng một con đập nhỏ, sau đó nước được dẫn đến một bể lắng đọng và một bể chứa ở trên núi trước khi được dẫn về 2 thôn bằng đường ống để bà con có nước ăn uống và sinh hoạt. Nhưng từ tháng 3/2012 đến nay, người dân ở đây phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm và có nhiều cát lắng đọng.Ông Trần Long, Trưởng thôn Giàn Bí cho biết, trước đây nguồn nước suối rất trong nhưng 2 tháng trở lại đây người dân trong thôn rất bức xúc trước nguồn nước sinh hoạt hàng ngày bị ô nhiễm do nạn khai thác vàng trái phép từ đầu nguồn suối gây ra. Nước thường đục nhất vào thời điểm ban đêm, khi những người khai thác vàng hoạt động và khi nước được xả vào các xô, chậu để một lúc sẽ xuất hiện rất nhiều lắng đọng của cát ở dưới đáy. Đặc biệt từ khi phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm này nhiều người dân trong thôn mắc các bệnh về tiêu hóa, ho...
Ông Long cũng cho biết thêm, ông đã nhiều lần phản ánh những bức xúc của bà con ở đây tới chính quyền xã Hòa Bắc nhưng các cơ quan chức năng chưa có những biện pháp quyết liệt để giải quyết vấn đề này. Hiện tại, các hộ dân ở đây vẫn phải chấp nhận sử dụng nguồn nước ô nhiễm này bởi đi lấy nước từ những con suối khác rất xa.
Ông Hồ Tăng Phúc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hòa Bắc, cũng đã xác nhận nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại 2 thôn trên là do nạn khai thác vàng trái phép đang diễn ra tại địa điểm nằm ở giữa tiểu khu 27 và tiểu khu 29 thuộc thôn Tà Lang và Giàn Bí. Mặc dù từ giữa tháng 4/2012 đến nay, chính quyền xã đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm cơ sở tiến hành 2 đợt truy quét, tháo dỡ lán trại, tịch thu máy móc của những người đào vàng nhưng do lực lượng mỏng nên khi các cơ quan chức năng rút thì tình trạng này lại tiếp diễn.
Cũng theo ông Phúc, những người đãi vàng đều là những người từ các địa phương khác đến. Hiện nay, chính quyền xã đã báo cáo tình trạng này lên huyện và trong thời gian tới sẽ cùng huyện Hòa Vang triển khai lực lượng đẩy mạnh truy quét và đánh sập các hầm khai thác vàng trái phép trên địa bàn để giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào./.
Theo TTXVN
Môi trường ô nhiễm "đầu độc" sức khỏe con người Chất thải từ các khu công nghiệp, cơ sở y tế, phương tiện xe cộ... đang đầu độc nguồn nước và môi trường sống của con người. Tình trạng trên đã ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe của người dân. Hãy chung tay cùng bảo vệ môi trường, nguồn nước (Ảnh: unesco) Ô nhiễm môi trường đang ngày...