Hệ sinh thái quý hiếm ở nơi được mệnh danh ‘lá phổi xanh’ của TP Tam Kỳ
Sông Đầm được ví như lá phổi xanh của TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Nơi đây có hệ sinh thái vô cùng phong phú với gần 500 loài động, thực vật.
Sông Đầm (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) có diện tích mặt nước khoảng 200ha, tổng lưu vực hồ, bao gồm cả những làng xung quanh khoảng 650ha. Sông Đầm có hệ sinh thái nước ngọt đa dạng, phong phú đặc trưng của khu vực Nam Trung Bộ.
Vị trí sông Đầm cách Biển Đông khoảng 1km, gắn với Địa đạo Kỳ Anh – một trong những di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và hướng đến hình thành quần thể di tích Địa đạo Kỳ Anh – Bãi Sậy Sông Đầm trong tương lai.
Theo Quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sông Đầm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đô thị sinh thái Tam Kỳ.
Hiện nay, người dân ven sông Đầm tận dụng rào một số vị trí ven bờ để nuôi gia súc, gia cầm nhằm tăng thu nhập.
Thời gian gần đây cò nhạn, hay còn gọi là cò ốc, tên khoa học là Anatomus oscitans, về kiếm thức ăn góp phần làm phong phú thêm hệ sinh thái sông Đầm. Đây là loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, sông Đầm có 81 loài thuộc 53 họ và 20 bộ động vật có xương sống; 214 loài động vật không xương sống và 211 loài côn trùng.
Cùng với hệ sinh thái động vật phong phú, sông Đầm còn có 170 loài thực vật thuộc 74 họ khác nhau, đặc trưng của hệ thực vật là các loài cây ngập nước.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Minh Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ, để bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái và đa dạng sinh học sông Đầm, thời gian qua TP luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản và kiểm soát chặt nguồn nước đầu vào.
Hằng năm, TP hỗ trợ kinh phí và tuyên truyền, hướng dẫn người dân trồng sen quanh sông Đầm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo cảnh quan phục vụ du lịch, với diện tích khoảng 15ha/năm.
TP quan tâm, bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái sông Đầm, yêu cầu lực lượng công an các địa phương xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú (địa phận các địa phương có sông Đầm) thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp xung điện đánh bắt thủy sản trái phép, săn bắt các loài chim hoang dã và di cư tại sông Đầm.
Với hệ sinh thái dưới nước phong phú, sông Đầm là nơi khai thác các loại cá, tôm… nuôi sống hàng chục ngàn người dân sinh sống xung quanh.
Giai đoạn 2020-2026, tỉnh Quảng Nam dành kinh phí 8,9 tỉ đồng để trồng và phục hồi hệ sinh thái sông Đầm. Dự án trồng cây, phục hồi hệ sinh thái sông Đầm trên diện tích khoảng 22ha, với nhiều chủng loại bản địa như: vừng, tre đồng, cừa, sậy, dừa nước…
Để thực hiện dự án, TP đã vận động nhân dân hiến đất với tổng giá trị hơn 12,3ha.
Ngoài ra, TP trích ngân sách hơn 5,3 tỉ đồng để trồng 3,8 ha các loại cây bán ngập nước như: Tràm ta, dừa nước và trồng 605 cây lộc vừng, mù u, cừa, sưa dọc hai bên bờ sông Đầm.
Hiện nay, dự án đang tiếp tục thực hiện, sông Đầm dần được phủ màu xanh tự nhiên.
Ngày 1-4 hằng năm, TP Tam Kỳ tổ chức Lễ phát động bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước và phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm sông Đầm.
Tuần du lịch sông Đầm gắn với Địa đạo Kỳ Anh vào tháng 5 (hằng năm) để du khách tìm hiểu, trải nghiệm trên sông Đầm.
Năm 2023, tổng số lượng thủy sản đã thả tại sông Đầm gần 30.000 con cá các loại như: Cá trắm cỏ, cá trôi, cá rô đồng,…
Đồng thời, TP Tam Kỳ đã phát động, ký cam kết của nhân dân khu vực ven bờ về cấm đánh tận diệt, cấm đánh bắt xung điện và săn bắt chim trời ở Sông Đầm.
Ngoài ra, TP cũng phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều sự kiện, chương trình nhằm bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái Sông Đầm.
Để phát huy giá trị di tích quốc gia địa đạo Kỳ Anh gắn với phục vụ du lịch bãi Sậy, sông Đầm, TP Tam Kỳ đề xuất cấp kinh phí 118 tỉ đồng xây dựng hạ tầng.
