Hàng xóm chê tôi “nấu cám cho con ăn” nhưng ngày nào cũng cầm bát sang xin về cho cháu
Miệng thì chê nhưng ngày nào cũng cầm bát sang xin đều đều.
Chắc là ai đang chăm con nhỏ đều sẽ có đôi lần va chạm với mấy bà hàng xóm. Tôi là đứa ít khi giao lưu với láng giềng ấy vậy mà đợt này cũng không tránh nổi.
Tôi sinh đứa thứ 2 cách đứa đầu đúng tròn 10 năm mà chỉ có vỏn vẹn 10 năm thôi cách nuôi 1 đứ.a tr.ẻ nó đã khác rất nhiều. Đấy là cùng 1 mẹ, chỉ là cách nhau khoảng thời gian hơi dài chút thôi mà đã khác biệt lớn đến thế thì các bà, các mẹ nuôi con cách đây cả mấy chục năm tất nhiên không thể giống nhau được rồi.
Bởi vậy mới nói, thế hệ đi trước đừng bắt các mẹ đang nuôi con nhỏ hiện tại phải nuôi con giống mình ngày xưa. Hoàn cảnh không giống, điều kiện kinh tế cũng không giống thì sao lại cứ lôi cái câu “ngày xưa tao nuôi con” ra để nói làm gì.
Tôi được cái may mắn là mẹ chồng tôi tân tiến lắm, bà kệ tôi muốn nuôi con kiểu gì thì nuôi nhưng những người như thế không hiểu sao người ta lại biết rất nhiều. Mẹ chồng tôi cứ âm thầm tìm hiểu cách chăm sóc trẻ trên các nhóm hội uy tín, thậm chí còn hỏi cả các bác sĩ để có thể hỗ trợ con cái chăm sóc cháu nhỏ khi cần cơ.
Mẹ chồng tôi đặc biệt không bao giờ soi mói tôi chăm sóc con nhỏ thế nào, bà bảo chỉ có mẹ nó mới biết nó cần gì nên bà không can thiệp. Chỉ khi nào tôi không biết phải làm sao thì bà mới ra tay mà cứ ra tay là đâu lại vào đấy ngay.
Ấy thế nhưng đời nhiều cái rất buồn cười, mẹ chồng và mẹ đẻ của tôi không dạy tôi cách làm mẹ nhưng bà hàng xóm lại rất hay sang chỉ đạo tôi cách nuôi con.
Tôi không sống chung với mẹ chồng nhưng nhà ông bà cách nhà vợ chồng tôi 1 tổ dân phố thôi. Cứ khi nào tôi chửa đẻ thì bà hay sang hỗ trợ chăm sóc bé chứ bình thường dù ở gần thế nhưng bà chẳng bao giờ sang đâu, bà sợ mang tiếng thích can thiệp gia đình con cái nên ít khi sang chơi lắm. Gần nhà tôi thì có bà hàng xóm bằng tuổ.i mẹ chồng tôi luôn nhưng nếu chỉ nhìn ngoại hình không xem giấy tờ tùy thân thì đầy người tưởng bà hàng xóm đáng tuổ.i cô, tuổ.i bác của mẹ chồng tôi.
Mẹ chồng tôi rất chú trọng ngoại hình và sức khỏe nên bà trẻ trung vô cùng, mặc dù 53 tuổ.i nhưng nhìn vào ai cũng chỉ đoán mẹ tôi U40 thôi. Ngược lại bà hàng xóm nhà tôi thì 53 tuổ.i nhìn cứ như hơn 70 tuổ.i rồi ấy. Bà hàng xóm lại còn đặc biệt thích tỏ ra mình là “ già làng”.
Mặc dù bằng tuổ.i mẹ chồng tôi nhưng từ lúc tôi chưa sinh con bà ấy đã bắt tôi phải gọi bằng “bà” rồi. Thật sự không hiểu sao trên đời này lại có người thích được già hơn tuổ.i nữa cơ.
Video đang HOT
Bà hàng xóm có 6 đứa cháu cả nội lẫn ngoại nhưng chỉ có duy nhất 1 đứa cháu trai. Thế nhưng trong 6 đứa ấy tôi lại rất quý 5 đứa cháu gái thôi chứ thằng cháu nội nhà ấy mới 4 tuổ.i mà hư hỗn vô cùng.
Có lần bà ấy bế nó sang nhà tôi chơi, vừa xểnh mắt ra một cái nó đã cướp đồ của con tôi, không được thì nó cầm đồ đậ.p thẳng vào mặt thằng bé. Nói chung là thằng bé ấy nó rất hư hỗn, mà hư hỗn là điều đương nhiên vì 4 tuổ.i rồi không đi học mẫu giáo, chỉ ở nhà với bà. Bà thì chiều kinh khủng khiếp, không hư mới là lạ.
Bé nhà tôi 19 tháng nặng 15kg, cao 88cm. Con nhà tôi đi trẻ từ năm 1 tuổ.i. Tôi còn nhớ hồi ấy khi thấy tôi ngày nào cũng địu con đi trẻ, bà hàng xóm đi buôn khắp nơi là tôi lười, sợ chăm con nên đầy đọa, bắt thằng bé đi trẻ sớm.
