Hồ sơ bóng đá: Dự án mở rộng sân Etihad sắp được khởi công: Khi Man City lách luật
Man City đã chính thức nộp bản đề án cải tạo sân Etihad để tăng sức chứa lên 62.000 chỗ ngồi, đứng thứ 2 ở Premier League. Đương nhiên ý đồ thực sự của Ban lãnh đạo Man “xanh” không phải là kiếm thêm chút tiền bán vé, mà là để đối phó với Luật Công bằng Tài chính của UEFA.
Bình thường…
Sân vận động luôn là yếu tố then chốt trong kế hoạch phát triển dài hạn của một đội bóng. Sân đấu lớn sẽ giúp thu hút nhiều khán giả (tất nhiên là nếu CLB đó thi đấu tốt), trực tiếp giúp gia tăng doanh thu từ vé vào cửa và gián tiếp cải thiện giá trị của các bản hợp đồng tài trợ cũng như quảng cáo, ấy là chưa kể đến tác động nâng cao tầm vóc của đội bóng. Các CLB lớn ở châu Âu như Real, Barca, Bayern, Dortmund…. có đội nào thi đấu trên sân bóng nhỏ không? Chẳng thế mà Arsenal dù phải vay nợ đầm đìa cũng nhất quyết bỏ sân Highbury có chưa đầy 40.000 chỗ ngồi để đầu tư tiền xây sân Emirates có hơn 60.000 chỗ, ngoài ra những Chelsea, Liverpool hay Tottenham đều có dự định xây mới hay ít nhất là cải tạo địa điểm thi đấu của mình. Nhìn rộng ra một chút, việc sở hữu SVĐ riêng đã có đóng góp không nhỏ vào thành công rực rỡ của Juventus ở Serie A trong vài năm gần đây và không phải ngẫu nhiên mà hai đội bóng thành Milan đang vật vã tìm cách chuyển sân San Siro/Giuseppe Meazza sang sở hữu tư thay vì sở hữu công như hiện tại.
Hình ảnh sân vận động Etihad với sức chứa hơn 62.000 người
Video đang HOT
Nếu cứ chiếu theo logic thông thường như thế thì dự án mở rộng sân Etihad của Man City đúng là đầy cơ sở khoa học. Họ đường đường là nhà VĐ Premier League 2012, là ứng viên sáng giá bậc nhất cho ngai vàng giải Ngoại hạng mùa giải này, là khách quen của Champions League trong vài mùa bóng trở lại đây, thế mà hàng tuần lại chơi bóng trên một SVĐ không đến 50.000 chỗ hay sao? Nhất là khi ông chủ Sheikh Mansour không thiếu, cực kỳ không thiếu tiền. Theo bản kế hoạch vừa được Man “xanh” chính thức đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền thì trước mắt sân Etihad sẽ được tăng thêm khoảng 15.000 chỗ, nâng sức chứa từ 48.000 lên 62.170 người. Dự kiến các thủ tục xây dựng có thể được bắt đầu vào tháng 2/2014 và sau khi hoàn thành thì sân bóng này còn có thể được nâng cấp một lần nữa và tổng số ghế sẽ chạm mức 70.000, nghĩa là chỉ kém Old Trafford của kình địch M.U có 6.000 chỗ thôi. Như thế thì mới xứng tầm CLB lớn của thành Manchester chứ?
… và bất thường
Tuy nhiên Man City vốn là một CLB được vận hành không theo lẽ thường. Không giống như Chelsea (trước khi Abramovich đến, The Blues ít nhất cũng đã nằm trong tốp 4-5 đội mạnh nhất giải Ngoại hạng), Man City vụt lớn chỉ sau một đêm nhờ hàng tỷ bảng tiền đầu tư của các tỷ phú Ả Rập. Không giống như Arsenal hay M.U, Man City là tập hợp vội vã của những ngôi sao vốn không chung một triết lý bóng đá, là nơi mà uy quyền tối thượng của HLV trở thành điều xa xỉ. Ngay cả cái cách Man xanh lên ngôi vô địch nước Anh năm 2012 cũng chẳng giống ai: trong lịch sử 20 năm của Premier League, chưa có CLB nào đăng quang đúng vào giây cuối cùng của phút bù giờ cuối cùng như thế cả.
Thế nên sẽ là không hợp lý nếu sử dụng những logic bình thường để phân tích cách thức hoạt động của nửa xanh thành Manchester. Đúng là một sân bóng lớn hơn sẽ giúp cải thiện doanh thu bán vé, nhưng mức tăng đó thực sự không đáng kể so với quy mô của Man City. Căn cứ vào báo cáo tài chính mùa giải 2011/12, City chỉ kiếm được có 21,9 triệu bảng từ các hoạt động liên quan đến trận đấu (tiền vé, bán đồ lưu niệm & ăn uống và các dịch vụ khác), quá nhỏ so với con số “khủng” 99 triệu của kình địch M.U. Như vậy, nếu lượng khán giả đến sân Etihad tăng khoảng 30% đi chăng nữa (từ 47.000 lên 62.000, ấy là giả sử tất cả các chỗ ngồi mới đều được lấp kín) thì doanh thu của Man xanh cũng chỉ nhích lên thêm xấp xỉ 7 triệu bảng (=21,9 x 0,3) mà thôi. 7 triệu bảng ấy nghe thì to, nhưng so với tổng thu nhập 285,6 triệu bảng của họ trong năm tài chính gần nhất thì quá nhỏ (chiếm khoảng 2,5%). 7 triệu bảng thậm chí còn chưa đủ để trả lương cho Yaya Toure trong một năm và nếu quy đổi theo giá trị chuyển nhượng cầu thủ thì chắc sẽ tương đương với… một chân của Sergio Aguero, tiền đạo có giá khoảng 35-40 triệu bảng.
