Hòn đảo bỗng nổi tiếng vì rái cá biển
Khách du lịch nườm nượp kéo đến thị trấn nhỏ Hamanaka ở phía đông đảo Hokkaido để chiêm ngưỡng điều hiếm có: rái cá biển hoang dã.
Khách sạn Kawamura Ryokan ghi nhận lượng khách gia tăng vài tháng gần đây, đặc biệt là du khách mang theo máy ảnh cao cấp. Điều thu hút họ chính là năm con rái cá biển sống quanh năm ở Mũi Kiritappu . Hầu như khách du lịch chỉ có thể gặp rái cá biển trong thuỷ cung và số lượng cũng rất hạn chế.
Yoshihiro Kataoka, tác giả cuốn sách ảnh về rái cá biển tại Mũi Kiritappu , cho biết đàn rái cá có hai con cái và một con đực trong khu vực này vào năm 2017. Với một con đực mới gia nhập, bốn con non mới ra đời vào năm ngoái song chỉ một con sống sót, và một con rái cá biển khác được sinh ra vào mùa xuân năm nay.
Rái cá từng là loài vật được yêu thích ở Nhật Bản. Một con rái cá sông thậm chí còn trở thành ngôi sao trên mạng xã hội . Ảnh: Yoshihiro Kataoka
Tại xứ sở mặt trời mọc, hiện chỉ có sáu con rái cá biển trong bốn thuỷ cung gồm Adventure World ở tỉnh Wakayama, Marine World Uminonakamichi ở tỉnh Fukuoka, Thủy cung Toba ở tỉnh Mie và Công viên Suma Aqualife Kobe ở tỉnh Hyogo. Con số này sụt giảm nghiêm trọng từ 122 tại 28 thuỷ cung vào năm 1994, theo báo cáo của Hiệp hội Vườn thú và Thủy cung Nhật Bản.
Rasuka – con rái cá biển già nhất sống trong môi trường nuôi nhốt tại Nhật Bản, chết ở tuổi 25 vào tháng trước tại Thủy cung Notojima ở tỉnh Ishikawa. Nó được đưa về từ Alaska vào năm 1998, vượt qua tuổi thọ trung bình của rái cá biển từ 15 đến 20 năm.
Mặc dù rái cá biển ở Mũi Kiritappu có vẻ sinh sôi mạnh trong môi trường tự nhiên, nhưng không ai chắc chắn về tương lai của chúng. Bởi loài vật này có thể là mối đe dọa với ngành đánh bắt. Nguồn thức ăn của chúng chính là hải sản, như tôm cua, cá, sò, nhum… với số lượng tiêu thụ hàng ngày bằng khoảng 25-30% trọng lượng cơ thể, do đó một con đực trưởng thành có thể ăn tới 11 kg thức ăn một ngày.
Tuy nhiên, hiện người dân thị trấn Hamanaka rất biết ơn những con vật có bộ mặt vui vẻ đang hút khách du lịch đến đây. Đại diện giới chức của thị trấn cho hay: “Chúng tôi muốn xem xét sử dụng chúng như nguồn tài nguyên du lịch , đồng thời cân nhắc xem liệu chúng có thể chung sống với ngư dân hay không”.
Loài ong có biết đếm không?
Một nghiên cứu mới đây cho biết loài ong có cách đếm để tính xem nên kiếm phấn hoa ở đâu mỗi khi nó phát hiện ra nơi có hoa.
Nhưng chính xác thì chúng đếm như thế nào khi gặp một nhà kính trồng hoa, ở công viên hay vườn nhà?
Nghiên cứu mới này tập trung tìm hiểu xem những con ong được huấn luyện đếm số cụ thể thì có biết chọn vườn hoa dựa trên số lượng hoa của vườn hay không. Kết quả cho thấy loài ong có thể nhận biết sự khác biệt giữa các nhóm có 1 với 4 bông hoa, nhưng không thể phân biệt 4 với 5.
Về cơ bản, chúng cũng không phân biệt được giữa các nhóm có 2 hoặc nhiều hơn 2 bông hoa. Hay có thể nói cách đếm của ong là 1 và một vài.
Một con ong mật đang lấy phấn của một bông hoa dâu trong nhà kính.
