Hơn 42 nghìn lượt bệnh nhân có triệu chứng viêm hô hấp cấp
Thống kê sơ bộ qua khai báo y tế điện tử của Sở Y tế TPHCM cho thấy các bệnh viện trên địa bàn đã tiếp nhận hơn 42 nghìn lượt bệnh nhân có triệu chứng viêm hô hấp cấp .
Các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã đồng loạt thực hiện khai báo y tế điện tử theo phần mềm của Sở Y tế (ảnh: Phạm Nguyễn)
Thông tin trên vừa được Sở Y tế TPHCM công bố vào sáng 3/3. Theo đó, từ khi chính thức thực hiện khai báo y tế điện tử (ngày 8/2) đến nay, tất cả 130 bệnh viện thuộc hệ thống y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố đã tiến hành khai báo y tế điện tử. Đây là hình thức mang tính bắt buộc đối với tất cả người bệnh, thân nhân bệnh nhân , nhân viên y tế, người lao động, sinh viên, học viên… khi ra vào bệnh viện.
Việc lấy mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện đối với những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh (ảnh: Phạm Nguyễn)
Sau nỗ lực “hối thúc” của Sở Y tế, đến nay tất cả các bệnh viện đã thực hiện khai báo y tế điện tử thay thế hoàn toàn cho khai báo y tế viết tay. Dữ liệu khai báo dựa trên phần mềm của Sở Y tế được thu thập, liên thông trực tiếp với hệ thống khai báo y tế quốc gia do Bộ Y tế thực hiện. Thông qua hệ thống dữ liệu, ngành y tế đã cập nhật liên tục thông tin theo nội dung khai báo của tất cả các đối tượng trong thời gian sớm nhất, đáp ứng yêu cầu tình hình dịch tễ, truy vết tiếp xúc F1; F2.
Những người lớn tuổi không sử dụng điện thoại thông minh sẽ được hỗ trợ khai báo y tế điện tử (ảnh: Phạm Nguyễn)
Thống kê của Sở Y tế thành phố cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân cần được khám sàng lọc đã giảm còn 1,92% (cách đây gần 1 tháng là 3%). Tính đến ngày 2/3/2021, tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã thực hiện khai báo y tế điện tử với 2.342.609 lượt, trong đó có 42.267 lượt có triệu chứng viêm hô hấp cấp (1,8%) và 2.847 lượt khai báo có liên quan yếu tố dịch tễ (0,12%).
Tiện ích của khai báo y tế trong hoạt động dự phòng từ đợt dịch vừa qua đã giúp thành phố nhanh chóng kiểm soát được nguy cơ, phát hiện các nhóm bệnh nhân trong đối tượng cần được phân luồng, khám tầm soát, ngăn chặn lây nhiễm trong bệnh viện, đồng thời ngăn chặn các hành vi khai báo y tế không trung thực hoặc né tránh khai báo y tế về nguy cơ bệnh truyền nhiễm của các cá nhân khi vào bệnh viện.
Chiến dịch tầm soát trên diện rộng tại các điểm có nguy cơ cáo về lây nhiễm Covid-19 đang tiếp tục được thực hiện (ảnh: Phạm Nguyễn)
Sau thành công của hoạt động khai báo y tế điện tử tại các bệnh viện, dự kiến đến ngày 15/3 Sở Y tế sẽ triển khai khai báo y tế điện tử đến tất cả các phòng khám đa khoa, trạm y tế trên địa bàn thành phố.
Liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, sáng 3/3 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật cho biết, đến nay thành phố đã qua 20 ngày không xuất hiện ca mới nhiễm bệnh ngoài cộng đồng. Số trường hợp nhiễm COVID-19 phát hiện tại thành phố là 210, trong đó 203 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 7 trường hợp đang điều trị. Số người đang được cách ly tại các điểm cách ly tập trung là 2.226 người; số người đang được cách ly tại nơi lưu trú là 291 người.