Lách luật kiểu Man xanh
Vậy tại sao Man City lại phải mất công theo đuổi một dự án dài hơi, tốn kém như thế chỉ để đổi lấy vài triệu bảng mỗi năm? Tất nhiên bộ óc của những nhà điều hành Man xanh không phải tầm thường và họ không bao giờ làm điều vô ích. Lợi ích trước mắt về mặt vật chất (số khán giả, tiền bán vé…) mà sân Etihad mới mang lại chưa phải quá nhiều, nhưng thu hoạch vô hình của nó lại cực lớn. Hiện tại, quyền đặt tên sân nhà của Man City đã được hãng định giá hàng đầu thế giới American Appraisal ước tính có giá trị khoảng 18 triệu bảng mỗi năm, tức còn nhỉnh hơn M.U (17 triệu bảng) một chút xíu. Sau này, khi Etihad được nâng cấp, quyền đặt tên cho nó hiển nhiên còn có giá cao hơn chứ? 30-40 triệu bảng/năm chẳng hạn. Có ai đồng ý trả số tiền đó hay không cũng chẳng quan trọng, bởi Sheik Mansour và tập đoàn đầu tư Abu Dhabi (ADUG) đã sẵn sàng đứng ra thanh toán thông qua một bên thứ ba nào đó, Etihad Airways cũng được mà Virgin Galactic, Daimler, Sky News Arabia (những công ty khác thuộc quyền sở hữu của Sheikh Mansour) cũng thế thôi. Nhà tài phiệt Ả Rập này chỉ cần một lý lẽ để giải thích với cơ quan giám sát tài chính của UEFA rằng: “Đấy, các ông cứ điều tra nữa đi, cứ cho rằng chúng tôi cố tình nâng giá trị quyền đặt tên SVĐ của Man City lên để lén lút bơm tiền cho đội bóng nữa đi. Bây giờ chúng tôi cải tạo sân rồi, sân bóng mới cũng xứng đáng được trả giá cao hơn chứ hả?”.
Chủ tịch UEFA Michel Platini
Cuối cùng, Luật Công bằng Tài chính của UEFA đã nêu rõ rằng các khoản đầu tư “lành mạnh” như nâng cấp sân vận động, cơ sở tập luyện cũng như khấu hao tài sản cố định đều sẽ được khấu trừ khỏi số tiền thua lỗ dùng làm cơ sở xác định án phạt. Nghĩa là, nếu khôn khéo, Man xanh hoàn toàn có thể khai tăng chi phí thi công sân Etihad lên một chút (từ 50 lên thành 70 triệu bảng chẳng hạn), giúp giảm mức thua lỗ đi một chút và khiến họ dễ thở hơn một chút trước áp lực từ Luật Công bằng Tài chính. Mà làm gì có tỷ phú (và bộ sậu của họ) nào là kẻ ngốc….
Năm 2011, Man City từng ký vào một bản hợp đồng tài trợ có giá trị khổng lồ với Etihad Airways. Theo đó, hãng hàng không này sẽ trả cho Man xanh 400 triệu bảng để đổi lấy quyền đặt tên sân và quảng cáo trên áo đấu. Đây là con số rất khủng khiếp so với mặt bằng chung ở Premier League (cần nhớ rằng Arsenal cũng chỉ kiếm được khoảng 90 triệu bảng từ Emirates thôi) UEFA đã nhiều lần tiến hành điều tra nghi án các ông chủ Ả Rập gián tiếp bơm tiền cho Man City thông qua việc “thổi giá” HĐ tài trợ. Tuy nhiên đã trải qua xấp xỉ 3 năm với rất nhiều cuộc họp mà UEFA vẫn chưa thể chứng minh rằng khâu định giá quyền đặt tên sân Etihad là phi lý, và với dự án nâng cấp sân bóng lần này thì có lẽ Man xanh đã khiến UEFA phải hoàn toàn im lặng.
Theo VNE
Ông chủ Man City bao trọn Disneyland
Để có được một không gian vui chơi riêng tư và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các con, ông chủ Man City, Sheikh Mansour đã bỏ tiền thuê trọn công viên Disneyland Paris trong một vài giờ đồng hồ.
"Tiền không phải là vấn đề với Sheikh Mansour. Nếu ông ấy muốn thứ gì, ông ấy đều sử dụng sức mạnh của nó". Mansour, 42 tuổi, với tổng giá trị tài sản ước tính 20 tỷ bảng, là người rất mực thương yêu 4 đứa con của mình. Tuy nhiên, ông chủ sở hữu Man xanh không phải là người đầu tiên làm việc tiêu tốn cả đống tiền này. Trước đó gần đây nhất vào cuối tháng 04/2013, nữ diva Mariah Carey đã đã thuê trọn công viên giải trí Disneyland ở Anaheim, California trong 1 ngày để tổ chức tiệc kỷ niệm 5 năm ngày cưới với người chồng Nick Cannon và 2 con.
Theo VNE
Mặc Man City mua sắm thả phanh, ông chủ Sheikh Mansour vẫn kiếm hàng tỉ bảng Mặc dù chi rất nhiều tiền cho Man City trong những năm qua nhưng tài sản của ông chủ Sheikh Mansour vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Riêng trong mùa hè này, số tiền ông chủ Sheikh Mansour bỏ ra cho Man City mua sắm đã xấp xỉ 100 triệu bảng (khoảng 3.300 tỷ đồng). Tuy nhiên, con số này có vẻ không...