Lại nói về cháu nội của bà ấy, tôi không có ý so sánh nhưng thật sự thằng bé ở trong tình trạng sức khỏe cần phải được hỗ trợ từ các bác sĩ, mặc dù đã 4 tuổ.i rồi nhưng chỉ có 11kg, ốm đau liên miên nhưng cứ ốm là bà ấy bế cháu ra hàng thuố.c mua kháng sinh chứ không bao giờ thèm đi khám hay hỏi ý kiến bác sĩ cả.
Thôi thì người ta chăm con chăm cháu như thế nào kệ người ta, tôi học được từ mẹ chồng là không góp công, không góp của cũng đừng có hở tí là góp ý. Thế nhưng bà hàng xóm thì lại không thấu hiểu cái đạo lý ấy chút nào.
Tôi hay nấu cho con ăn mỗi khi bé ở nhà chứ không cho ăn hàng nhiều. Thường thì bé nhà tôi ăn cơm theo người lớn nhưng buổi sáng tôi hay cắm sẵn nồi cháo cho con ăn.
Hôm ấy vừa mang bát cháo ra thì bác hàng xóm bế cháu sang chơi. Nhìn thấy bát cháo của con tôi bà ấy bắt đâu bĩu dài môi để chê.
“Mày nấu cám cho con ăn à? Nó chưa được 2 tuổ.i phải xay nhỏ ra cho nó, bắt nó ăn nguyên miếng thịt thế kia nó ăn làm sao được?”
Bỗng nhiên lúc ấy tôi lại vui miệng bảo thế để cháu múc cho thằng nhà bà 1 bát xem nó có ăn không nhé. Ai ngờ thằng bé nó ăn hết veo!
Tôi đang nghĩ thầm trong bụng không biết định chê cái gì nữa không thì bà hàng xóm vỗ đùi đen đét.
“Bà nấu đồ ngon thì mày không ăn lại thích ăn đồ nhạt thếch thế này à? Thế từ nay đỡ phải nấu sang xin cô về ăn nhé!”
Lúc ấy tôi tưởng bà hàng xóm nói đùa, ai ngờ đến tối bà vác bát sang xin thật. Tối thì con tôi ăn cơm nên còn thừa cháo từ sáng tôi cũng múc nốt cho.
Tưởng thế là xong, sáng hôm sau gà còn chưa gáy bà hàng xóm đã bấm chuông cầm bát sẵn để xin cháo rồi. Tôi bảo hôm nay con tôi về ngoại chơi nên không nấu ở nhà thì bà ấy lại tặc lưỡi lắc đầu chê tôi lười!
Sang đến ngày thứ 3, tôi tưởng là bà ấy sẽ thôi nhưng bất ngờ không, buổi trưa bà ấy lại vác bát sang xin cháo với lý do cháu bà ấy đòi ăn cháo tôi nấu bằng được.
Lần này tôi nói thẳng là tôi rất bận không có thời gian chăm sóc con cháu nhà người khác. Từ nay tôi tiện thì cho còn không thì bà đừng sang đòi như thế, ai cũng có công có việc cả.
Nói xong bà ấy vùng vằng bỏ về vừa đi vừa chử.i đổng “có bát cháo làm như báu lắm”. Tôi nghe được chỉ biết lắc đâu ngao ngán, đúng là không phải người già nào cũng đáng kính thật!
Mẹ chồng luôn hằn học với con dâu, đến khi bà bệnh cần người chăm chị nói một câu khiến bà 'á khẩu'
Mấy hôm trước, mẹ tôi đi đứng không cẩn thận, vậy là ngã cầu thang, gãy chân. Mẹ tôi khi ấy gọi báo cho chị dâu, nhưng chị ấy lại bảo bận không có thời gian.
Vậy là mẹ tôi gọi cho tôi, có phần rụt rè. Bà bảo tôi nói với vợ sang chăm bà vài hôm, rằng ba tôi vụng về không nhờ vả được.
Tôi có một người anh. Khi đã có vợ, anh tôi chuyển ra ngoài sống. Cũng bởi gia đình chị dâu tôi giàu, có luôn nhà riêng cho hai anh chị. Nhưng hàng tuần, vợ chồng anh trai tôi vẫn về thăm ba mẹ. Chị dâu tôi dư dả tiề.n bạc, ăn nói lại khéo nên rất được lòng mẹ tôi. Bà quý chị ấy lắm, tới mức chẳng nỡ bảo sai chuyện gì trong nhà.
Ngược lại, mẹ tôi lại không cư xử được như thế với vợ tôi. Cứ đến giỗ, hay ăn uống trong nhà, mẹ tôi đều giao hết chuyện nấu nướng cho cô ấy. Trong khi đó, chị dâu tôi đến tận trưa mới sang, cũng không hề vào giúp vợ tôi nấu nướng hay dọn dẹp gì.
