‘Hoa hậu đẹp nhất châu Á’ đóng phim nóng, kết hôn với chồng giàu có nhưng bị phản bội
Nóng vội trong quyết định tìm đến sự nổi tiếng thông qua dòng phim cấp 3, Ông Hồng đã cảm thấy hối hận và hoàn lương.
Nhắc đến nữ thần của thời đại băng giá, ai cũng nghĩ đến Vương Tổ Hiền và Triệu Nhã Chi . Họ đều là người nổi tiếng vì sự quyến rũ chết người. Bên cạnh hai nữ thần đó, còn một mỹ nhân khác với gương mặt thanh tú và thân hình nóng bỏng đã giành quán quân Hoa hậu Châu Á năm 1989 . Cô chính là Ông Hồng. Sau khi đăng quang, cô ký hợp đồng với Đài truyền hình châu Á và ra mắt trong hình ảnh của một cô gái trong sáng.
Ông Hồng sinh ra ở Hong Kong trong một gia đình trí thức. Từ khi còn nhỏ, ấn tượng của cô về cha mẹ chỉ có bốn từ: “vô cùng nghiêm khắc”. Bố mẹ cô đều là giáo viên tại Đại học Thanh Hoa, còn ông nội là một nhà thiết kế vào cuối thời nhà Thanh. Có thể coi gia đình của Ông Hồng là một gia đình khoa bảng. Hồi nhỏ, cả nhà đều hy vọng cô con gái có thể kế thừa truyền thống gia giáo. Khi Ông Hồng 13 tuổi, cô còn được gửi đến Bắc Kinh để học múa.
Mặc dù điều kiện của bản thân rất tốt, Ông Hồng cũng đã liên tiếp nhận một số tác phẩm nhưng đều không có phản hồi tích cực. Vì vậy, cô đã liều mình đưa ra quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời: Miễn có thể được nổi tiếng nhanh chóng thì cô sẽ bất chấp tất cả. Khi Vương Tinh mời cô đóng phim cấp ba Mãn Thanh thập đại khốc hình , cô đã đồng ý. Và chính nhờ bộ phim “phong nguyệt” này, Ông Hồng trở thành “ngôi sao khiêu dâm” nổi tiếng và được đứng trong danh sách top search.
Khi gia đình của Ông Hồng biết chuyện cô đã đi theo con đường tắt đáng xấu hổ như vậy, họ đã tức giận và quát mắng cô thậm tệ. Những bậc cha mẹ có tư tưởng bảo thủ hoàn toàn không chấp nhận được hành động của con gái mình và họ gần như cắt đứt quan hệ huyết thống. Nhưng không vì thế mà Ông Hồng chịu dừng lại.
Thậm chí sự nghiệp quay phim của cô còn thuận tiện hơn nữa. Cô nhận nhiều cảnh hơn trong các bộ phim như Tây du ký – Trư Bát Giới, Trạng sư Tống Thế Kiệt , Tứ đại tài tử , v.v. Cô dần tạo dựng một hình ảnh nữ diễn viên chuyên tâm trong công việc. Nhân vật của Ông Hồng luôn tự do và phóng khoáng. Cô không bao giờ phủ nhận hay giấu diếm việc mình đã đóng những bộ phim khiêu dâm và đối mặt với chúng một cách rất bình tĩnh. Có lẽ đây là cách mà cô được rất nhiều người hâm mộ.
Ông Hồng gặp người chồng đầu tiên Ngũ Vỹ Kiệt khi anh đang ở đỉnh cao phong độ. Ngũ Vỹ Kiệt khi đó là chủ một sòng bạc, có đủ quyền thế và tiền tài. Ngay cả đám cưới của họ cũng được tổ chức trong một tòa cung điện nguy nga. Quãng thời gian êm ấm chẳng kéo dài, cuộc hôn nhân chỉ đi đến 2 năm thì dừng lại. Ông Hồng bị buộc phải ly hôn với Ngũ Vỹ Kiệt và bị đuổi ra khỏi nhà. Không lâu sau cuộc hôn nhân thất bại này, cô gặp người chồng hiện tại là Lưu Quán Đình.
Tương tự người chồng cũ, Lưu Quán Đình cũng là một người có địa vị cao. Năm 2007, cả hai người đến Hoa Kỳ để đăng ký kết hôn mà không hề nói cho bất kỳ ai biết. Không lâu sau, Ông Hồng sinh ra một cô con gái là kết tinh tình yêu giữa hai người họ. Hiện tại, Ông Hồng ở độ 51 tuổi đã kiếm tìm cho mình một người chồng yêu thương thật lòng và một cô con gái xinh xắn. Hạnh phúc với cô thế là đủ.
10 đại học tốt nhất châu Á năm 2021
Đại học Quốc gia Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2021 của QS, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đứng thứ hai.
2021 là năm thứ ba liên tiếp Đại học Quốc gia Singapore (NUS) được đánh giá tốt nhất châu Á. QS cho trường điểm tuyệt đối 100 sau khi đánh giá 11 tiêu chí gồm: danh tiếng học thuật, danh tiếng với nhà tuyển dụng, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên, chỉ số trích dẫn trên mỗi bài báo, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, tỷ lệ giảng viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên quốc tế, sinh viên trao đổi trong nước, sinh viên trao đổi nước ngoài.
Đại học Quốc gia Singapore năm thứ ba liên tiếp đứng số 1 châu Á. Ảnh: Shutterstock.
Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tăng hai bậc so với năm ngoái để vươn lên vị trí thứ hai, đẩy trường Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) xuống thứ ba. Điểm đánh giá dành cho hai trường này lần lượt là 98,47 và 98,16.
Xếp thứ tư trong bảng xếp hạng là ngôi trường lâu đời nhất Hong Kong - Đại học Hong Kong. QS dành cho ngôi trường định hướng nghiên cứu này 97,95 điểm.
Ba vị trí tiếp theo đều là đại diện đến từ Trung Quốc đại lục, gồm Đại học Chiết Giang (thứ 5), Phục Đán (6) và Bắc Kinh (7). Những cái tên còn lại trong top 10 bao gồm: Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (8), Đại học Malaya - UM của Malaysia (9) và Đại học Giao thông Thượng Hải (10). Trong đó, UM và Giao thông Thượng Hải lần đầu lọt vào top 10.
Các trường trong top 10 có điểm chung là danh tiếng về học thuật và danh tiếng với nhà tuyển dụng rất lớn. Hai tiêu chí này chiếm trọng số lên tới 50% nên điểm đánh giá chung rất cao.
Điểm đánh giá top 10 đại học châu Á năm 2020, theo QS.
Năm nay, tổ chức giáo dục QS của Anh xếp hạng 634 đại học châu Á, nhiều hơn năm ngoái 84 trường. Việt Nam có 11 trường góp mặt gồm: Đại học Quốc gia TP HCM (hạng 158), Đại học Quốc gia Hà Nội (160), Tôn Đức Thắng (163), Bách khoa Hà Nội (nhóm 301-350), Duy Tân (351-400), Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng (401-450), Đại học Cần Thơ (451-500), Sư phạm Hà Nội (nhóm 551-600), Công nghiệp TP HCM và Kinh tế TP HCM (nhóm 601 ).
Trung Quốc 'ném đá dò đường' chính quyền Biden Bắc Kinh được cho là sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính quyền mới của Mỹ, nhằm hạn chế những cú sốc có thể gây rạn nứt thêm quan hệ song phương. Khi kỳ vọng tăng lên về khả năng thiết lập lại quan hệ Mỹ - Trung, các cựu quan chức tình báo và giới phân tích chính sách đối...