Hội An lọt top 4 thành phố kênh đào nổi tiếng thế giới
Hội An được bình chọn là thành phố kênh đào nổi tiếng đứng thứ 4 trên thế giới.
Được mệnh danh là “Venice của Việt Nam”, Hội An được bình chọn là thành phố kênh đào nổi tiếng đứng thứ 4 trên thế giới.
1. Venice: “Được gọi là “thành phố của nước”, Venice được nối liền với nhau bởi 150 con kênh và hơn 400 cây cầu. Mặc dù đã bị hư hỏng nhiều bởi thời gian và một phần do lượng khách du lịch tới đây càng ngày càng nhiều, nhưng Venice vẫn giữ được sự quyến rũ và lãng mạn của mình. Ở Venice, bạn chỉ có thể di chuyển bằng thuyền dọc theo những con kênh để chiêm ngưỡng những nét kiến trúc độc đáo hai bên bờ kênh.
2. Amsterdam, Hà Lan: Thành phố Amsterdam bắt đầu xây dựng hệ thống kênh đào nổi tiếng vào thế kỷ 17 trong thời kỳ hoàng kim của Hà Lan. Ba kênh chính: Herengracht, Prinsengracht và Keizersgracht tạo ra vành đai đồng tâm xung quanh thành phố, được gọi là grachtengordel. Ngày nay con kênh này dài hơn 100km và sở hữu 1.500 cây cầu được xây dựng khắp nơi.
3. Bruges, Bỉ: Bruges là một trong những thành phố thời trung cổ được bảo tồn tốt nhất ở châu Âu và là điểm đến nổi tiếng nhất ở Bỉ. Trong thời trung cổ, sông Reie đã trở thành mạng lưới kênh rạch cho phép các thương nhân đưa sản phẩm của họ đến thị trường buôn bán rộng lớn. Ngày nay, một chuyến trải nghiệm đi thuyền trên kênh đào nổi tiếng này sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để chiêm ngưỡng những địa điểm đẹp nhất ở Bruges.
4. Hội An, Việt Nam: Được mệnh danh là “Venice của Việt Nam”, Hội An là một thành phố cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam. Nơi đây là một thương cảng quốc tế sầm uất từ thế kỷ 16 của những thuyền buôn trong nước lẫn nước ngoài. Đôi khi, nó được gọi là “Venice của Việt Nam” do những kênh hẹp len lỏi qua một phần của thị trấn cổ.
Video đang HOT
5. Kênh đào Panama: Kênh đào nhân tạo Panama dài 77km đã làm thay đổi quá trình vận chuyển và du lịch bằng cách kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trên một dải đất hẹp ở Panama. Hoàn thành năm 1914, kênh đào Panama cho phép các tàu đi qua một loạt cửa hải quan để đi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại, loại bỏ tuyến đường dài nguy hiểm khi di chuyển quanh Nam Mỹ. Ngày nay, có hơn 14.000 tàu đi qua kênh đào này mỗi năm.
6. Tô Châu, Trung Quốc: Thành phố Tô Châu nằm ở phía đông Trung Quốc trên sông Dương Tử, nổi tiếng với tuyến đường thủy tuyệt đẹp, đồng thời cũng là khu vực giao thông phức tạp và sở hữu những cây cầu đá lịch sử. Nó cũng được biết đến với nghề buôn bán lụa vì gần kênh đào Grand, một trong những tuyến đường thương mại đường thủy lớn nhất thế giới.
7. Nan Madol, quần đảo Micronesia: Nan Madol là một nhóm các hòn đảo nhân tạo nhỏ nằm ngoài khơi bờ biển phía đông đảo Pohnpei. Việc xây dựng các hòn đảo bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 nhưng các kiến trúc cự thạch đặc biệt của Nan Madol được xây dựng từ thế kỷ 12 và 13. Nơi đây được sử dụng làm nơi tổ chức nghi lễ và điều hành chính trị của triều đại Saudeleur trong khoảng 400 năm cho tới khi thành phố bị suy thoái.
