Hơn 44.000 người ở TP.HCM sẽ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 là những ai?
Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện TP không có ổ dịch trong cộng đồng, do đó TP không xác định địa bàn ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 , chỉ xác định những đối tượng được ưu tiên tiêm chủng .
Sáng 5-3 không có thêm ca mắc COVID-19 mới, Bộ Y tế sắp thông báo kế hoạch tiêm vắc xin Hà Nội tiêm vắc xin COVID-19 cho cả người vãng lai ở Hà Nội Dự kiến tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở Hải Dương từ 8-3
Ngày 5-3, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản báo cáo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Viện Pasteur TP.HCM về việc thống kê các đối tượng tiêm vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 trên địa bàn TP.HCM theo mẫu thu thập thông tin của Cục Y tế dự phòng.
Các trường hợp nằm trong danh sách được ưu tiên tiêm ngừa gồm cán bộ y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19, thành viên tổ truy vết, nhân viên tham gia điều tra dịch tễ, cán bộ lấy mẫu xét nghiệm, tổ COVID-19 cộng đồng, cán bộ trực tiếp tiêm vắc xin COVID-19, nhân viên tại các khu cách ly tập trung, lực lượng quân đội, lực lượng công an.
Theo đó, giai đoạn 1 TP.HCM lập danh sách cho 44.175 trường hợp được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 với số lượng cụ thể như sau:
- Nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19: 285 người.
- Thành viên tổ truy vết: 388 người.
- Nhân viên tham gia điều tra dịch tễ: 1.362 người.
- Lực lượng quân đội: 600 người.
- Lực lượng công an: 1.042 người.
- Tổ COVID-19 cộng đồng: 38.000 người.
- Cán bộ lấy mẫu xét nghiệm: 1.710 người.
- Nhân viên tại các khu cách ly tập trung: 513 người.
- Cán bộ trực tiếp tiêm chủng vắc xin COVID-19: 275 người.
Trước đó ngày 24-2, 117.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên của Hãng dược AstraZeneca (Anh và Thụy Điển) phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu và sản xuất đã được nhập về Việt Nam.
Dự kiến trong ngày 6-3, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 và đến ngày 8-3, những liều vắc xin đầu tiên sẽ được tiêm trước hết tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân COVID-19, các vùng có dịch, các nhóm theo nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin ngừa COVID-19…
Những người đã tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khỏe điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vắc xin…
Việt Nam thử nghiệm vắc xin COVID-19 thứ hai, hơn 125 người tiêm giai đoạn đầu
Sau khi nghiên cứu thành công trên động vật, mới đây Viện Vắc xin và Sinh phẩm đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm vắc xin COVID-19 trên 125 người tình nguyện vào tháng 1-2021, sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Anh gây sốc: Cho phép tiêm 2 loại vắc xin COVID-19 trên cùng một người Lãnh đạo BioNTech thông báo sẽ có vắc xin 'thế hệ hai' dễ bảo quản Ấn Độ cấp phép cho vắc xin COVID giá mềm của AstraZeneca
Mẫu vắc xin COVID-19 của Viện Vắc xin và Sinh phẩm dự kiến sẽ thử nghiệm giai đoạn 1 - Ảnh: HỮU THÁI
Sáng 2-1 ông Dương Hữu Thái - viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC, trụ sở tại Khánh Hòa), cho biết vắc xin COVID-19 thứ hai của Việt Nam do IVAC nghiên cứu sẽ được thử nghiệm trên người, sau vắc xin Nanocovax của Công ty Nanogen (thử nghiệm trên người giai đoạn 1 từ ngày 10-12-2020).
Trước đó, vắc xin Covivac của IVAC thử nghiệm thành công trên động vật (chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ...) cho kết quả an toàn, tạo khả năng miễn dịch cao. Vì vậy, IVAC đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm trên người vào tháng 1-2021, sớm hơn kế hoạch ban đầu hai tháng.
