Hình ảnh lãnh đạo cấp cao các nước đến Hà Nội dự WEF ASEAN 2018
Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Việt Nam quy tụ được nhiều nguyên thủ của các quốc gia ASEAN, lãnh đạo cấp cao của các nước đối tác và khoảng 1.000 đại diện các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp ASEAN và quốc tế, cùng với khoảng 800 doanh nghiệp trong nước tham dự.
Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe nhân dịp sang Việt Nam tham dự Hội nghị WEF ASEAN từ ngày 11 – 13/9. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đánh giá cao những thành tựu vượt bậc mà Việt Nam đã đạt được. Đồng thời bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ giữa Đảng cầm quyền tại Sri Lanka và Đảng ta và khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là tại Liên Hợp Quốc và Phong trào Không liên kết. Ảnh: TTXVN.
Cũng trong ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đón Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sang tham dự WEF ASEAN 2018 tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Lễ đón Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Video đang HOT
Đại sứ Thongsavanh Phomvihane cùng các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Lào tại Việt Nam đón Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh (bên trái) đón Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith (giữa) tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Quang cảnh Lễ đón Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đón Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đến chào xã giao nhân dịp sang Việt Nam dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 và cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 10. Ảnh: VGP.
Bộ trưởng Taro Kono bày tỏ vui mừng được quay lại Hà Nội sau 27 năm, đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và tham dự các hoạt động của Hội nghị WEF ASEAN tại Việt Nam; bày tỏ mong muốn đóng góp vào thành công của Hội nghị và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản. Ảnh: VGP.
Cũng trong chiều 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha, Trưởng đoàn Hàn Quốc tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018. Ảnh: VGP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Chính phủ Hàn Quốc cử đoàn sang tham dự và đóng góp vào thành công của Hội nghị WEF ASEAN. Ảnh: VGP.
Theo Văn Sinh (KInh tế Đô thị)
Khu vực Ấn Độ Dương là định mệnh của thế kỷ 21
Hội thảo Ấn Độ Dương lần thứ 3 với chủ đề "Hướng tới xây dựng cấu trúc an ninh khu vực", tổ chức ngày 27 - 28.8 tại Hà Nội thảo luận các vấn đề kinh tế, thương mại, an ninh trong cấu trúc khu vực đang định hình hướng tới duy trì hòa bình, ổn định, phát triển cũng như tính kết nối của khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương.
Phiên khai mạc Hội thảo Ấn Độ Dương lần thứ 3. Ảnh: P.V
Tầm quan trọng vượt khỏi phạm vi Ấn Độ Dương
Trong phiên khai mạc hội thảo, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe nhấn mạnh, khu vực Ấn Độ Dương là định mệnh của thế kỷ 21, đồng thời, đây chính là thời điểm quan trọng của khu vực để hướng đến biển và đây cũng là cơ hội để Châu Á thúc đẩy mô hình của mình.
Nhà lãnh đạo Sri Lanka chỉ ra 5 xu thế lớn, là yếu tố bản lề định hình sự thịnh vượng và phát triển kinh tế trên toàn thế giới và nhấn mạnh: "Ấn Độ Dương là đại dương của tương lai, là cái nôi của những quốc gia hàng hải và ngày nay đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thế giới mới. Cần tìm cách đáp lại hiệu quả trước những biến đổi địa chính trị khu vực, trong đó, những phát triển mới cần mang tính đa phương, tính đến bản sắc của Ấn Độ Dương. Trong việc hình thành cấu trúc khu vực mới cũng cần có sự tham gia của tất cả các quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia có lợi ích ở khu vực".
Tại hội thảo, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj khẳng định, kết nối Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương nói chung, Ấn Độ - ASEAN và Việt Nam nói riêng không chỉ là kết nối trên biển mà còn là sự chia sẻ về tầm nhìn. "Với sự dịch chuyển phía đông của nền kinh tế thế giới, Ấn Độ Dương nằm ở trung tâm của thế kỷ Châu Á. Tầm quan trọng về kinh tế và vai trò của Ấn Độ Dương trong việc thúc đẩy phát triển là một điều đã được khẳng định... Đây là vùng biển mà tầm quan trọng đã vượt ra ngoài bờ biển của nó"- Ngoại trưởng Sushma Swaraj nhấn mạnh.
Theo bà Sushma Swaraj, trước những mối đe dọa an ninh, đe dọa môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường hợp tác là điều quan trọng với tất cả các đối tượng hưởng lợi từ khu vực. "Tất cả đều phải có trách nhiệm. Chỉ có thông qua hành động chung mới có thể giải quyết các thách thức này" - bà nói.
Những thành tố cơ bản
Nhận định việc xây dựng một cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương là chuyện không hề đơn giản, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói và cho rằng, để đảm bảo hoà bình, an ninh và thịnh vượng, cấu trúc khu vực như vậy cần các thành tố cơ bản mà trước tiên là phải được xây dựng trên nguyên tắc mở, bao trùm, hòa bình, hợp tác và phát triển. Thêm vào đó, cấu trúc phải dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm cả tự do hàng hải và dòng chảy thương mại liên tục, bên cạnh các quy định khác.
"Là một quốc gia ven biển và là thành viên UNCLOS, Việt Nam coi việc thực thi UNCLOS đầy đủ và có thiện chí của từng quốc gia thành viên là hòn đá tảng cho việc duy trì trật tự trên biển dựa trên pháp luật, bao gồm việc giải quyết các bất đồng, tranh chấp trên biển" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thành tố thứ 3 theo Phó Thủ tướng, vai trò trung tâm của ASEAN là điểm mấu chốt của bất kỳ cấu trúc khu vực nào. Cuối cùng, các sáng kiến hợp tác, kết nối cần được triển khai trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, tạo điều kiện xây dựng lòng tin và thúc đẩy các bên cùng có lợi.
Chia sẻ với ý kiến này, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan khẳng định: "Ấn Độ Dương vẫn và sẽ luôn là mấu chốt quan trọng cho sự ổn định, phồn vinh khu vực. Hàng hải luôn và sẽ ngày càng có tầm quan trọng với thế giới. Chúng tôi thực sự mong muốn 1 khu vực có cấu trúc khu vực mở và tự do. Chúng ta cần có chương trình nghị sự rõ ràng, dựa trên luật lệ. Nếu làm được điều này, Ấn Độ Dương sẽ là cái nôi động lực cho kỷ nguyên phát triển mới trên thế giới".
HÀ LIÊN
Theo Laodong
Chuyên gia Ấn Độ: WEF ASEAN 2018 sẽ đưa hình ảnh Việt Nam ra khắp thế giới Theo giáo sư Faisal Ahmed, Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 sẽ khiến Việt Nam được quốc tế chú ý nhiều hơn và hình ảnh về Việt Nam sẽ được quảng bá tới khắp thế giới. Giáo sư-tiến sỹ Faisal Ahmed, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế quốc tế tại trường Quản lý FORE, là trường đầu ngành về...