Hơn 2 triệu hộ làm nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số
Nông dân là trung tâm của chuyển đổi số trong nông nghiệp, quyết định thắng lợi công cuộc chuyển đổi số.
Xây dựng được một thế hệ nông dân số sẽ giúp chấm dứt chuyện được mùa mất giá…
Niên vụ 2021, diện tích nhãn lồng Hưng Yên đạt 4.800ha, sản lượng ước đạt 50.000-55.000 tấn, cao hơn năm 2020 từ 15 – 20%. Nỗi lo dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ. Nhưng khi người nông dân được đào tạo, hỗ trợ tham gia chuyển đổi số nông nghiệp thì bài toán đã có lời giải. Đã có hàng ngàn hộ được tập huấn, kết nối với sàn thương mại điện tử Postmart.vn để tiêu thụ nhãn.
Trước đó, vào tháng 5/2021, trong vụ vải thiều ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, hơn 350.000 tấn vải đến kỳ thu hoạch lại đúng vào đợt dịch Covid-19 lần 4, việc tiêu thụ lượng vải này là nhiệm vụ cấp bách.
Nhiệm vụ khó khăn đó đã được hoàn thành nhờ ứng dụng công nghệ số, từ cập nhật mọi thông tin về giống, quy trình chăm sóc, phân bón, thu hái, đóng gói, tem nhãn, đến việc hướng dẫn cách bán hàng trên sản thương mại điện tử…
Năm 2021, Hội ND tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ nông dân huyện Lục Ngạn đưa quả vải lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Ảnh: Hoàng Phương
Video đang HOT
Trong vụ quýt từ tháng 11/2021 đến nay, bà Ma Thị Chú (ở huyện Mường Khương, Lào Cai) đã xây dựng fanpage, trang Facebook cá nhân để bán quýt của gia đình. Hiện nay, fanpage chuyên bán hàng của bà có hơn 17.000 lượt người thích, hơn 32.000 lượt người theo dõi. Mỗi lần livestream bán quýt, bà bán được 500 – 800kg.
Tính đến tháng 11/2021, đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa lên các sàn thương mại điện tử, hàng chục ngàn giao dịch được thực hiện.
Nhờ áp dụng chuyển đổi số, những nông dân số sẽ không phải “trông trời, trông đất, trông mây” để sản xuất như truyền thống, mà có thể trông vào dữ liệu để có kế hoạch sản xuất phù hợp.
“Chuyển đổi số cho phép nông dân bán cả sự trải nghiệm. Chẳng hạn trước kia muốn bán nải chuối, bà con mang ra chợ bán trực tiếp cho người mua; nhưng áp dụng công nghệ số, vườn chuối được kết nối tiêu thụ trên mạng thì người nông dân có thể bán cho người mua cả quy trình chăm sóc cây chuối đó ngay từ khi còn nhỏ, đến khi ra hoa, trổ buồng, để người mua có thể trải nghiệm quy trình làm ra sản phẩm” – ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Xuân Định cũng cho rằng, người nông dân muốn giảm thiểu rủi ro vì tình trạng được mùa, mất giá thì không còn con đường nào khác đó là phải cùng nhau tham gia vào các chuỗi liên kết. Thông qua đó, sản xuất có kế hoạch, cung đủ cầu và tiết giảm được các khâu trung gian; tuân thủ theo các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa và truy xuất nguồn gốc.
Quảng Trị: Vai trò của HTX trong việc đưa nông sản "lên sàn"
Hợp tác xã (HTX) không chỉ làm tốt vai trò "bà đỡ" cho nông dân trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản, mà còn tạo sự cộng hưởng, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị hàng hóa, nông sản chủ lực của địa phương.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của nhiều hợp tác xã (HTX) trong tỉnh còn mờ nhạt, cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Rào cản khi đưa nông sản "lên sàn"
Hiện, toàn tỉnh Quảng Trị có 291 HTX nông nghiệp và 1 liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012, chủ yếu là loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp 223 HTX, chiếm 77%; 58 HTX trồng trọt, chiếm 20%; 6 HTX chăn nuôi, chiếm 2,1%; còn lại các HTX lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ thấp.
