Hội sành đi – khi Gen Z quyết chí sành luật, đi xe an toàn
Được trao cơ hội để trở thành những “thủ lĩnh đường phố” truyền cảm hứng cho Gen Z ý thức tham gia giao thông an toàn, những người trẻ “sành đi” háo hức cho biết đây chính là cơ hội để tái định nghĩa một thế hệ Z vừa cá tính vừa hiểu biết luật Giao thông đường bộ.
Hội sành đi – được ra đời nằm trong khuôn khổ chiến dịch truyền thông An toàn giao thông năm 2023 mang tên Nhập hội Gen Z – Là đi đúng luật được phát động và thực hiện dưới sự phối hợp của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSC) nhằm hướng đến mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức và tạo động lực thay đổi hành vi khi tham gia giao thông của giới trẻ Việt Nam. Điều đặc biệt hơn nữa, chiến dịch còn kết hợp với những người trẻ có sức ảnh hưởng đối với thế hệ Z hiện nay: Rapper Low G, Umie và Captain.
Nhắc đến Gen Z là nhắc đến một thế hệ đầy tự tin và bản lĩnh, luôn biết cách tạo ra xu hướng và lan tỏa sức ảnh hưởng của mình đến mọi người xung quanh. Từ mạng xã hội đến đời thực, từ đường phố bụi bặm đến sân khấu lấp lánh, cách thế hệ Z thể hiện tư duy và vận hành cuộc sống của mình cũng mang màu sắc riêng biệt, không bị rập khuôn. Chính vì vậy, khi được giao nhiệm vụ trở thành “thủ lĩnh giao thông” trong chiến dịch này, ba đại diện Gen Z háo hức nhập cuộc và quyết tâm mang đến ngôn ngữ giao thông độc đáo, sáng tạo, đậm chất riêng nhằm truyền cảm hứng cho việc tham gia giao thông trở nên thú vị và dễ đi vào lòng giới trẻ hơn bao giờ hết.
Hội sành đi với ba đại diện đảm nhiệm ba vai trò khác nhau:
Đầu tiên là “Flex sư” đường phố Low G Nguyễn Hoàng Long. Không chỉ gây bão mạng xã hội nhờ những bản rap triệu view với flow rap sáng tạo, nhiều giải thưởng về bộ môn nghệ thuật Gloving và Tutting từ năm 18 tuổi, chàng trai Gen Z Low G còn là còn kết nạp vào profile khủng của mình biệt tài sành hết mọi hiệu lệnh đường phố, nằm lòng tất tần tật mọi loại biển báo, tự tin là một người luôn tham gia giao thông đúng luật. Nổi tiếng với chủ đề “flex” trong dòng nhạc rap hiphop, Low G cho rằng “flex” cũng có thể được sử dụng để “khoe” những điều ý nghĩa mà mình đang làm, ví dụ như làm một công dân tuân thủ luật.
Góp mặt trong bộ ba thủ lĩnh còn có “Queen an toàn” Umie (Uyển My). Nàng rapper ngọt ngào xinh xắn tham gia vào “Hội sành đi” nhờ biệt tài nắm trọn mọi quy tắc, lỗi vi phạm đường bộ. Umie tự tin với khả năng của mình và cảm thấy tự hào khi góp phần truyền cảm hứng cho giới trẻ cùng chia sẻ kiến thức an toàn giao thông, quyết chí vì một thế hệ không chỉ sành điệu mà còn sành luật.
Cuối cùng là chàng em út của Hội sành đi – “Chuyên gia xa lộ” Captain Hoàng Đức Duy – chàng thủ khoa thanh nhạc gây chú ý trong cộng đồng trẻ khi góp mặt tại Rap Việt mùa 3. Không chỉ oanh tạc cảm xúc khán giả với những màn trình diễn đậm cá tính, Captain còn chinh chiến mượt mà trên những cung đường nhờ luôn trang bị đầy đủ phụ kiện cực cool từ quần áo, giày bảo hộ, găng tay, mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Đây là điều cực kỳ quan trọng để mỗi chúng ta chủ động trang bị sự an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông. Captain chia sẻ nhiệm vụ này là một cột mốc ý nghĩa giúp anh chàng có thể tiếp cận được với nhiều người trẻ đang sống cùng thời đại với mình, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm tham gia giao thông vì một thế hệ đi an toàn.