Hoạt động khai báo y tế điện tử đã thực hiện tại bệnh viện nhưng khu vực bến xe , nhà ga, sân bay… vẫn còn khai báo viết tay (ảnh: Phạm Nguyễn)
Tiếp tục triển khai tiếp nhận khai báo, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp đến từ các tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội , các ổ dịch đang được theo dõi, giám sát. Triển khai kế hoạch giám sát ngẫu nhiên người từ các tỉnh thành đến TPHCM. Tiếp nhận khai báo y tế tại sân bay, ga tàu, bến xe , trạm y tế, khu công nghiệp – khu chế xuất – doanh nghiệp. Đã tiếp nhận 160.772 trường hợp khai báo y tế trong đó 349 chuyển cách ly tập trung, 37 cách ly tại nhà, còn lại tự theo dõi sức khỏe .
Ngành y tế đã lấy mẫu từ 19.210 trường hợp thực hiện xét nghiệm tầm soát đối với nhân viên y tế, các quần thề cộng đồng có tiếp xúc, giao lưu nhiều, lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên tại sân bay, bến xe , ga tàu, nơi tập trung đông người như chợ, quán ăn, chùa… trong đó 16.778 âm tính, 2.432 đang chờ kết quả.
Tất cả các mẫu xét nghiệm đối với thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ tại TPHCM đều cho kết quả âm tính với SARS -CoV-2 (ảnh: Phạm Nguyễn)
Bên cạnh đó, ngành y tế đang phối hợp với các quận huyện lấy mẫu xét nghiệm giám sát thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự trước 2 ngày giao quân trên toàn thành phố. Đến ngày 3/3 đã thực hiện lấy mẫu 5.899 trường hợp, tất cả đều có kết quả âm tính.
Bệnh nhân chờ nửa ngày mới được xuất viện
Ở bệnh viện ròng rã nhiều ngày, bệnh nhân và thân nhân đều mệt mỏi, chỉ mong sớm được về nhà nghỉ ngơi. Thế nhưng đến khi bác sĩ báo được xuất viện, bệnh nhân đã phải chờ đợi trước đó cả nửa ngày...
Quá tải bệnh viện là một phần nguyên nhân khiến bệnh nhân đợi lâu khi làm các thủ tục - ẢNH: DUY TÍNH
Theo Sở Y tế TP.HCM, năm 2020 có 18.395 lượt ý kiến phản ánh không hài lòng được ghi nhận qua hệ thống máy khảo sát tự động tại các bệnh viện (BV). Các nội dung không hài lòng khi đến BV gồm: dịch vụ giữ xe; khâu mua thuốc, cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) chờ lâu; nhà vệ sinh không sạch sẽ; chỗ ngồi chờ khám, chờ xét nghiệm; cách hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ (BS); thời gian chờ làm xét nghiệm, siêu âm, chụp phim...
Trong khi đó, kết quả khảo sát trải nghiệm bệnh nhân (BN) nội trú ở 79 BV công lập và tư nhân tại TP.HCM cho thấy hiện còn trên 40% BN chưa hài lòng với thủ tục nhập khoa nội trú, hơn 20% BN chưa hài lòng với thủ tục xuất viện và BS khám bệnh trước khi vào khoa nội trú. Riêng với thủ tục xuất viện, BN than phiền mất trung bình 450 phút (7,5 giờ) để hoàn tất thủ tục xuất viện.
Điệp khúc "chờ"
Lãnh đạo một BV công lập hạng 1 tại TP.HCM cho biết quy trình nhập viện, xuất viện của BN không có gì phức tạp, nhanh hay chậm một phần là do người thực hiện. Như việc BN nhập viện, theo quy trình BN "chờ" BS khám. BS khám xong chỉ định làm các xét nghiệm. BN đi một vòng "chờ" làm các xét nghiệm cần thiết rồi quay trở lại "chờ" BS xem kết quả, nếu đúng bệnh phải nhập viện thì BS chỉ định nhập viện.
Sau đó, BN đi đóng tiền tạm ứng, di chuyển lên khoa nội trú. Nhưng hộ lý thường chờ gom nhiều hồ sơ thì mới dẫn BN đi 1 lần, nên người trước phải "chờ" người sau. Mà muốn đưa BN về các khoa thì phải "chờ" lái xe (xe điện nếu đi xa, hoặc dẫn đi bộ). Như vậy, thời gian để BN đến khoa nội trú sẽ kéo dài vì điệp khúc... "chờ".
