Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp ở Sudan sẽ tái cơ cấu
Ngày 15/4, Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp (TMC) – cơ quan nắm quyền điều hành Sudan sau khi Tổng thống Omar Al-Bashir bị phế truất hồi tuần trước, thông báo sẽ cơ cấu lại hội đồng chỉ huy quân sự.
Cũng theo thông báo trên, TMC đã bổ nhiệm Thượng tướng Hashem Abdel Muttalib Ahmed Babakr làm Tham mưu trưởng quân đội, trong khi Thượng tướng Mohamed Othman al-Hussein giữ chức vụ Phó Tham mưu trưởng quân đội Sudan.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình tiếp tục tập trung bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng Sudan ở thủ đô Khartoum nhằm duy trì sức ép đối với TMC.
Hàng nghìn người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở quân đội tại thủ đô Khartoum ngày 14/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Cùng ngày, Hiệp hội các nhà chuyên môn Sudan ( SPA) – lực lượng tổ chức các cuộc biểu tình – kêu gọi người biểu tình tiếp tục ở lại bên ngoài tổng hành dinh của quân đội, đồng thời cho biết có một kế hoạch nhằm giải tán các cuộc biểu tình ngồi của hàng nghìn người trong 10 ngày qua.
Trong tuyên bố, SPA không cho biết lực lượng nào đang tìm cách giải tán đám đông biểu tình. Tuy nhiên, theo các nhân chứng, nhiều binh sĩ đã được điều động tới khu vực diễn ra biểu tình và tháo dỡ các rào chắn bằng kim loại mà người biểu tình dựng lên. SPA nhấn mạnh việc cố giải tán các cuộc biểu tình là “dấu hiệu cho thấy Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp sẽ không thực thi cam kết của mình đưa ra đối với người dân”.
Trước đó, SPA đã yêu cầu TMC chuyển giao quyền lực “ngay lập tức” cho một chính phủ dân sự và chính phủ này sau đó phải đưa cựu Tổng thống Omar Al-Bashir ra xét xử. Ngày 13/4, đại diện những người tổ chức biểu tình cũng đã đưa ra các yêu cầu đối với hội đồng quân sự, trong đó có việc thành lập một chính phủ dân sự.
Tình hình Sudan trở nên căng thẳng sau các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra từ ngày 19/12/2018, khi người dân phản đối tình trạng giá lương thực tăng mạnh, bất bình với những chính sách kinh tế yếu kém của chính quyền khiến đời sống của người dân khó khăn hơn. Sau khi bắt giữ Tổng thống Omar al-Bashir, quân đội Sudan đã lập Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp nhằm điều hành đất nước trong thời gian 2 năm. Hội đồng chuyển tiếp cũng đã cam kết thành lập một chính phủ dân sự.
Theo Thùy An (TTXVN)
Giám đốc Cơ quan Tình báo và an ninh Sudan từ chức
Ngày 13/4, Giám đốc Cơ quan Tình báo và an ninh Sudan Salah Gosh đã từ chức. Thông tin đã được truyền hình Sudan đăng tải.
Người biểu tình Sudan tuần hành sau khi Tổng thống Omar al-Bashir bị phế truất, tại thủ đô Khartoum ngày 11/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Quan chức tình báo trên đưa ra quyết định từ chức trong bối cảnh tình hình Sudan trở nên căng thẳng sau các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra từ ngày 19/12/2018, khi người dân phản đối tình trạng giá lương thực tăng mạnh, đồng thời bất bình với những chính sách kinh tế yếu kém của chính quyền khiến đời sống của người dân khó khăn hơn.
Thời điểm hiện tại, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng để phản đối việc quân đội thành lập Hội đồng Quân sự chuyển tiếp tạm thời điều hành đất nước, cũng như không tuân thủ các lệnh giới nghiêm được đưa ra sau khi Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ.
Sau khi bắt giữ Tổng thống al-Bashir, quân đội Sudan đã bắt đầu lệnh giới nghiêm vào ban đêm trên toàn quốc trong vòng 1 tháng, bắt đầu từ 22h00 đến 4h00 (giờ địa phương). Nhóm biểu tình chính ở Sudan đã phản đối các thông báo của quân đội, đồng thời kêu gọi tiếp tục các cuộc biểu tình.
Trong khi đó, nhiều nước lớn trên thế giới cũng kêu gọi Sudan thực thi quá trình chuyển tiếp hòa bình. Mỹ kêu gọi Hội đồng Quân sự chuyển tiếp kiềm chế, để người dân tham gia vào chính quyền.
Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi quân đội nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho người dân. Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt khẳng định việc quân đội giám sát quá trình chuyển tiếp kéo dài 2 năm "không phải là câu trả lời". Theo ông, cần nhanh chóng chuyển sang ban lãnh đạo dân sự, có đại diện của tất cả các bên.
Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet kêu gọi Hội đồng quân sự chuyển tiếp bảo vệ nhân quyền, hạn chế việc sử dụng vũ lực đối với những người biểu tình hòa bình ở thủ đô Khartoum.
Phương Hồ (TTXVN)
Theo Tintuc
Lực lượng Phản ứng nhanh Sudan không tham gia Hội đồng Quân sự chuyển tiếp Ngày 12/4, Chỉ huy Lực lượng Phản ứng nhanh (RSF), một bộ phận của quân đội Sudan, đã thông báo từ chối tham gia Hội đồng Quân sự chuyển tiếp, thể chế sẽ lãnh đạo đất nước sau khi lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir. Người đứng đầu ủy ban chính trị của Hội đồng quân sự chuyển tiếp Sudan, ông Omar Zeinalabdin,...