Bao phủ bởi màu xanh, sông Đầm là nơi yêu thích của những người thích du lịch sinh thái, chụp ảnh nghệ thuật.
Phối cảnh không gian sông Đầm
Cụ thể, TP Tam Kỳ đề xuất 3 tỉ đồng xây dựng nhà đón tiếp kết hợp với vệ sinh, bãi đỗ xe, trồng cây xanh; tôn tạo hai giếng khu vực đình Vĩnh Bình, xây dựng đoạn bê tông mới kết nối giao thông; trùng tu nhà liệt sĩ Phạm Sỹ Thuyết với kinh phí 15 tỉ đồng; làm đường hầm từ nhà liệt sĩ Thuyến ra sông Đầm 15 tỉ đồng…
TP đề xuất khoản dự chi nhiều nhất 85 tỉ đồng dành cho đường vành đai sinh thái quanh sông Đầm dài khoảng 10,5 km, thời gian thực hiện trong năm 2024.
Bảo tồn hệ sinh thái Tràm Chim để hút khách du lịch
Vườn Quốc gia Tràm Chim có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ động thực vật nằm trong sách Đỏ, đặc biệt là Sếu đầu đỏ vô cùng quý hiếm.
Ngày 03.10, UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2021-2030.
Vườn Quốc gia Tràm Chim Ảnh: Du lịch Đồng Tháp
Trong phương án này, doanh thu từ một số hoạt động sẽ dùng để phục vụ trở lại công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, có diện tích gần 7500ha, là mô hình thu nhỏ đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, với hệ sinh thái đa dạng, mang đầy đủ những nét đặc trưng của miền Tây sông nước.
Vườn Quốc gia Tràm Chim Ảnh: TC
Vườn Quốc gia là nơi phát triển của thảm thực vật phong phú, đa dạng với hơn 130 loài khác nhau nổi bật là sen, sung, lúa ma, cỏ ống,...Đây cũng là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, đặc biệt trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm cần được bảo tồn như: te vàng, bồ nông, gà đãy, java và Sếu đầu đỏ - một tài sản thiên nhiên vô giá của vườn Quốc gia.
Sếu đầu đỏ đi di trú đến Tràm Chim Ảnh: Báo Đồng Tháp
Nhờ việc chú trọng việc khai thác bền vững lợi thế thiên nhiên ban tặng, cùng với công tác bảo tồn được ban quản lý vườn Quốc gia đặc biệt quan tâm, nên lượng du khách ghé thăm ngày càng tăng, trở thành điểm du lịch tiêu biểu của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2022.
Đến với Tràm Chim, bạn sẽ đươc ngồi xuồng lướt trên dòng kênh xanh mát, len lỏi qua đồng sen, đồng lúa thơm, đồng cỏ năng rập rờn hay đi dưới những tán tràm xanh ngát. Và thêm nữa là ngắm nhìn đủ loài chim bay lượn kiếm mồi, xôn xao gọi đàn,... tất cả tạo nên một cảnh tượng hoang sơ, thanh bình.
Trải nghiệm bắt cá trên cánh đồng năng ở vườn Quốc gia Tràm Chim Ảnh: Hồng Lan
Vào mỗi thời điểm, Tràm Chim lại mang một nét đẹp riêng. Thời điểm đẹp nhất để đến đây là vào mùa nước nổi, từ tháng 9 đến tháng 12. Lúc này, các loài chim sinh sôi, tụ họp về đây; bốn bề là nước, cây cối xanh tốt và hoa sen đua nở ngát hương.
Đến vào mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 6, sẽ là dịp để du khách ngắm những đàn sếu đầu đỏ quý hiếm hoặc chiêm ngưỡng sắc vàng rực rỡ mùa hoa hoàng đầu ấn từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm sau.
Du khách tham quan và chụp ảnh với sắc vàng của hoa hoàng đầu ấn. Ảnh: LT
Sau khi Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim được phê duyệt, chắc hẳn vườn Quốc gia Tràm Chim sẽ là một điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước để khám phá và trải nghiệm những nét đặc trưng của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.
Khai thác hiệu quả và bảo tồn bán đảo Sơn Trà Bán đảo Sơn Trà được xem là 'lá phổi xanh' của TP Đà Nẵng với hệ sinh thái động thực vật rất đa dạng. Du khách đến với bán đảo Sơn Trà ngày càng nhiều, nhưng cũng từ đó đặt ra bài toán phát triển bền vững khu vực này. Cắm chốt, bố trí nhân viên ngăn chặn hành động gây hại đối...