Theo số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSC), tai nạn giao thông ở trẻ em tại Việt Nam có chiều hướng tăng nhanh, đặc biệt ở lứa tuổi THPT, đây cũng là vấn đề nhức nhối mà cơ quan nhà nước đang đối mặt và phải tiến hành nhiều biện pháp, công cụ để giải quyết. Một trong số đó chính là pháp luật. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi khi tham gia giao thông ở thế hệ trẻ là một trong những điều kiện cơ bản nhất để bảo đảm xã hội an toàn, văn minh, tiến đến quá trình hội nhập quốc tế.
Và trong chiến dịch ý nghĩa này, Hội sành đi chính là cầu nối giúp truyền tải ngôn ngữ giao thông một cách thú vị, dễ hiểu và đầy sáng tạo đến thế hệ Z – những người tiên phong trong thời đại dịch chuyển dễ dàng sành luật và chấp hành an toàn giao thông, hạn chế những vấn nạn giao thông đáng tiếc.
Nỗi khổ không ngờ của Gen Z sau đại dịch: Phải chi hàng chục triệu đồng để 'mua vui'
Những người trong độ tuổi từ 18 đến 25 cho biết họ cô đơn nhiều hơn bất kỳ nhóm nhân khẩu học nào khác.
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cô nàng Lynette Ban chuyển từ thành phố New York đến thành phố Austin, bang Texas (Mỹ) để tiết kiệm tiền. Nhưng giờ đây, sau 3 năm làm việc từ xa, cô lại phải gánh một khoản chi phí mới mang tên: tình bạn.
Video đang HOT
Lynette ước tính cô chi ít nhất 500 USD mỗi tháng (tương đương hơn 12 triệu VNĐ) cho các hoạt động của hội nhóm và các sự kiện khác nhau nhằm kết bạn và duy trì kết nối. Khoản tiền đó bao gồm phí thành viên hàng năm trị giá 2.500 USD (tương đương 61 triệu VNĐ) cho câu lạc bộ xã hội Soho House và phí hàng năm 500 USD cho hoạt động tập thể dục ClassPass. Đó là số tiền nhiều hơn hàng trăm lần mỗi tháng cho những bữa trưa và bữa tối ăn ở ngoài.
Margaux Duvall, Lillian Lema và Lynette Ban (trái sang phải) đều đã chi tiền để tìm kiếm các mối quan hệ mới.
Cô gái trẻ nói: "Sau đại dịch, tôi bắt đầu ưu tiên tham gia nhiều câu lạc bộ này hơn và tham gia các tổ chức để tôi có thể gặp gỡ những người bạn mới".
Lynette (năm nay 26 tuổi) giống như nhiều thanh niên Mỹ đã và đang trải qua phần lớn quãng thời gian thanh xuân của mình bên ngoài lớp học, văn phòng và những không gian chung khác, nơi thường hình thành các mối quan hệ "offline".
Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Vivek Murthy gọi hiện tượng đó là "đại dịch cô đơn".
Đại dịch cô đơn
Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở giới trẻ. Cuộc khảo sát vào tháng 12 năm 2022 do Trường Giáo dục Sau đại học Harvard thực hiện cho thấy có tới hơn 1/3 người Mỹ, trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, cho biết họ thường xuyên cảm thấy cô đơn, gần như mọi lúc.
Richard Weissbourd, nhà tâm lý học trẻ em và gia đình, người tham gia nghiên cứu, nói với tờ tin tức The Insider rằng những người trong độ tuổi từ 18 đến 25 cho biết họ cô đơn nhiều hơn bất kỳ nhóm nhân khẩu học nào khác.
Weissbourd nói: "Đây là thời điểm mà những người trẻ tuổi phải đưa ra một vài quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời mình và họ thực sự cần được hỗ trợ".
Lynette Ban (phải) và bạn của cô ấy là Rachael đã tham gia lớp học làm mì ống trong chuyến đi đến Ý.
Cô đơn không chỉ là vấn đề sức khỏe tâm thần. Bác sĩ Vivek Murthy viết trong một báo cáo gần đây rằng sự cô lập với xã hội có thể nguy hiểm như hút tới 15 điếu thuốc mỗi ngày và góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ và mất trí nhớ.
Tờ The Insider đã phỏng vấn 23 thanh niên trong độ tuổi từ 21 đến 27 về trải nghiệm của họ với sự cô đơn.
