Hỗ trợ tiền ăn, nhà ở cho học sinh THPT vùng khó
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký quyết định quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, những đối tượng này sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở.
Quyết định này quy định chính sách hỗ trợ học sinh (HS) THPT là người dân tộc thiểu số, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo ở xã, thôn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đáp ứng các điều kiện: Đang học cấp THPT tại trường THPT hoặc trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông) thuộc loại hình công lập; Bản thân bố, mẹ, hoặc người giám hộ có hộ khẩu có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn, có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Do nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, nên không thể đến trường và trở về trong ngày, phải ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập.
Mức hỗ trợ cụ thể như sau: Đối với tiền ăn mỗi tháng được hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/HS. Với tiền nhà ở thì mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/HS. Việc hỗ trợ tiền nhà ở chỉ áp dụng cho đối tượng HS tự túc chỗ ở. Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2013.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 85/2010/QĐ-TTG ban hành một số chính sách hỗ trợ HS bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Tuy nhiên, chính sách này chưa đề cập đến việc hỗ trợ học sinh THPT vùng khó khi theo học bán trú, nội trú. Việc bổ sung đối tượng này được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ thúc đẩy số lượng HS vùng khó đến với cấp học THPT.
Video đang HOT
Được biết, Lai Châu là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình nội trú đối với HS bậc THPT. Từ mô hình này, không chỉ duy trì tỷ lệ tốt nghiệp THPT mà tỷ lệ đỗ cao đẳng, đại học của tỉnh ngày càng tăng.
S.H
Theo dân trí
800 tỷ đồng trùng tu di tích Cố đô Huế
Thủ tướng vừa phê duyệt chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế từ năm 2013 đến 2020 với mức đầu tư 800 tỷ đồng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, ngày 12/12 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị di tích này.
Cố đô Huế là địa phương đang được Chính phủ quan tâm đầu tư trùng tu để gìn giữ và phát triển di sản văn hóa của nhân loại. Ảnh: Nguyễn Đông
Quyết định ghi rõ, bổ sung có mục tiêu cho Thừa Thiên - Huế từ năm 2013 đến 2020 với tổng mức 800 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 100 tỷ đồng. Riêng năm 2013 do ngân sách khó khăn nên bố trí hỗ trợ 50 tỷ đồng các năm sau tùy điều kiện ngân sách sẽ bố trí tăng thêm để đảm bảo tổng mức hỗ trợ như trên.
Thủ tướng cũng giao các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế bố trí vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn đến năm 2020 theo nguyên tắc năm sau cao hơn năm trước để thực hiện các dự án đồng thời bổ sung nguồn vốn từ nguồn thu ngân sách vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để cùng với ngân sách địa phương đảm bảo vốn đối ứng, ngân sách trung ương hỗ trợ việc thực hiện đề án.
Việc trùng tu di tích nhằm quảng bá di sản Cố đô Huế đến với du khách trong và ngoài nước. Trong ảnh, du khách tham quan di tích Cửu đỉnh. Ảnh: Nguyễn Đông
"Thừa Thiên - Huế là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng cơ chế này và được Thủ tướng phê duyệt. Có thể nói, đây là quyết định rất quan trọng của Chính phủ nhằm đảm bảo thực hiện thành công đề án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, giai đoạn 2010-2020", ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, toàn bộ nguồn kinh phí này sẽ được dùng để trùng tu di tích cố đô Huế đã được Chính phủ thông qua, trong đó có Ngọ Môn, Đông Khuyết Đài, hành lang Tử Cấm thành, Xung khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ của lăng vua Tự Đức, Điện Gia thành của lăng vua Gia Long...
Trước đây mỗi năm Thừa Thiên - Huế có 20-25 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và khoảng 30 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để trùng tu di tích. "Đây là lần đầu tiên có được nguồn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, ngoài ra còn có thêm cơ chế về nguồn vốn ODA...", ông Hải cho biết thêm.
Theo VNE
Nhiều thách thức mới trong giảm nghèo đô thị Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ nghèo đô thị tại các thành phố lớn của Việt Nam đã ở mức thấp nếu xét đơn thuần theo các tiêu chí thu nhập. Tuy nhiên, khi nhìn dưới góc độ nghèo đa chiều, tình trạng nghèo đô thị trầm trọng hơn nhiều qua đánh giá chi phí cuộc sống,...