8. Bangkok, Thái Lan: Trong lịch sử, người Thái đã sử dụng những con kênh của họ để vận chuyển và giao thương nên Bangkok có biệt danh là “Venice của phương Đông”. Ngày nay, hầu hết các kênh đào đã được san lấp để làm đường đi. Tuy nhiên du khách vẫn có thể trải nghiệm nét đặc sắc của hệ thống kênh đào trên chợ nổi truyền thống ở Klong Damnoen Saduak, tỉnh Ratchaburi hoặc đi thuyền qua trung tâm Bangkok để vào Khlong Saen Saeb.
9. Alappuzha, Ấn Độ: Là một trong những “Venice của phương Đông”, Alappuzha (còn được gọi là Alleppey) là một nơi cổ kính và xinh đẹp có rất nhiều kênh rạch. Thành phố này được kết nối với khu vực Kerala nổi tiếng, du khách có thể thuê một chiếc nhà thuyền để khám phá những đầm lầy trong vài ngày. Du khách cũng có thể được xem cuộc đua thuyền rắn nổi tiếng tranh giải thưởng Nehru danh giá.
10. Stockholm, Thụy Điển: Được gọi là “Venice của phương Bắc”, Stockholm nằm trên 14 hòn đảo và có rất nhiều kênh rạch nên du khách sẽ thấy có thuyền ở khắp mọi nơi. Một cách tuyệt vời để khám phá những con kênh ở Stockholm là thuê một chiếc xuồng hoặc thuyền kayak và dành một giờ đồng hồ chèo chuyền khám phá các “hòn đảo” của thành phố.
Theo ngôi sao
Hội An thu phí vào thăm phố cổ, du khách dọa tẩy chay
"Thật kì cục khi phải nộp phí chỉ để vào một khu phố", là một trong rất nhiều phản ứng của du khách những ngày gần đây tại Hội An.
Thu phí thăm phố cổ Hội An
Ngay sau khi TripAdvisor, một diễn đàn về du lịch có uy tín, đăng tải thông tin rằng chính quyền thành phố Hội An quyết định thay đổi chính sách thu phí thăm quan phố cổ Hội An với mức phí chung là 120.000 VND (khoảng 6 USD) ngay từ khi du khách bắt đầu bước chân vào khu vực này thay vì bán vé từng điểm tham quan riêng lẻ như trước, rất nhiều du khách nước ngoài đã ngay lập tức phản ứng.
Nhiều người tỏ ra tức giận và cho biết sẽ tìm những điểm du lịch khác thân thiện hơn. Một người có tài khoản tên là Timmyruss từ Thái Lan viết: "Thông tin này nghe có vẻ như một trò đùa. Thật đáng buồn cho những người phụ trách du lịch Việt Nam, dường như tiền là mối quan tâm duy nhất của họ. Thu phí gấp đôi đối với du khách nước ngoài vào các khu nhà cổ còn chưa đủ, giờ họ lại còn thu phí ngay khi vào phố cổ. Có nhiều nơi đẹp hơn và hiếu khách hơn nhiều".
Nhiều người cho rằng đây là một mức phí quá đắt. Nickname Harrycat10 viết: "Nếu gia đình gồm 4 thành viên của tôi ở Hội An một tuần và đi tới đó khoảng 10 lần thì sẽ phải mất tới 240 USD tiền phí".
Một du khách Anh cho biết: "Đắt hơn nhiều so với giá vé 1 euro/ngày để vào tham quan một thành phố như Rome, Italia. Họ đang nghĩ gì về Hội An vậy?... Tôi mong các du khách sẽ tẩy chay Hội An trước khi biết được rõ khoản tiền phí này sẽ được dùng để làm gì".
Những du khách yêu mến Hội An ngoài việc tỏ ra thất vọng họ còn đưa ra lời khuyên rằng thu phí là một quyết định không sáng suốt, vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc chi tiêu của du khách khi tới đây.