Tất cả, trừ 3 người, cho biết họ hiện đang chi nhiều tiền hơn trước đại dịch Covid-19 cho các hoạt động xã hội như lớp học nghệ thuật và thẻ phòng tập thể dục để kết bạn. Nhiều người nói rằng họ đang chi tiêu ít hơn cho các chi phí cá nhân như đi du lịch một mình hoặc đăng ký xem TV.
Hy vọng tiền có thể mua được bạn bè
Nhiều thanh niên, đặc biệt là những người làm việc ở xa, đang cố gắng chống lại sự cô đơn bằng cách tìm kiếm những sở thích và hoạt động mới để gặp gỡ những người bạn mới.
Matt Schulz, nhà phân tích tín dụng của công ty LendingTree, nói với The Insider: "Việc không có trải nghiệm xã hội tại văn phòng sẽ thu hẹp vòng tròn xã hội của bạn và đặc biệt là khi bạn còn trẻ".
Những người trẻ tuổi đã tham gia các lớp học nghệ thuật, giống như lớp học tại The Art Studio NY, để "đáp ứng nhu cầu hòa nhập cộng đồng".
William Cabell, 24 tuổi, chi 70 USD/tháng (1,7 triệu VNĐ) để mua thẻ thành viên tại phòng tập leo núi và 161 USD (gần 4 triệu VNĐ) tại phòng tập võ thuật jujitsu ở Richmond, bang Virginia (Mỹ). Mục tiêu chính của Cabell với cả 2 nơi này là gặp gỡ những người mới chứ không hẳn là chỉ rèn luyện thể thao.
Cabell nói với Insider: "Để kết bạn, bạn cần có sự đều đặn và tôi nhận thấy rằng đặt cược đầu tư là một cách tốt để thu hút điều đó từ cả tôi và những người khác". "Nếu bạn trả tiền cho một cái gì đó, bạn sẽ có được nó."
Kỹ sư phần mềm cho biết anh đã tăng cường đầu tư vào các hoạt động xã hội sau khi gặp khó khăn trong việc kết bạn ở nơi làm việc.
Cabell nói: "Những loại hoạt động này giúp quá trình kết bạn dễ dàng hơn so với các hoạt động tự do vì chúng có xu hướng gắn kết chặt chẽ hơn. Về cơ bản, bạn cần phải tương tác với những người khác ở đó và buộc phải tham gia vào những tình huống xã hội mới".
Cabell không đơn độc khi tìm đến phòng gym để kết bạn. Ameen Kazerouni, giám đốc công nghệ của thương hiệu thể hình Orangetheory Fitness, nói với The Insider rằng, số lượng thành viên thuộc thế hệ Z ở Orangetheory Fitness đã tăng 200% từ đầu năm 2019 đến ngày 1 tháng 8 năm 2023, nhanh hơn số lượng thành viên của bất kỳ thế hệ nào khác.
Kelly Lohr, giám đốc tiếp thị của Orangetheory Fitness, cho biết: "Việc tăng cường tập trung vào sức khỏe và thể chất cũng như mong muốn kết nối mạnh mẽ là 2 yếu tố lớn đang thúc đẩy nhu cầu và sự tăng trưởng thành viên thuộc Gen Z của chúng tôi".
Soho House - một câu lạc bộ có mục đích rõ ràng là để "những người có cùng tư duy sáng tạo gặp gỡ, thư giãn, vui vẻ và phát triển" - cho biết trong báo cáo thu nhập hàng năm rằng Gen Z và Gen Y tạo thành "nhóm phát triển nhanh nhất" của câu lạc bộ.
Phí thành viên của Soho House tại New York có giá khoảng 1.300 USD một năm (hơn 30 triệu VNĐ) đối với những người dưới 27 tuổi.
Các studio nghệ thuật cũng đã chứng kiến sự gia tăng số lượng người tham dự Gen Z. Barley Vogel, chủ sở hữu và giám đốc của Studio Arts Dallas, cho biết số lượng người trẻ tuổi tham gia các lớp học của studio này ngày càng tăng.
Rebecca Schweiger, người sáng lập The Art Studio NY, nói với The Insider rằng Gen Z đang "tham gia các lớp học thường xuyên để đáp ứng nhu cầu về cộng đồng và kết nối".