Mẹ tôi khi ấy chẳng trách chị tôi một lời, còn quay sang nói với vợ tôi: "Đừng có mà so bì, Lan nó đi xa vất vả, lúc về còn nắng nóng. Thôi thì có mấy cái bát, con rửa đi còn đợi ai?".
Tính tôi chẳng phải nhỏ nhen tị nạnh nhưng thấy cảnh đó cũng thương vợ mình. Nhà vợ chồng anh tôi cũng chỉ cách nhà chúng tôi 20 phút đi xe máy. Nói chẳng phải gì, tôi biết rõ chị dâu tôi biếu mẹ tôi tiề.n nhiều, quà đắt, bà cũng ưu ái chị ấy hơn.
Đến cả lúc ngồi vào ăn cơm với mọi người, mẹ tôi còn khen chị dâu không tiếc lời với họ hàng. Còn khi mọi người nhắc tới dâu út đảm đang, tháo vác, lại nấu ăn ngon thì bà chẳng nói một lời. Tôi thấy vậy buồn lắm. Lúc ấy, tôi cũng nào dám trách mẹ thiên vị, chỉ tự trách mình không làm được nhiều tiề.n, khiến vợ bị xe.m thườn.g. Còn cả những lúc mẹ tôi trách mắng vợ những điều nhỏ nhặt, tôi lại càng xót cho vợ hơn.
Tôi lấy đó làm động lực làm ăn, kiế.m tiề.n. Trời thương, 4 năm sau, chúng tôi đủ tiề.n mua một căn nhà riêng. Dù chẳng phải sang giàu như anh tôi, nhưng nhà của chúng tôi vẫn đủ đầy ấm áp. Từ lúc ra riêng, tôi cũng mừng vì vợ sống thoải mai, vui vẻ hơn trước nhiều. Theo đó, công việc của cô ấy dần tốt hơn, vợ tôi được thăng chức, lương được tăng.
Cùng lúc đó, gia đình vợ chồng anh trai tôi lại có biến cố. Nhà vợ anh ấy bị lừa tiề.n, phải ôm nợ không ít, công việc của anh ấy dần đi xuống. Cũng từ đó, lâu rồi tôi không còn nghe mẹ tôi khoe được chị dâu tặng quà đắt tiề.n nữa.
Mấy hôm trước, mẹ tôi đi đứng không cẩn thận, vậy là ngã cầu thang, gãy chân. Mẹ tôi khi ấy gọi báo cho chị dâu, nhưng chị ấy lại bảo bận không có thời gian.
Vậy là mẹ tôi gọi cho tôi, có phần rụt rè. Bà bảo tôi nói với vợ sang chăm bà vài hôm, rằng ba tôi vụng về không nhờ vả được.
Tối đến, tôi nói với vợ chuyện ấy. Nhưng vợ tôi thì cứ im im chẳng nói lời nào. Tôi đành nhắc lại thì lại nghe tiếng vợ gắt lên: "Xưa nay mẹ anh khen đứa nào thì giờ gọi về mà hầu!". Cô ấy cứ thế bỏ vào phòng. Tôi sững người cũng chẳng biết nói gì. Vì thật sự cũng là do mẹ tôi từ trước đến nay cư xử không tốt với cô ấy.
Chiều hôm sau, khi đi làm về, tôi đành mua đồ ăn để sang nhà nấu cho mẹ bữa cơm. Vậy mà, vừa tới nhà tôi đã thấy nhà cửa gọn gàng, cơm nước cũng đâu vào đấy. Bất ngờ hơn nữa chính là thấy vợ tôi bưng chén canh đi từ phòng mẹ tôi ra. Thấy tôi, vợ như chẳng để ý, cứ vậy đi thẳng xuống nhà bếp.
Tối về rồi, tôi cứ im lìm ôm lấy vợ. Lòng cứ nghẹn ngào, giọng nói cũng nghẹn lại: "Cảm ơn em vì bao dung, không để bụng những gì mẹ đã làm với em". Vợ tôi chẳng nói gì, cứ xoa lấy tay tôi như đáp lại bằng sự cảm thông, thấu hiểu.
Vậy là sáng nay, mẹ tôi gọi, bà nói xin lỗi vì đã cư xử không tốt với vợ tôi từ trước đến nay. Tôi thấy trong lòng cũng nhẹ nhõm đi thật nhiều. Vì cuối cùng bà cũng đã hiểu tình cảm của người thân cho nhau không phải chỉ đo bằng vật chất, bạc tiề.n, mà là ở tấm lòng...
Đem con gửi nhà bố mẹ được 2 ngày, qua ngày thứ 3 thì chị dâu chở con về trả, kèm câu nói khiến tôi ngã bệnh Tôi không ngờ chị dâu lại cư xử táo bạo và mạnh mẽ như vậy. Câu chị nói cứ ám ảnh tôi mãi. Bố mẹ tôi được anh trai chị dâu chăm sóc. Tôi lấy chồng cách nhà 3km nên cũng thường về nhà chơi. Chị dâu tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty nước ngoài, cách ăn nói, phong...