Một du khách người Australia nói: "Chúng tôi thường nghỉ ở Hội An khoảng 3 tuần mỗi năm, việc thu phí này sẽ làm thay đổi cách chúng tôi tận hưởng và chi tiêu ở đây. Chúng tôi thường ăn ở những nhà hàng khác nhau, tiêu khá nhiều tiền trong các cửa hàng, uống cà phê và nhiều thứ lặt vặt khác.. Đây là một quyết định không sáng suốt".
Đường phố được cho là vắng vẻ do Hội An quyết định thu phí.
Một du khách khác từ Úc cho rằng: "Câu hỏi là: Liệu Việt Nam có còn muồn có nhiều khách du lịch hay không? Hiện tại Việt Nam chỉ có khoảng 5,5 triệu du khách mỗi năm. Trong khi đó, các nước láng giềng như Thái Lan có 57 triệu, Malaysia có 24 triệu, Campuchia có 7 triệu và Singapore có 35 triệu.
Việt Nam vốn đã là một trong những nước thu phí visa cao nhất ở châu Á và bây giờ lại thu phí cả việc vào một "khu phố".. Quyết định thiếu suy nghĩ này chắc chắn sẽ làm giảm số du khách ở phố cổ, gây thiệt hại cho các nhà hàng, quán bar và nhiều loại hình kinh doanh du lịch khác".
Nhiều du khách đang có ý định đến Hội An đã tỏ ra phân vân về việc có nên đến đây hay không. Một du khách Mỹ nói: "Mọi người giờ sẽ không vào phố cổ để ăn tối nữa vì phí visa cao là đã quá đủ rồi. Hy vọng rằng họ sẽ bỏ ý tưởng này trước khi chúng tôi tới vào tháng Năm. Đây là một cách khác để kiếm tiền từ khách du lịch muốn đến đất nước của họ. Họ có thu phí trẻ con không?".
Du khách có nickname Jan T thì nói: "Tôi đã rời Hội An ngày hôm qua, sớm hơn 2 ngày so với dự định cũng vì lý do này. Tôi quá mệt mỏi với việc bị chặn lại và đòi tiền khi đi trong phố cổ".
Một du khách viết: "Trong 7 năm qua, mỗi năm, tôi đều thăm Việt Nam và Hội An, và vài năm gần đây chúng tôi đã biết rằng một điều gì đó như thế này sẽ xảy ra. Chúng tôi mong rằng chính quyền Việt Nam đủ khôn khéo để không giết chết con gà đẻ trứng vàng này...
Là những khách du lịch bình thường, chúng tôi sẽ không trả những khoản phí, thuế vô lý. Hội An không đặc biệt đến vậy, Cố đô Huế cũng không thu phí như thế. Tại sao tôi lại phải bỏ ra 120 nghìn chỉ để ăn một bát Mì Quảng ở trong chợ với giá 20 nghìn? Thật vô lý. Có nhiều điểm đến thú vị khác ở đất nước tuyệt vời này và chúng tôi sẽ đến những nơi đó thay vì Hội An.
Tôi rất tiếc cho các loại hình kinh doanh tại phố cổ, tôi sẽ chẳng uống ở quán Before&Now nữa, không ăn ở nhà hàng Miss Vy, không mua cơm gà của cửa hàng Bà Buội, không ăn bánh mì ở những tiệm nhỏ trong chợ nữa. Tôi hy vọng rằng chính quyền địa phương sẽ nhận ra được điều này trước khi khoản phí trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu phố tuyệt vời này".
Theo Xahoi
Phố cổ Hội An: Đi ăn cũng phải... mua vé Chính sách mua vé tham quan phố cổ khi khách không có nhu cầu tham quan, chỉ muốn vào phố ăn nhà hàng mà vẫn phải trả phí ở Hội An đang khiến nhiều doanh nghiệp du lịch, du khách bức xúc... Thời gian gần đây, tình trạng những chốt bán vé tham quan tại Thành phố du lịch Hội An (Quảng Nam)...