Khả năng phân biệt giữa hai nhóm số lượng vô cùng quan trọng đến mức sống còn đối với một loài vật, bởi vì nó liên quan đến những hoạt động đảm bảo sự sinh tồn cho chúng. Những hoạt động này bao gồm: so sánh nguồn thức ăn - lựa chọn số lượng thức ăn lớn hơn; tương tác sức mạnh - lựa chọn tránh xung đột với các nhóm có số lượng đông hơn; và tránh các loài động vật ăn thịt - lựa chọn ở lại trong nhóm có nhiều cá thể cùng loài để giảm nguy cơ bị ăn thịt.
Con người đang ngày càng hiểu nhiều hơn về khả năng phân biệt số lượng của các loài động vật. Động vật linh trưởng và các loài động vật có vú khác, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và cá đều thể hiện khả năng phân biệt số lượng trong các hoạt động hàng ngày của chúng. Ví dụ: cá sử dụng khả năng này để không tách khỏi đàn mà luôn ở cùng với các cá thể khác để giảm nguy cơ bị ăn thịt.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn hiểu biết rất ít về cách các loài côn trùng phân biệt và lựa chọn dựa trên số lượng.
Loài ong lựa chọn nơi kiếm ăn như thế nào?
Ong mật đánh giá một vườn hoa dựa trên một số yếu tố như mùi, màu, hình dáng và kích thước.
Thông thường, mỗi chuyến bay đi kiếm ăn, ong mật ghé thăm khoảng 150 bông hoa để mang về mật hoa hoặc phấn hoa. Với một con ong mật, một số lượng lớn hoa trong cùng một khu vực đồng nghĩa với việc tốn ít năng lượng hơn so với phải bay đến nhiều thảm hoa mà mỗi thảm chỉ có ít hoa.
Hoa sau vườn - bạn sẽ chọn thảm hoa nào nếu bạn là 1 chú ong?
Để kiểm tra xem mỗi con ong mật có thể phân biệt giữa các số lượng hay không, các nhà nghiên cứu đã dùng những cụm có số lượng bông hoa giả khác nhau. Họ cho bầy ong nhận diện từng cặp cụm hoa để so sánh từ dễ đến khó, ví dụ như 1 với 12 và 4 với 5.
Cách bố trí để tiến hành thí nghiệm (trái) và phép so sánh số lượng (phải). Ong mật có thể bẩm sinh phân biệt giữa 1 với 12, 1 với 4 và 1 với 3 bông hoa, nhưng các cặp số lượng khác thì chúng không phân biệt được. Ong mật được huấn luyện để hiểu 1 chấm màu vàng liên quan đến nước đường trước khi lựa chọn so sánh số lượng hoa.
Điều thú vị là cho dù trước đây chúng ta biết rằng ong được huấn luyện có thể phân biệt giữa các nhóm số lượng phức tạp và cũng có thể học cộng hoặc trừ, nhưng nếu bất ngờ đưa ra các cụm hoa thì chúng phân biệt rất kém. Chúng chỉ có thể phân biệt 1 với 3, 1 với 4, và 1 với 12, trong đó chúng thích những cụm có nhiều hoa hơn.
Một con ong mật bay về phía ba bông hoa.
Giữa các cặp có 1 và nhiều hoa thì chúng phân biệt tốt, nhưng các cặp mà mỗi cụng có từ 2 bông hoa trở lên là chúng bị nhầm lẫn. Việc lựa chọn nơi kiếm ăn của ong mật không chỉ dựa vào khả năng phân biệt số lượng mà còn vào cách chúng nhận diện thế nào là một bông hoa hay một cụm hoa.
Tuyết tan ở đỉnh dãy Himalayas khiến nở rộ tảo xanh phát sáng độc hại Một nghiên cứu mới đã cho thấy việc tuyết tan ở đỉnh dãy Himalayas đang gây ra sự lây lan của các loài tảo xanh độc hại lớn đến mức chúng có thể nhìn thấy từ không gian. Dựa trên hình ảnh của NASA, các nhà nghiên cứu của Hoa Kỳ đã tìm thấy sự nở rộ của loài sinh vật biển Noctiluca...