Theo lãnh đạo BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, trung bình tại BV mỗi ngày có từ 20 - 25 ca nhập viện, BN mất từ 60 - 90 phút kể từ khi đăng ký khám bệnh, gặp BS khám, đi chụp X-quang và quay lại BS cho nhập viện. Chưa tính BN nhập viện cấp cứu, nhập mổ trong ngày. Việc cải cách các thủ tục hành chính kéo giảm được 20 - 30% thời gian cho BN.
Đặt vấn đề cải cách ra sao để không xảy ra việc BN than phiền chờ đợi lâu để nhập viện, BS Phạm Quốc Dũng, Giám đốc BV Q.11, cho rằng việc làm các xét nghiệm cần thiết để có chỉ định nhập viện đúng cho BN. Tùy vào lượng BN đông hay ít, nhưng những BN khi đến BV khám, BS thấy có dấu hiệu nặng cần nhập viện điều trị ngay thì không cần phải làm các xét nghiệm trước.
Vì sao xuất viện phải mất gần nửa ngày?
Theo lãnh đạo một BV công lập hạng 1, với BN xuất viện, thông thường từ 8 - 9 giờ sáng mỗi ngày, BS điều trị khám, đánh giá và cho xuất viện. Nhưng mỗi buổi sáng, BS thường khám nhiều BN. Khi BS khám xong hết các BN, ghi hồ sơ thì đến khoảng 10 - 11 giờ, điều dưỡng phòng bệnh, điều dưỡng hành chính tiếp cận hồ sơ, hoàn tất hồ sơ bao gồm cả tính danh mục kỹ thuật, thuốc, phần chi phí BHYT trả, phần người bệnh trả; và điều dưỡng hành chính gom hết hồ sơ lại.
Khoảng 13 giờ, điều dưỡng hành chính từ các khoa đưa hồ sơ xuất viện về phòng kế hoạch tổng hợp duyệt; lúc này thì có hàng chục đến hàng trăm hồ sơ về cùng lúc. Hồ sơ thiếu sót thì phòng kế hoạch tổng hợp phải trả về khoa sửa lại; hồ sơ duyệt thì chuyển đến phòng tài chính duyệt tiếp, nếu sai thì trả về sửa tiếp. Tiếp theo là hàng trăm BN hoặc thân nhân đứng chờ thanh toán viện phí. Lúc này là khoảng 14 - 15 giờ.
Về giải pháp để BN không chờ xuất viện lâu, theo BS Phạm Quốc Dũng: "Với BN xuất viện, chúng tôi đang tiến hành cải cách là ở mỗi ca trực, điều dưỡng trước khi bàn giao ca phải hoàn tất luôn phần thủ tục hành chính cho BN, tức thống kê danh mục kỹ thuật, thuốc BN sử dụng, tính toán luôn phần chi phí sử dụng cho BN. Khi BN xuất viện thì không cần tính toán lại, như vậy sẽ rất nhanh". Ông Dũng còn cho biết thêm, cần phải giải quyết BN xuất viện trong 1 buổi.
Ví dụ, buổi sáng BN được cho xuất viện thì 11 giờ trưa sẽ rời khỏi BV; buổi chiều cho xuất viện thì 14 giờ BN sẽ rời BV. Mặt khác, với việc thực hiện số hóa, chữ ký số, BN đến khám hay xuất viện, khi BS ra toa thuốc thì khoa dược cũng nhận được ngay và soạn sẵn thuốc, BN chỉ cần đến đưa toa và nhận thuốc, việc này rút ngắn được thời gian chờ cho BN rất nhiều.
Người đàn ông hơn 50 lần hiến máu Cầm những tờ tiền nhàu nát trong lần đầu bán máu lấy tiền mua sữa cho con, ông Nguyễn Ngọc Giao chợt lặng người, vội tìm cách trả lại cho bệnh nhân. Ông Giao (64 tuổi, ở phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi) mở đầu dòng hồi ức về lần đầu tiên đi bán máu, năm 1983. Khi ấy, con gái ông Giao...