Các HTX còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong xây dựng HTX theo đúng tính chất kiểu mới. Đa số các HTX có ít nguồn vốn để hoạt động, trang thiết bị lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chưa xây dựng được chuỗi liên kết, sức cạnh tranh kém.
Qua 3 năm triển khai thực hiện xây dựng HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh, đến nay toàn tỉnh đã có 51 HTX đạt tiêu chí kiểu mới. Số HTX ứng dụng công nghệ cao tính đến hết năm 2020 khoảng 5% (16 HTX).
Trong đó, số lượng HTX áp dụng công nghệ trong canh tác, nuôi trồng, bảo quản 8 HTX; công nghệ tự động hóa 7 HTX, công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh là 1 HTX.
Về HTX tham gia sản phẩm OCOP, đến nay toàn tỉnh có 53 sản phẩm OCOP của tỉnh giai đoạn 2019 - 2020, có 7 sản phẩm OCOP được công nhận cho chủ thể là HTX nông nghiệp từ 3 - 4 sao (chiếm 13% sản phẩm OCOP toàn tỉnh), trong đó có 2 sản phẩm của HTX nông nghiệp đạt 4 sao (chiếm tỷ lệ 28% tổng số sản phẩm đạt 4 sao của tỉnh). Năm 2021, dự kiến có thêm 4 HTX có đạt phẩm OCOP, nâng số HTX có sản phẩm OCOP lên 11 HTX.
Thực trạng của các HTX nông nghiệp như đã nêu ở trên cho thấy sẽ có nhiều rào cản khi góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, phát triển kinh tế số nông nghiệp. Trước hết, qua kết quả phân loại chỉ có 22% HTX đạt loại tốt và chỉ có 19% HTX có tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Tuy nhiên tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp của 19% HTX này vẫn mang nặng phương thức truyền thông do toàn tỉnh chỉ có 1 HTX áp dụng tốt công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh. Tiềm lực kinh tế của HTX còn yếu cũng là một thách thức khi tham gia nền tảng thương mại số.
Những việc cần làm
Trong công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn, một số sản phẩm có sản lượng lớn như tôm, gia súc, gia cầm, ném, rau củ quả... chủ yếu xuất bán sản phẩm thô, chưa qua chế biến. Nhiều DN, HTX, cơ sở sản xuất chưa chú trọng việc xây dựng và duy trì các loại chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng.
Hầu hết các HTX chỉ tập trung thực hiện các dịch vụ đầu vào; quy mô cung cấp dịch vụ còn nhỏ, chủ yếu quy mô đội, thôn; số lượng thành viên sử dụng dịch vụ HTX còn thấp; nhiều HTX theo xu hướng phục vụ thay vì cung cấp dịch vụ. Hầu hết HTX chưa phát triển các dịch vụ tạo giá trị gia tăng trong khâu sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Để HTX nông nghiệp trong tỉnh tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, cần tiếp tục tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ chủ chốt HTX để nâng cao trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX, về thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP).
Tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ thí điểm cán bộ trẻ có trình độ đại học về làm việc tại HTX của các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa để hỗ trợ các HTX, nhất là trong khâu tham gia sàn thương mại điện tử.
Tạo điều kiện để các HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác và các cá nhân tham gia xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ giới thiệu sản phẩm hàng hóa tiêu biểu ra thị trường; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử với nguồn kinh phí hợp lý.
Tỉnh và ngành nông nghiệp cần ưu tiên dành một nguồn kinh phí hằng năm để thúc đẩy các nội dung hỗ trợ phát triển HTX, đặc biệt là hỗ trợ hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại gắn với đào tạo về công nghệ thông tin cho cán bộ chủ chốt các HTX nông nghiệp.
Tổ chức đào tạo, hướng dẫn kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; cách thức đăng ký tài khoản thanh toán, tài khoản mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử và hoạt động tác nghiệp trên sàn thương mại điện tử...
Tổng kết nông nghiệp 2021: Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nêu lý do vải thiều đạt 1.400 tỷ đồng khi lên sàn Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành NNPTNT năm 2021 sáng 29/12, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhận định, việc đưa nông sản, trong đó có vải thiều lên sàn thương mại điện tử giúp giá trị tăng gấp đôi, trong khi tỉnh Lai Châu cho biết đang tập trung nâng cao giá trị sâm Lai Châu....