Cô nói: "Thông thường, những người trẻ tuổi đến một mình để tìm kiếm tình bạn bên cạnh sự thỏa mãn cá nhân".
Rebecca nói: "Việc kết bạn, giao lưu với nhau, đầu tiên là làm quen trong môi trường lớp học và sau đó gặp nhau bên ngoài lớp học, là điều khá điển hình.
Noureen Shallwani, 27 tuổi, làm việc cho một công ty khởi nghiệp về công nghệ làm đẹp, cho biết cô cảm thấy mình phải khởi động lại xã hội sau khi chuyển từ Austin đến Philadelphia để làm việc trực tiếp vào năm ngoái.
Shallwani tham gia các nhóm Facebook để tìm những người sẵn sàng đi xem phim hoặc đi ăn tối với cô. Cô thường xuyên tham gia các lớp học Pilates để gặp gỡ mọi người và tiết kiệm tiền nhằm chi trả cho các kỳ nghỉ trong nước và quốc tế cùng bạn bè, khoảng 4 lần một năm.
Shallwani nói: "Cuộc sống trở nên dễ dàng hơn một chút khi ở trong một môi trường mà mọi người đều cảm thấy như thể bạn đã cùng nhau tập luyện, mọi người đã cùng nhau trải qua một trải nghiệm". "Sau đó bạn nói chuyện và mọi người đều nói, 'Lần này chúng ta có nên đi uống nước không?' hoặc 'Có một sự kiện đang diễn ra trong thành phố, tất cả chúng ta có muốn tham dự không?'"
Shallwani cho biết cô lo lắng về sự ổn định tài chính, mặc dù cô cho rằng việc chi tiêu cho các trải nghiệm xã hội là rất xứng đáng.
Tìm cách "rẻ hơn" để giải quyết nỗi cô đơn
Một số Gen Z không có đủ vốn - hoặc không đủ động lực - để chi hàng nghìn USD mỗi năm cho các hoạt động nhằm kết bạn. Thì may mắn thay, vẫn có những lựa chọn khác.
Lillian Lema, 27 tuổi, cho biết cô đã dành một ngày Chủ nhật của tháng 8 để ăn uống và thưởng thức âm nhạc cùng bạn bè trên đảo Peaks, bang Maine (Mỹ). Cuộc tụ họp xã hội, bao gồm 3 người bạn mà cô đã gặp hồi năm ngoái, thông qua Bumble BFF - ứng dụng nhằm khuyến khích các mối quan hệ tình bạn trong sáng, lành mạnh.
Lillian Lema (ở giữa) đã đi du lịch cùng những người bạn mà cô gặp trên Bumble BFF.
Lema, hiện là sinh viên tốt nghiệp, sống tại thành phố Portland, bang Maine (Mỹ), đã dùng thử phiên bản miễn phí của ứng dụng kết nối bạn bè Bumble BFF vào mùa hè năm 2022. Cô cảm thấy cô đơn vì chia tay bạn trai, làm việc cho một công ty bán lẻ và sống ở nhà.
"Nhìn lại vị trí của tôi một năm trước và vị trí hiện tại, thực tế là tôi vẫn giữ liên lạc với người mà tôi đã gặp qua một ứng dụng cách đây 1 năm, sau đó tôi giới thiệu cô ấy với những bạn mới và cô ấy giới thiệu tôi với những người bạn mới - tôi cảm thấy nó giống như một khung cảnh tuyệt đẹp", Lema nói, lướt qua những bức ảnh về ngày vui vẻ trên Đảo Peaks.
Cô cũng tham gia City Girls Who Walk, một câu lạc bộ đi bộ miễn phí quy tụ phụ nữ để tập thể dục và gắn kết.
Những Gen Z khác nói với The Insider rằng họ đã tạo dựng mối quan hệ thông qua các sự kiện trưng bày miễn phí, hoạt động tình nguyện và tham gia câu lạc bộ sách.
Nguồn: Insider
Minh Nhật
BEAT NOW - Cộng đồng đi cùng sự phát triển của thế hệ Gen Z Gen Z là thế hệ được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ internet, trở thành lực lượng hùng hậu người sử dụng mạng xã hội. Và BEAT NOW - một Fanpage gắn liền với sự phát triển của Gen Z đã ra đời. Hãy cùng tìm hiểu BEAT NOW trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dự án Gen...