Theo ông Thái, viện bắt đầu thực hiện nghiên cứu vắc xin Covivac từ tháng 5-2020 với mục tiêu sản xuất được vắc xin và hoàn thành thử nghiệm lâm sàng 3 giai đoạn trong 18 tháng.
"Qua những thử nghiệm, sàng lọc ban đầu cho kết quả rất khả quan, chủng phát triển tốt và thích ứng với quy trình công nghệ hiện có. Việc thử nghiệm trên người phải trải qua 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào tháng 4-2020. Nếu kết quả của 3 giai đoạn đều tốt, vắc xin COVID-19 thứ hai của Việt Nam sẽ ra mắt thị trường vào cuối năm 2021", ông Thái nói.
Đội ngũ nghiên cứu của Viện Vắc xin và Sinh phẩm tiến hành điều chế vắc xin COVID-19 - Ảnh: HỮU THÁI
Theo kế hoạch, IVAC sẽ phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Đại học Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covivac. Vắc xin sẽ được chia ra nhiều hàm lượng liều khác nhau ứng với liều tiêm khác nhau để thử nghiệm lâm sàng trên 125 người tình nguyện, thuộc ba nhóm đối tượng.
Các tình nguyên viên giai đoạn 1 có độ tuổi từ 18-59, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền, cùng nhiều tiêu chí đặc thù khác. Dự kiến liều lượng tiêm cho mỗi đối tượng là 1mcg, 3mcg và mỗi đối tượng tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày.
Sau khi tiêm, toàn bộ tình nguyện viên sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu diễn ra thuận lợi sẽ tiến hành các bước tiếp theo.
Được biết IVAC sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi để thực hiện quy trình sản xuất vắc xin COVID-19 tương tự vắc xin cúm A/H5N1 đã được thiết lập với công suất 3 triệu liều/năm.
Khi nghiên cứu sản xuất vắc xin COVID-19, Viện sử dụng chủng NDV-LaSota-S làm vector biểu hiện protein S của SARS-CoV-2. Đây là chủng có độc lực thấp được sử dụng trong nhiều loại vắc xin.
Bộ Y tế: Vắc xin Covivac được đánh giá rất khả quan
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho hay vắc xin Covivac đã được đánh giá tại Mỹ và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, kết quả đánh giá rất khả quan, vì thế nhà sản xuất và Bộ Y tế đã cùng dự định đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm trên người sớm hơn 1 tháng, dự kiến vào 21, 22-1 tới, sớm hơn dự định trước đây hơn 1 tháng.
Cuộc thử nghiệm sẽ thực hiện tại Đại học Y Hà Nội. Ông Tạ Thành Văn - Chủ tịch Hội đồng quản lý Đại học Y Hà Nội, đã xác nhận được Bộ Y tế giao nhiệm vụ, đồng thời cho biết ngày 4-1 trường sẽ họp về triển khai các bước của thử nghiệm.
Đây là vắc xin thứ 2 được thử nghiệm lâm sàng trên người, sau Nanocovax của Nanogen. Điểm mạnh của Viện Vắc xin và sinh phẩm Y tế Nha Trang là có sẵn dây chuyền (sản xuất vắc xin cúm, có thể chuyển đổi sang vắc xin mới), có công suất hàng chục triệu liều/năm.
Với việc có 2 vắc xin cùng thử nghiệm trên người, ông Quang cho hay Việt Nam có thể làm chủ vắc xin và sử dụng trong điều kiện đại dịch từ cuối quý 2 tới, tức là đưa vắc xin COVID-19 do Việt Nam sản xuất ra sử dụng rộng rãi.
Người đàn ông nhập cảnh trái phép trong đêm Giao thừa âm tính với SARS-CoV-2 N.T.T. - người đàn ông nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam trong đêm Giao thừa có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Ngày 2/1, ông Văn Công Minh, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long xác nhận thông tin trên. Theo ông Minh, người nhập cảnh trái phép là N.T.T. (32 tuổi, ngụ ấp Phú An, xã Phú...